Để trở thành một chuyên gia đàm phán giỏi không phải việc dễ dàng, bởi bạn cần phải trau dồi rất nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực chiến. Dưới đây bài viết sẽ gợi ý tới bạn 6 kỹ năng quan trọng, không thể thiếu với mỗi một nhà đàm phán chuyên nghiệp.
Mục lục
Chuyên gia đàm phán là gì?
Chuyên gia đàm phán được hiểu là những người sẽ tham gia trực tiếp vào buổi đàm phán kinh doanh. Họ sẽ góp phần hỗ trợ tổ chức, cá nhân triển khai quá trình đàm phán với đối tác. Mục đích của họ là giúp cho bên mình đã nhận ủy thác đạt được tối đa quyền lợi và tối thiểu trách nhiệm trong mỗi một hợp đồng kinh doanh, mua bán.
Ngày nay, nhu cầu tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia đàm phán giỏi trong từng lĩnh vực đang trở nên ngày càng phổ biến. Lý do là bởi các nhà đàm phán giỏi không chỉ sở hữu kiến thức chuyên môn cao, kiến thức xã hội phong phú, họ còn rất nhạy bén trong việc tư vấn, thương thuyết, tìm ra “sơ hở” của đối phương để giành được lợi ích tối đa cho bên đã ủy thác mình trong mỗi một cuộc đàm phán.
Ngoài sự hiện diện trong buổi đàm phán, các chuyên gia đàm phán còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn thế:
– Thu thập thông tin đàm phán: Trước mỗi buổi đàm phán, các nhà đàm phán sẽ cần gặp trực tiếp khách hàng – người sẽ ủy thác cho họ trên bàn đàm phán – để hiểu sâu sát hơn về vấn đề khách hàng đang gặp phải; tìm hiểu thông tin về đối thủ sẽ tham gia đàm phán; phân tích ưu – nhược điểm của đối thủ… Từ những thông tin ghi nhận được, các chuyên gia đàm sẽ nhận định thực trạng và tư vấn tới khách hàng các phương án “tác chiến” trong buổi đàm phán.
– Lên kế hoạch đàm phán: Đây là việc làm không thể thiếu với nhà đàm phán trước mỗi một cuộc đàm phán. Theo đó nhà đàm phán sẽ nghiên cứu, phân tích và lên một lộ trình đàm phán hiệu quả; thương thảo kỹ với khách hàng để đi tới quyết định triển khai; dự phòng các tình huống bất ngờ có thể phát sinh và lên kế hoạch dự phòng.
Làm thế nào để trở thành một nhà đàm phán giỏi?
Thực tế cho thấy, một nhà đàm phán cần phải sở hữu tổng hợp rất nhiều kỹ năng như: giao tiếp, hợp tác, lập kế hoạch, lên chiến lược, thuyết phục… Vậy nên để trở thành một chuyên gia đàm phán giỏi trong bất động sản hay bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng cần trang bị cho mình nhiều kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực chiến giỏi. Chỉ như vậy, bạn mới có thể tạo lập nên kết quả tốt, giành quyền lợi tối đa cho bên ủy thác mình trong mỗi một cuộc đàm phán.
Cụ thể hơn, để trở thành một nhà đàm phán giỏi, bạn cần xây dựng và sở hữu những yếu tố sau:
– Phân tích vấn đề nhằm xác định những mối quan tâm và mục tiêu của mình với mỗi một cuộc đàm phán;
– Chủ động chuẩn bị trước cho mỗi một cuộc họp hay gặp mặt khách hàng;
– Lắng nghe chủ động trong suốt quá trình tranh luận để tìm ra điểm đột phá và đi tới thống nhất trong cuộc đàm phán;
– Kiểm soát tốt cảm xúc để có thể tranh luận nhưng không gây ra sự khó chịu cho đối phương và vẫn đạt được mục đích đàm phán;
– Giao tiếp rõ ràng, hiệu quả trong suốt quá trình đàm phán;
– Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người – cả bên ủy thác và bên đối tác – trong mỗi cuộc đàm phán;
– Giữ được giá trị đạo đức và uy tín của mình với khách hàng. Theo đó, các nhà đàm phán sẽ luôn hướng đến lợi ích của khách hàng và đặc biệt không tự ý quyết định thay khách hàng mà phải họp bàn thống nhất trước.
6 kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên gia đàm phán giỏi
Để trở thành một nhà đàm phán giỏi đòi hỏi bạn phải trau dồi, phát triển nhiều kỹ năng quan trọng. Dưới đây là 6 kỹ không thể thiếu với mỗi một nhà đàm phán giỏi:
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp giỏi là một trong những yếu tố cơ bản phải có với mọi nhà đàm phán. Theo đó, bạn cần phải chủ động lắng nghe, biết đặt câu hỏi mở và truyền đạt thông điệp thật rõ ràng với khách hàng cũng như với đối tác của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết và hiểu các giao tiếp phi ngôn ngữ và ứng dụng nó hiệu quả trong đàm phán.
Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong đàm phán và có thể được sử dụng để tạo lợi thế đàm phán. Vì thế, các nhà đàm phán luôn phải kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, biết cách chuyển hóa sự lo lắng, căng thẳng thành sự phấn khích nhằm làm tăng cảm giác tin tưởng của bạn với khách hàng cũng như đối tác của khách hàng tại bàn thương lượng.
Một nhà đàm phán tài ba sẽ có trí tuệ cảm xúc cao để đọc và nhận diện cảm xúc của những người đối diện. Nhờ đó, họ có thể nắm bắt rất nhanh suy nghĩ của người không, lấy đó làm cơ sở để đưa ra những thương lượng một cách thuận lợi.
Kỹ năng lập kế hoạch
Lập kế hoạch từ trước là sự chuẩn bị cần thiết để bạn không bỏ qua các điều khoản quan trọng của thỏa thuận hay các phương án dự phòng xử lý các tình huống phát sinh. Để kế hoạch có tính khả thi cao, bạn cần viết ra ý tưởng, mục tiêu và ranh giới rõ ràng cho mỗi một cuộc đàm phán. Đặc biệt bạn hãy luôn nhớ rằng, một nhà đàm phán giỏi luôn có ít nhất một kế hoạch dự phòng cho mỗi một cuộc đàm phán.
Kỹ năng tạo ra giá trị trong đàm phán
Khi tham gia vào một cuộc đàm phán, nhà đàm phán của các bên thường cố gắng để giành được lợi ích tối đa cho bên mình và không bên nào muốn giành về “miếng bánh” nhỏ. Điều này có thể là nguyên nhân khiến cuộc đàm phán đổ bể.
Để tránh tình trạng trên, các nhà đàm phán chuyên nghiệp thường mở rộng lợi ích ra “toàn bộ chiếc bánh”. Cách này sẽ giúp cho bên ủy thác của họ vẫn nhận được giá trị lợi ích lớn trong khi vẫn thiết lập được sự hòa hợp, dung hòa lợi ích các bên trong bàn đàm phán.
Xây dựng chiến lược đàm phán
Sau khi đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc đàm phán, nhà đàm phán chuyên nghiệp cần hiểu và xây dựng được một chiến lược đàm phán hiệu quả. Trong đó, bạn cần xác định đúng vai trò của bên mình, hiểu đúng về giá trị của bên mình, xem xét những ưu thế và lợi ích của đối tác để điều chỉnh chiến lược đàm phán hướng tới mục tiêu cuối cùng mà trước đó bên bạn đã thống nhất.
Nhìn lại, rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc đàm phán
Sau mỗi cuộc đàm phán, dù thành công hay thất bại, các nhà đàm phán chuyên nghiệp thường sẽ nhìn lại những gì đã qua. Đây là cách làm sẽ giúp bạn đánh giá được những chiến lược hiệu quả, mang về lợi ích cho bên ủy thác của mình. Đồng thời bạn cũng có thể nhận diện, loại bỏ những chiến lược không hiệu quả, không phù hợp để không áp dụng cho những cuộc đàm phán sau.
Trên đây là 6 kỹ năng quan trọng và những gợi ý cần thiết để có thể trở thành một chuyên gia đàm phán giỏi. Hy vọng bài viết đã gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản an toàn, hiệu quả từ chuyên gia, diễn giả Rich Nguyen, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
- Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 1900 999979
- Email: info.richnguyen@gmail.com
- Website: https://richnguyen.vn/
- Facebook: Rich Nguyen Academy