Vào ngày 09/10/2022 và 20/10/2022, sự kiện “TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN QUÝ III & NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CUỐI NĂM 2022” đã được Rich Nguyen Academy tổ chức với mục đích giúp các thành viên trong Cộng đồng I AM RICH hiểu về các chỉ số vĩ mô của thị trường để từ đó nhận định và đưa ra các chiến lược phù hợp thời gian tới. Với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong đầu tư bất động sản:
- Ông Rich Nguyen – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư RICH INVEST – Giám đốc Công ty Cổ phần RICH NGUYEN ACADEMY – Diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược bất động sản hàng đầu tại Việt Nam.
- Ông Trần Xuân Đạt – Giám đốc Kinh doanh CÔNG TY CP RICH NGUYEN ACADEMY
- Thạc sĩ – Luật sư Nguyễn Phó Dũng – Cố vấn Pháp lý của Công ty Cổ phần đầu tư Rich Invest – Thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội – Giám đốc Công ty luật OPIC và Cộng sự – Giám đốc Trung tâm hòa giải và tranh chấp kinh doanh.
Mục lục
1. Từ chỉ số vĩ mô đến thị trường bất động sản
Trong phần báo cáo thị trường bất động sản quý III năm 2022, ông Trần Xuân Đạt, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Rich Nguyen Academy đã thông tin tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như biến động của thị trường BĐS Việt Nam trong quý 3/2022. Theo đó:
Tăng trưởng GDP quý III/2022 tăng 13.67% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2022 tăng 8.83% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022. Đáng chú ý, đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu GDP vẫn là Khu vực Dịch vụ.
Chỉ số CPI tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng 8 chủ yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học 2022-2023. CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng đầu năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2021; lạm phát cơ bản tăng 1,88%.
Chỉ số giá vàng tháng 9/2022 đã giảm 1,71% so với tháng trước; tăng 1,34% so với hồi tháng 12/2021; tăng 4,06% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 9 tháng đầu năm tăng 6,22%.
Chỉ số giá USD Mỹ tháng 9/2022 tăng 0,53% so với tháng 8; tăng 2,87% so với tháng 12/2021, tăng 3,45% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 9 tháng đầu năm 2022 tăng 0,7%.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III/2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 833,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 9 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 544,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng vốn và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.227,1 nghìn tỷ đồng, bằng 57,6% và tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 358,3 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% và tăng 16,3%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/9/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,75 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 15,43 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 9 tháng năm 2022 có 80 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 347,4 triệu USD, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước; có 15 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 50,9 triệu USD, giảm 87,9%. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 398,3 triệu USD, giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong 8 tháng qua với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Con số này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái với chỉ gần 1,8 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước tính đạt 29,94 tỷ USD, giảm 14,3% so với tháng trước và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý III/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,5% so với quý II/2022. Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 9 tháng năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 28,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý III/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,7 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,1% so với quý II/2022. Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 276 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 9 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,9%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 86,3 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 91,6 tỷ USD. Trong 9 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 24,3 tỷ USD, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 51,5 tỷ USD, tăng 21,3%.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng Chín ước tính xuất siêu 1,14 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,44 tỷ USD).
Tiếp nối đà tăng từ năm 2021, VN-Index liên tiếp lập đỉnh lịch sử trong những phiên đầu năm 2022 và ở mức cao nhất kể từ khi thành lập thị trường chứng khoán vào phiên 6/1, đạt 1.528 điểm.
Tuy nhiên, sau đó thị trường gặp khó và giảm mạnh. Trong quý II/2022, VN-Index sụt giảm hơn 20% từ 1,492.15 điểm về còn 1,197.6 điểm. Thanh khoản thị trường cũng sụt giảm mạnh khi giá trị giao dịch bình quân quý II chỉ đạt hơn 18,6 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 36% so với quý liền trước và giảm 23% so với cùng kỳ.
Đến quý III, các chỉ số diễn biến “lình xình”, đặc biệt trước động thái tăng lãi suất mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thị trường đã có những phiên giảm rất mạnh.
VN-Index hiện đang thấp hơn 23,9% so với đầu năm, tương đương với mức giảm của các chỉ số chứng khoán Âu – Mỹ. Riêng trong tháng 9 (tính đến hết 28/9), VN-Index đã mất 10,6%, giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 20 tháng (phiên 9/2/2021, VN-Index đóng cửa tại mốc 1.114,93 điểm) và khối ngoại đã bán ròng hơn 2.900 tỷ đồng.
Giới phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và khó có thể đạt được như kỳ vọng của những dự báo tích cực trước đó. Việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất được dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền vào chứng khoán vốn đã ảm đạm thời gian gần đây.
Theo báo của của Tổng Cục Thống kê vừa công bố, 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2022 đạt 1,327.3 nghìn tỷ đồng, tổng chi ước đạt 1,086.3 nghìn tỷ đồng. Do đó, ngân sách Nhà nước bội thu 241 ngàn tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 9/2022 ước đạt 94.8 ngàn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2022 đạt 1,327.3 nghìn tỷ đồng, bằng 94% dự toán năm và tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số khoản thu chính như sau:
– Thu nội địa tháng 9/2022 ước đạt 71.3 ngàn tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 1,045.8 nghìn tỷ đồng, bằng 88.9% dự toán năm và tăng 18.8% so với cùng kỳ năm trước.
– Thu từ dầu thô tháng 9/2022 ước đạt 7 ngàn tỷ đồng; lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 60.1 ngàn tỷ đồng, gấp 2.1 lần dự toán năm và tăng 103.5% so với cùng kỳ năm trước.
– Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 9/2022 ước đạt 16.5 ngàn tỷ đồng; lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 216.5 ngàn tỷ đồng, bằng 108.8% dự toán năm và tăng 22.1% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 9/2022 ước đạt 132.7 ngàn tỷ đồng; lũy kế 9 tháng năm 2022 ước đạt 1,086.3 ngàn tỷ đồng, bằng 60.9% dự toán năm và tăng 5.4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi thường xuyên 9 tháng năm 2022 đạt 758.8 ngàn tỷ đồng, bằng 68.3% dự toán năm và tăng 4.6% so với cùng kỳ năm trước; chi đầu tư phát triển đạt 253.1 ngàn tỷ đồng, bằng 48.1% và tăng 15.8%; chi trả nợ lãi 72.6 ngàn tỷ đồng, bằng 70% và giảm 9.1%.
XEM FULL VIDEO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BĐS QUÝ III – NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 2023 P1 TẠI ĐÂY:
2. Chuyên gia nhận định: Thị trường bất động sản 3 tháng cuối năm và 2023 sẽ còn ảm đạm
Tại sự kiện “TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN QUÝ III & NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CUỐI NĂM 2022”, CEO Công ty Cổ phần Rich Nguyen Academy, ông Rich Nguyen cho biết, kinh tế đang trong đà suy thoái, Chính phủ đang phải gồng mình sử dụng những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách linh hoạt để kiềm chế và ổn định thị trường. Đáng chú ý là thị trường tiền tệ được đảm bảo, duy trì mặt bằng lãi suất, tỷ giá hợp lý để kiềm chế lạm phát; thu ngân sách 9 tháng ước đạt 1,3 triệu tỷ, bằng 94% dự toán, tăng 22% so cùng kỳ năm trước, tạo dư địa điều hành chính sách tài khóa, hỗ trợ chính sách tiền tệ.
Một số hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục khởi sắc, nhiều ngành nghề, lĩnh vực có xu hướng phục hồi tốt, bảo đảm nguồn cung tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng 9,6% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,4%.
Một tín hiệu tích cực của Việt Nam là tình hình đăng ký doanh nghiệp tiếp tục tăng, phản ánh nền kinh tế đang phục hồi tích cực. Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 9 tháng đạt hơn 163 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước, biểu thị niềm tin mạnh mẽ của doanh nghiệp vào ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế nước ta.
Tiêu dùng trong nước phục hồi tốt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng ước tăng 21% so với cùng kỳ (loại trừ yếu tố giá tăng 16,8%).
Du lịch tiếp tục phục hồi tích cực, khách quốc tế 9 tháng đạt 1,9 triệu lượt (tăng cao so với năm 2020 và năm 2021 nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2019: 9 tháng năm 2019 đạt 12,9 triệu lượt – bằng 15% so 2019).
Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 9 tháng ước đạt 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Vốn khu vực Nhà nước ước đạt 544,9 nghìn tỷ đồng, tăng 16,1%; Vốn khu vực ngoài nhà nước đạt 1227,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,0% so với cùng kỳ; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 358,3 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so cùng kỳ.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng đạt 15,43 tỷ USD, tăng 16,3% so cùng kỳ, là mức vốn FDI thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.
Theo ông Rich Nguyen, tình hình kinh tế xã hội trong nước 9 tháng đầu năm 2022 có sự hồi phục mạnh mẽ nhưng ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Giá xăng dầu, lương thực, thép, phân bón… thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng khó dự báo; thiếu hụt lao động cục bộ, nhất là lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp lớn; thiếu hụt, gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng…, tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước. Có thể thấy rằng, những yếu tố này chưa thể giải quyết dứt điểm trong ngắn hạn, trong khi tình hình hạn hán tại Trung Quốc, EU có thể ảnh hưởng lớn đến nguồn cung lương thực, vật tư công nghiệp đầu vào trên thế giới và ảnh hưởng đến sản xuất điện từ thủy điện tại Việt Nam.
Ngoài ra, điều hành tăng trưởng tín dụng cũng chịu sức ép lớn để kiềm chế lạm phát và nhu cầu vốn để phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh tăng cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp những khó khăn trong tiếp cận vốn vay.
Hơn nữa, thu hút FDI gặp nhiều khó khăn, FDI đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn mua cổ phần đạt 18,75 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ, ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực FDI, có thể tác động đến cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, tỷ giá, thu hút công nghệ cao… trong trung và dài hạn.
Xuất khẩu cũng đối mặt với thách thức không nhỏ, thị trường bị thu hẹp khi kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển có nguy cơ rơi vào suy thoái; số đơn hàng dệt may, gỗ, thủy sản… đi Mỹ và EU có dấu hiệu suy giảm; tồn kho gia tăng.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dịch Covid-19 còn tiềm ẩn khả năng diễn biến phức tạp.
Theo nhận định của ông Rich Nguyen, thị trường bất động sản 3 tháng cuối năm sẽ còn ảm đạm, heo hút nữa do cuộc khủng hoảng giữa Ukraine và Nga căng thẳng, FED tăng lãi suất,… Do đó, để an toàn với mức kỳ vọng bình quân x2, mọi người nên theo đuổi phân khúc hàng tiêu dùng, đất ở lâu dài, những sản phẩm có giá trị thiết thực. Hơn nữa, bất động sản phải nằm trong vùng giá kim cương. Không nên đầu tư vào những phân khúc tiềm ẩn nhiều rủi ro như dãy phi lao, rừng phòng hộ, cây lâu năm, đồn điền cao su vì nếu không may, rất dễ bị mất trắng.
Lưu ý một điều rằng, chúng ta có thể sẵn sàng mạo hiểm nhưng không bao giờ được phiêu lưu, không được vay quá khả năng chi trả của mình. Do đó, phải dựa vào khả năng chịu đòn khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản.
VÀ hãy luôn nhớ rằng: “MUA KHI TRẦM LẮNG, BÁN KHI SÔI ĐỘNG”.
3. Bàn luận về Pháp lý – Luật đất đai sửa đổi cùng Luật sư Nguyễn Phó Dũng
Pháp lý là một vấn đề vô cùng nhạy cảm trong đầu tư bất động sản. Đây là vấn đề được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi quyết định “rót vốn” vào bất cứ một dự án bất động sản nào. Đáng chú ý là những ngày qua, các nhà đầu tư đang xôn xao trước những nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2022 vì chúng tác động vô cùng mạnh mẽ đến thị trường BĐS nói chung.
Lý do sửa đổi Luật Đất đai tác động mạnh mẽ đến việc đầu tư bất động sản trong tương lai như sau:
- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao (NQ 18/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 16/06/2022)
- Giải quyết cơ bản một số tồn tại, vướng mắc
- Bảo đảm về tính đồng bộ và thống nhất
Các nội dung cơ bản đã đã đề xuất sửa đổi Luật đất đai:
- Bỏ khung giá đất, có phương pháp để xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường
- (Bỏ khung giá đất, có cơ chế và phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc của thị trường, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất)
- Bổ sung, hoàn thiện mọi quy định để bảo đảm công khai, minh bạch trong giao dịch như: Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch thông qua sàn giao dịch, thanh toán qua các ngân hàng, không dùng tiền mặt; phải xử lý nghiêm các vi phạm…
- Đánh thuế cao hơn đối với những người sở hữu nhiều bất động sản:
- + Đánh mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, có nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, hoặc bỏ đất hoang;
- + có chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi cho đầu tư; đối với hộ nghèo, đồng bào thiểu số, gia đình có công với cách mạng; những địa phương nào được quy hoạch sản xuất nhằm mục đích bảo đảm an ninh & lương thực quốc gia, bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ, hay rừng đặc dụng…
- Giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu các dự án có sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc là đấu thầu dự án có sử dụng đất)
- Cơ sở tôn giáo sử dụng đất vào những mục đích khác phải trả tiền thuê đất theo đúng quy định
- Quy định cụ thể về bồi thường và hỗ trợ tái định cư nếu như người dân bị thu hồi đất như: Phải hoàn thành việc bố trí tái định cư trước khi tiến hành thu hồi đất; quy định cụ thể hơn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân nào có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, được bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn so với nơi ở cũ.
- Mở rộng đối tượng và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Quy định về chế độ sử dụng đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm và đất hình thành từ hoạt động lấn biển (ví dụ: Bổ sung những quy định về đất ở kết hợp với đất thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại và dịch vụ; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh.)
Một số đề xuất sửa đổi Luật nhà ở:
- Bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
- Bổ sung các biện pháp xử lý khi nhà chung cư khi hết thời hạn sở hữu;
- Sửa đổi quy định về đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại;
- Sửa đổi các quy định về nhà ở xã hội, gồm: đối tượng, điều kiện, hình thức hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội; lựa chọn nhà đầu tư, ưu đãi với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; cơ chế xác định giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội;
- Bổ sung quy định về nhà lưu trú công nhân như bố trí quỹ đất, lựa chọn chủ đầu tư…
Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bất động sản:
– Sửa đổi, bổ sung phạm vi bất động sản đưa vào kinh doanh gồm:
- Nhà ở có sẵn và nhà ở hình thành trong tương lai.
- Nhà ở, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;
- Công trình xây dựng có sẵn và công trình xây dựng hình thành trong tương lai, bao gồm: các công trình dân dụng theo pháp luật về xây dựng, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú.
- Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất. Đối với quyền sử dụng đất trong dự án bất động sản đưa vào kinh doanh thì phải là quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.
– Bổ sung một số nội dung quy định cụ thể về giao dịch, kinh doanh các loại bất động sản là công trình căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), công trình văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel), nhà phố thương mại (shophouse);
– Về mô hình hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ Sàn giao dịch môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp, phải đảm bảo điều kiện và đăng ký hoạt động theo pháp luật KDBĐS.
– Về các loại bất động sản phải giao dịch qua sàn
- Phương án 1: Chủ đầu tư dự án bất động sản khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản phải thực hiện thông qua sàn giao dịch môi giới bất động sản.
- Phương án 2: Các bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định tại Luật này mà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản.
– Về hoạt động môi giới bất động sản:
- Phương án 1: Các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và phải hành nghề trong một tổ chức, sàn giao dịch môi giới bất động sản.
- Phương án 2: (Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành): Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Trường hợp cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập thì phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
– Điều tiết thị trường bất động sản: Chính phủ quyết định điều tiết thị trường bất động sản thông qua các chính sách, giải pháp sau:
- Điều hòa cung cầu hàng hóa bất động sản.
- Điều tiết thông qua chính sách thuế.
- Điều tiết thông qua chính sách tín dụng.
- Điều tiết thông qua chính sách về đất đai.
- Điều tiết thông qua chính sách tài chính.
- Điều tiết thông qua các chính sách thích hợp khác.
Theo nhận định của Luật sư Nguyễn Phó Dũng, sau khi Luật đất đai được thống nhất sửa đổi trong tương lai, thị trường bất động sản sẽ bùng nổ trở lại. Luật sư Nguyễn Phó Dũng cũng khuyên các nhà đầu tư rằng, trước khi quyết định rót vốn vào một bất động sản nào đó, mọi người phải tìm hiểu thật kỹ vấn đề pháp lý để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra về sau.
4. GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG I AM RICH – CƠ HỘI ĐỂ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BIẾN Ý TƯỞNG THÀNH HIỆN THỰC
Làm sao để có được tiền để bắt đầu đầu tư kinh doanh hay khởi nghiệp? Đó là câu hỏi mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng gặp phải khi cần tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để biến ý tưởng thành hiện thực. Bên cạnh đó, một thực tế cho thấy, hiện nay, cũng rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Để xây dựng cộng đồng lớn mạnh, Rich Nguyen Academy nghĩ rằng việc tạo cơ hội cho các nhà đầu tư gặp gỡ và trao đổi một cách chất lượng là nhiệm vụ quan trọng. Đó là lý do tại sao sự kiện GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG I AM RICH được tổ chức. Đây là một chương trình thực tế chỉ dành riêng cho các thành viên cộng đồng I Am Rich với mong muốn kết nối các nhà đầu tư và các cá nhân, quỹ đầu tư gọi vốn kiến tạo các cơ hội đầu tư.
Hơn nữa, không chỉ là một sân chơi bổ ích, đây còn là cơ hội để các thành viên cộng đồng I Am Rich được thực hành những kiến thức đã được học. Chương trình gọi vốn cũng là một trong những điểm khác biệt của Rich Nguyen Academy với những đơn vị đào tạo đầu tư bất động sản khác và tạo được ấn tượng rất tốt với học viên.
Rich Nguyen Academy tin rằng, sau sự kiện này, chúng ta sẽ còn nhiều cơ hội để tiếp tục cùng nhau đồng hành và tạo nên những giá trị quý báu, đồng thời xây dựng một cộng đồng giàu có, thịnh vượng, hạnh phúc trong tương lai! Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Rich Nguyen Academy theo số hotline: 1900 9999 79 để được tư vấn đầy đủ hơn.
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ