Bước vào năm 2025, thị trường bất động sản đang dần có những chuyển biến tích cực tại nhiều địa phương và phân khúc. Do đó nhiều doanh nghiệp bất động sản đầu ngành đặt mục tiêu tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận năm nay, cùng với đó là đẩy mạnh tháo gỡ pháp lý.
Thị trường bất động sản đầu năm 2025 ghi nhận tín hiệu “ấm” lên

Những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực ở nhiều địa phương và phân khúc. Hàng loạt chủ đầu tư lớn đã đồng loạt khởi công các dự án khu đô thị quy mô hàng trăm đến hàng nghìn hecta tại khu vực phía Nam. Hoạt động mở bán được thúc đẩy mạnh mẽ, thổi làn gió mới vào thị trường sau thời gian dài trầm lắng.
Giai đoạn đầu năm được xem là thời điểm bản lề, mở ra chu kỳ phục hồi và tăng trưởng mới của ngành địa ốc. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đầu ngành đã chia sẻ quan điểm về triển vọng cũng như những thách thức của thị trường.
Bà Nguyễn Thu Hằng – Tổng giám đốc Vinhomes – nhận định năm 2025 sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho thị trường khi nhu cầu nhà ở vẫn rất lớn, trong khi hạ tầng giao thông không ngừng được đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Tại các đô thị trọng điểm, nguồn cung nhà ở được kỳ vọng sẽ hồi phục. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất vay mua nhà duy trì ổn định cùng các chính sách hỗ trợ người trẻ sở hữu nhà ở sẽ góp phần cải thiện khả năng hấp thụ sản phẩm.
Từ góc nhìn khác, ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) – cho rằng thị trường đang phục hồi theo hướng chọn lọc. Trong đó, nhu cầu ở thực tiếp tục là động lực chính, đặc biệt trong bối cảnh chất lượng sống ngày càng được người dân quan tâm. Ông nhấn mạnh vai trò của đầu tư công, chính sách tiền tệ nới lỏng từ Ngân hàng Nhà nước và nỗ lực tháo gỡ vướng mắc pháp lý, cải thiện quy trình phê duyệt dự án của các cấp chính quyền. Các chương trình hỗ trợ phát triển bền vững cũng là yếu tố quan trọng tạo nền tảng cho sự khởi sắc của thị trường.
Tuy nhiên, thách thức vẫn còn. Sự lệch pha cung – cầu giữa các phân khúc, căng thẳng địa chính trị toàn cầu, rủi ro chính sách và những biến động kinh tế quốc tế là các yếu tố khó lường. Ngoài ra, việc sáp nhập các bộ, ngành, địa phương có thể tác động đến tiến độ xử lý thủ tục pháp lý của các dự án.
Cùng chung nhận định, ông Nguyễn Thành Chương – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land – mã chứng khoán: SCR) – cho rằng sau giai đoạn trầm lắng, từ nửa cuối năm 2024 đến đầu 2025, thị trường đã có những điểm sáng tích cực. Mặc dù chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ gia tăng khiến vàng và USD trở thành kênh đầu tư an toàn, bất động sản vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc với vai trò như một “kênh trú ẩn” tiềm năng. Ông kỳ vọng doanh nghiệp sẽ tung ra các sản phẩm phù hợp để đón đầu làn sóng này, tạo đà bứt phá từ năm 2026 trở đi.
Doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh “chạy đua” pháp lý, bàn giao và chuyển nhượng dự án

Trong bối cảnh thị trường bất động sản năm 2025 vẫn còn nhiều yếu tố đan xen giữa cơ hội và thách thức, các doanh nghiệp trong ngành đang tăng tốc triển khai các kế hoạch tăng trưởng, tập trung vào việc hoàn thiện pháp lý, bàn giao và chuyển nhượng dự án. Hoạt động thúc đẩy thủ tục pháp lý được đặt lên hàng đầu để đảm bảo tiến độ triển khai và khai thác hiệu quả các quỹ đất hiện có.
Công ty Nam Long đặt mục tiêu doanh thu 6.794 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 701 tỷ đồng trong năm nay, tăng 35% so với năm trước. Nguồn thu chủ yếu đến từ các dự án trọng điểm tại Long An, Đồng Nai và Cần Thơ. Nam Long cũng định hướng đẩy mạnh bán hàng, chuyển nhượng vốn tại dự án Izumi City (Đồng Nai) với tỷ lệ 15%, hiện đang trong quá trình đàm phán với đối tác. Đồng thời, doanh nghiệp chú trọng mở rộng quỹ đất, với kỳ vọng bổ sung thêm diện tích mới bên cạnh hơn 600ha đang sở hữu.
Tương tự, Công ty Nhà Khang Điền cũng đặt chỉ tiêu doanh thu 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 1.000 tỷ đồng, chủ yếu từ việc bàn giao các dự án tại TP.HCM, đặc biệt là hai dự án hợp tác với Keppel Land tại TP Thủ Đức. Doanh nghiệp khẳng định sẽ tập trung triển khai các dự án có pháp lý rõ ràng, ưu tiên khu vực TP.HCM và mở rộng sang Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu nếu có cơ hội phù hợp.
Với vai trò dẫn dắt thị trường, Vinhomes đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 42.000 tỷ đồng, tăng gần 20%, trong khi Vingroup đặt mục tiêu 10.000 tỷ đồng, tăng mạnh đến 90% so với năm trước. Cả hai doanh nghiệp đều đẩy mạnh triển khai các dự án quy mô lớn và chuẩn bị sẵn quỹ hàng để đáp ứng nhu cầu phục hồi.
Tổng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres – SGR) cũng đang tập trung giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án đang xin chủ trương đầu tư, đền bù – giải phóng mặt bằng và thi công. Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận 320 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần năm trước, chủ yếu đến từ việc chuyển nhượng các dự án đã bán trong năm 2023 và đang hoàn thiện thủ tục để ghi nhận doanh thu năm nay.
Cùng xu hướng, TTC Land ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, đảm bảo điều kiện triển khai xây dựng cho các dự án trong thời gian tới. Bên cạnh đó, công ty tập trung tái cấu trúc bộ máy theo hướng tinh gọn, kiểm soát dòng tiền chặt chẽ và chỉ đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao.
Đối với Novaland, ban lãnh đạo cho biết sẽ tập trung vào ba mục tiêu chính: khơi thông pháp lý – đẩy mạnh tiến độ xây dựng – tối ưu dòng tiền. Trong bối cảnh thị trường đối mặt với các bất ổn vĩ mô, cải cách thể chế và thách thức về vốn, hạ tầng và quy hoạch, Novaland cũng sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu suất vận hành và từng bước áp dụng các tiêu chuẩn ESG nhằm phát triển bền vững.
Trên đây là tin tức thị trường bất động sản động sản “ấm” lên cục bộ và các động thái của các ông lớn đầu ngành, hy vọng đã cung cấp đến quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao trực tiếp từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược đầu tư BĐS Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 999979
Email: info.richnguyen@gmail.com
Website: https://richnguyen.vn/
Facebook: Rich Nguyen Academy