Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất và những điều cần lưu ý
 

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất và những điều cần lưu ý

11/04/2023

Đặt cọc là cụm từ rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Trong ngành bất động sản, đặt cọc cần phải thực hiện dựa trên yếu tố pháp lý. Việc này có thể làm thành hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của 2 bên. Bài viết dưới đây là những thông tin về hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản bạn cần biết.

1. Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì?

Trong kinh doanh buôn bán, việc đặt cọc đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người. Đây là hình thức bên mua sử dụng một khoản tiền hoặc hiện kim đưa cho bên bán để bày tỏ cam kết là sẽ thực hiện giao dịch với nhau. 

Tùy theo vật phẩm mua bán là gì và 2 bên thương thảo ra sao sẽ quyết định việc đặt cọc được thực hiện như thế nào. Với những trao đổi mua bán thông thường, đặt cọc có thể chỉ là giao ước bằng giấy viết tay hoặc bằng miệng.

Với lĩnh vực bất động sản, những bước giao dịch đều cần thủ tục và phải tuân theo trình tự pháp lý. Vì vậy, khi tiến hành mua bán nhà đất, việc đặt cọc sẽ được làm thành bản hợp đồng rõ ràng. 

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì?
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì?

Căn cứ vào khoản 1, điều số 328, Bộ luật dân sự năm 2015, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc hiện kim đá quý, khí quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Sau khi đã bàn bạc các điều khoản, 2 bên sẽ đồng ý lập hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản. Bên mua và bên bán phải thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng. 

Nếu 1 bên vi phạm gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo như giao ước ban đầu. Vì vậy, hợp đồng đặt cọc mua nhà phố, nhà chung cư và đất đai sẽ bảo đảm quyền lợi cho 2 bên.

2. Lưu ý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

2.1. Hiểu rõ về hai dạng giao kết của hợp đồng đặt cọc

Hiểu về những dạng giao kết của hợp đồng sẽ giúp các bạn tránh được hiểu lầm và sai sót trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất. Về cơ bản, hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản có 2 dạng giao kết như sau:

2.1.1. Đặt cọc để bảo đảm giao kết

Đặt cọc để bảo đảm giao kết là dạng đặt cọc mà 2 bên mua bán hướng tới hợp đồng giao kết. Nói một cách khác, bạn sử dụng tiền hoặc vật giá trị đặt cọc để thể hiện mong muốn mua lại nhà đất của bên bán. 

Khi giao kết, 2 bên có thể thay đổi hoặc rút lại, cũng như hủy bỏ giao kết mình đã thỏa thuận. Chẳng hạn như bên A thích nhà đất của bên B nhưng vẫn chưa đủ tiền mua. Để bên B không bán cho người khác, bên A giao cho bên B một khoản tiền đặt cọc để giữ chỗ.

Lưu ý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Lưu ý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

2.1.2. Đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng

Đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng là bảo đảm nghĩa vụ của 2 bên khi mua bán nhà đất. Bên A và bên B phải làm đúng theo thỏa thuận ban đầu như trong hợp đồng. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

2.2. Bảo đảm 4 cam kết sau trước khi ký hợp đồng đặt cọc

Một số cam kết về nhà đất các bạn phải nắm là:

  • Đất không thuộc vùng quy hoạch hoặc chờ quy hoạch
  • Đất không bị kê biên và không thuộc trường hợp đang tranh chấp
  • Đất có đầy đủ giấy chứng nhận hợp pháp
  • Đất không bị thế chấp cho bất cứ ai hoặc đơn vị nào

3. Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có cần công chứng không?

Công chứng là hình thức để chứng minh tính xác thực của hợp đồng được giao kết và những giấy tờ bản gốc được xác lập trong những liên hệ về kinh tế, dân sự, thương mại. Tại điều 459 Luật dân sự, điều 122 Luật nhà ở năm 2014 và điều 167 Luật đất đai năm 2013, các loại hợp đồng cần phải công chứng là:

  • Hợp đồng tặng hoặc cho bất động sản
  • Hợp đồng thế chấp, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Hợp đồng cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất

Như vậy, hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản không nằm trong danh mục phải mang đi công chứng. Tuy nhiên, để tránh trường hợp tranh chấp, rủi ro, 2 bên có thể đi công chứng hợp đồng này hoặc có người làm chứng.

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có cần công chứng không? là thắc mắc của nhiều người
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có cần công chứng không? là thắc mắc của nhiều người

4. Vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản xử lý thế nào?

Nếu 1 trong 2 bên vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

  • Với bên đã đặt cọc theo hợp đồng nhưng sau đó từ chối giao kết thì sẽ mất hoàn toàn số tiền đã cọc
  • Bên đã nhận cọc nhưng không thực hiện giao kết hợp đồng phải trả lại tiền cọc cho bên mua và chịu thêm 1 khoản tiền bồi thường tương đương giá trị tiền cọc.
  • Nếu có thỏa thuận khác hoặc chi phí bồi thường thấp hơn sẽ do 2 bên trao đổi nhưng phải tuân thủ luật pháp và không được trái đạo đức.

5. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất

Hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản bao gồm những phần cơ bản như sau:

  • Tên hợp đồng
  • Thông tin bên đặt cọc gồm họ tên, quê quán, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, căn cước công dân,…
  • Thông tin bên nhận cọc gồm họ tên, quê quán, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, căn cước công dân,…
  • Thông tin của người làm chứng
  • Đối tượng hợp đồng là tài sản đặt cọc, ghi rõ số tiền viết bằng số và bằng chữ. Nêu rõ khoản tiền này đặt cọc để chuyển nhượng toàn bộ thửa đất,… tờ bản đồ số,… và tài sản gắn liền với đất ở địa chỉ,… Bên cạnh đó, cần phải liệt kê những thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất
  • Kê khai giá chuyển nhượng và hình thức đặt cọc, thanh toán
  • Những điều khoản thỏa thuận trách nhiệm tiến hành thủ tục đăng ký sang tên và công chứng chuyển nhượng
  • Thời hạn đặt cọc tiền mua bán nhà đất
  • Nghĩa vụ nộp phí, thuế và lệ phí
  • Xử lý tiền đặt cọc nếu 1 trong 2 bên từ chối chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Hình thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của 2 bên
  • Ký và ghi rõ tên của các bên, kể cả người làm chứng

Như vậy, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là cơ sở giúp 2 bên thực hiện giao dịch thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, làm việc dựa theo trình tự sẽ giúp đôi bên tránh được các rủi ro, bảo đảm lợi ích công tâm và minh bạch. 

Lưu ý một điều là khi tiến hành đặt cọc mua bán nhà đất, mọi người phải tìm hiểu kỹ thông tin và cách lập hợp đồng. Hơn nữa, bạn cũng có thể nhờ các đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản tư vấn dịch vụ.

Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu thêm kiến thức đầu tư bất động sản cùng diễn giả Rich Nguyen, mọi người hãy tham khảo thêm kiến thức tại link https://bdsthucchien.richnguyen.vn/. Hoặc liên hệ ngay với RNA theo số hotline: 1900 9999 79 để được tư vấn chi tiết hơn.

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon