Trong chương trình The Rich Show số 20, chuyên gia Rich Nguyen và chuyên gia Trần Đạt đã cùng bàn luận về một vấn đề “nóng hổi” trong lĩnh vực tài chính – chiêu trò “ép” mua bảo hiểm qua khoản vay và cách xử lý không ngoan. Chi tiết nội dung sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.
The Rich Show số 20: Vấn nạn chiêu trò “ép” mua bảo hiểm qua khoản vay và cách xử lý khôn ngoan
Thực trạng “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn hiện nay
Từ lâu, việc bán bảo hiểm nhân thọ thông qua các sản phẩm vay ngân hàng luôn là nỗi bức xúc rất lớn với người đi vay, tiềm ẩn nhiều bất cập. Khách hàng phải trả thêm phí bảo hiểm, dẫn đến áp lực tài chính.
Thực tế người vay phải bỏ ra số tiền tối thiểu từ 1% trên khoản vay để mua các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đi kèm. Đây có thể là một gánh nặng không nhỏ cho nhiều cá nhân hay hộ gia đình, đặc biệt là những người vay với số tiền lớn. Nhiều người cho biết, trên hình thức là nhân viên ngân hàng chào mời, tư vấn nhưng thực tế lại ngầm hiểu là “phải mua bảo hiểm mới được giải ngân”.
Trước thực trạng nhức nhối này, nhà nước đã có hàng loạt những biện pháp để ngăn chặn. Cụ thể, nếu như Thông tư 67 của Bộ Tài chính cấm các ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay cho khách hàng, thì Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa có hiệu lực ngày 1/7/2024 đã nghiêm cấm hoạt động này đối với các ngân hàng dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, dù bị “siết” hoạt động với hàng loạt các quy định, điều luật, nhưng nhiều ngân hàng vẫn tìm cách “lách luật” bằng những hình thức tinh vi, ví dụ như gợi ý lãi suất ưu đãi cho khách hàng, nếu không có bảo hiểm lãi suất sẽ cao hơn.
Bàn luận giải pháp xử “đẹp” chiêu trò “ép” mua bảo hiểm qua khoản vay cùng chuyên gia
Bancassurance – hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng – được xem là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhờ mức chiết khấu hấp dẫn từ các công ty bảo hiểm (25–40%). Tuy nhiên, một số ngân hàng đã lạm dụng sự tín nhiệm và quyền lực của mình để ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, thay vì để khách hàng tự nguyện quyết định. Việc này không chỉ đi ngược lại nguyên tắc kinh doanh minh bạch mà còn gây ra nhiều bức xúc trong xã hội, đặc biệt là ở nhóm khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Theo chuyên gia Trần Đạt, dù điều này đã bị pháp luật ngăn cấm nhưng các ngân hàng thường sử dụng nhiều cách tinh vi để lách luật. Một số thiết kế các gói vay kèm bảo hiểm nhân thọ như một sản phẩm tích hợp, khiến khách hàng không thể từ chối. Một số khác đưa ra mức lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng nếu khách hàng mua bảo hiểm, tạo ra sự so sánh bất lợi nếu không tham gia. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên tư vấn không cung cấp đủ thông tin hoặc mập mờ, làm khách hàng hiểu nhầm rằng mua bảo hiểm là bắt buộc để vay vốn.
Ngân hàng thường tạo áp lực tâm lý mạnh mẽ vào thời điểm khách hàng đang cần tiền gấp. Trước ngày giải ngân, khách hàng được thông báo rằng việc mua bảo hiểm sẽ giúp thủ tục được hoàn tất nhanh chóng. Họ cũng hứa hẹn giảm lãi suất hoặc đưa ra các lợi ích ngắn hạn, làm khách hàng cảm thấy buộc phải đồng ý dù không thực sự muốn. Đây là hình thức lợi dụng sự yếu thế của người đi vay để đạt mục tiêu bán bảo hiểm.
Bàn luận về vấn đề này, chuyên gia Rich Nguyen nhận định, việc ép buộc khách hàng mua bảo hiểm mang lại nhiều hậu quả tiêu cực. Đầu tiên, nó làm tăng gánh nặng tài chính, khiến khách hàng khó khăn hơn trong việc trả nợ, đặc biệt là những người thuộc nhóm thu nhập thấp. Thứ hai, sự thiếu minh bạch trong quá trình tư vấn và ký hợp đồng làm khách hàng cảm thấy bị lừa dối. Điều này không chỉ tạo tiếng xấu cho ngành bảo hiểm mà còn làm giảm lòng tin của khách hàng vào các ngân hàng, ảnh hưởng lâu dài đến uy tín của cả hai ngành.
Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều quy định để ngăn chặn. Điển hình là Thông tư 67 của Bộ Tài chính, cấm bán bảo hiểm liên kết trong vòng 60 ngày trước và sau khi giải ngân. Từ ngày 1/7/2024, luật sửa đổi về tổ chức tín dụng sẽ nghiêm cấm hành vi ép buộc mua bảo hiểm qua các khoản vay. Ngoài ra, dự thảo Nghị định 88 cũng đề xuất mức phạt từ 400–500 triệu đồng đối với các ngân hàng vi phạm. Tuy nhiên, để các quy định này thực sự hiệu quả, cần có cơ chế giám sát và chế tài mạnh mẽ hơn.
Trên đây là chiêu trò “ép” mua bảo hiểm qua khoản vay và cách xử lý khôn ngoan được hướng dẫn bởi chuyên hai chuyên gia hàng đầu Rich Nguyen và Trần Đạt. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn đọc nhấn xem ngay video The Rich Show số 20 bên trên.
>> Xem thêm: The Rich Show số 19: Bí mật cách nuôi dạy con thành tài theo phương pháp người Do Thái
Nhấn theo dõi kênh YouTube RICH NGUYEN ngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ tập phát sóng mới nhất nào của The Rich Show!
Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao trực tiếp từ diễn giả Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 999979
Email: info.richnguyen@gmail.com
Website: https://richnguyen.vn/
Facebook: Rich Nguyen Academy