Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 01 về việc đốc thúc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng những dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai và thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2022.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, đốc thúc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng những dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai, sử dụng sai mục đích, để hoang hóa, lãng phí đất đai. Trên cơ sở đó, Bộ chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, hướng dẫn và xử lý theo thẩm quyền, quy định của pháp luật về đất đai, cũng như pháp luật khác liên quan để đưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả nhất. Trường hợp xuất hiện những phát sinh vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền, Bộ báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ các phương án xử lý.
Thực trạng việc xử lý các dự án “treo” ở nhiều địa phương vẫn gặp tình trạng “giậm chân tại chỗ”, tồn tại nhiều dự án quy hoạch có tuổi đời từ 10 đến 20 năm vẫn đang nằm “đắp chiếu”. Đơn cử như tại Hà Nội, gần 3 năm thực hiện kiến nghị giám sát của HĐND TP nhưng kết quả xử lý các dự án treo đạt rất thấp.
Tháng 12/2021, Báo cáo của HĐND TP Hà Nội đã công bố danh sách chi tiết của 37 dự án chưa được khắc phục dứt điểm theo kiến nghị giám sát của Thường trực HĐND TP. Trong đó có 26 dự án mà Hà Nội đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chủ đầu tư chậm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Cá biệt, tại quận Hà Đông có 5 dự án, gồm khu nhà ở Văn La – Văn Khê (Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà -Sudico); khu đô thị mới Văn Phú (Văn Phú – Invest); cụm công nghiệp Đồng Mai (Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Phong Phú – Tập đoàn Dệt May; bệnh viện quốc tế Hà Đông (Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long).
Huyện Mê Linh có 6 dự án, gồm xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị nâng (Công ty Cổ phần cơ khí Mê Linh); xây dựng nhà máy gia công cơ khí, khuôn mẫu chính xác và sản xuất sản phẩm nhựa công nghiệp (Công ty TNHH Vina-FuJi); xây dựng nhà máy sản xuất dây cáp điện và lắp ráp thiết bị vệ sinh cao cấp (Công ty TNHH Dây và cáp điện Hoàng Sơn); xây dựng nhà máy gia công cơ khí, khuôn mẫu chính xác và sản xuất sản phẩm nhựa công nghiệp (Công ty TNHH Thành Trang); xây dựng trung tâm bồi dưỡng nhân lực (Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại); xây dựng trung tâm tạo nghề cơ khí (Công ty Vận tải và xây dựng).
Quận Long Biên có 3 dự án, gồm xây dựng nhà máy (Công ty TNHH Ngọc Linh); xây dựng doanh trại Trung đoàn cảnh sát cơ động (Công an TP Hà Nội); xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Sài Đồng (Công ty xây dựng số 3, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội – Handico).
Quận Hoàng Mai có 3 dự án, gồm ; dự án xây dựng văn phòng làm việc giao dịch giới thiệu sản phẩm và kho hàng (HTX dịch vụ nông nghiệp Sở Thượng); khu đô thị mới Đại Kim – Định Công (Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội – HANHUD); khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp (Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – HUD).
Việc Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đôn đốc các địa phương nhanh chóng rà soát và báo cáo thực trạng các dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai quy hoạch, nhằm đốc thúc khắc phục thực trạng đang tồn tại và nhanh chóng giải phóng mặt bằng có tác động tích cực, giúp kinh tế – xã hội phát triển tốt hơn trong thời đại kinh tế mới.
Theo Rich Nguyen nhận định, việc chính phủ thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến các dự án treo, chậm tiến độ như hiện nay chắc chắn sẽ là một động lực tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản thời gian tới, tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 hứa hẹn nhiều khởi sắc hơn.
>> THAM KHẢO THÊM: