Nợ xấu đang trở thành bóng đen bao phủ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam. Từ các con số báo động đến thực trạng “chợ nợ xấu” ảm đạm, từ nguyên nhân sâu xa đến những hệ lụy nhãn tiền, The Rich Show số 62 sẽ cùng bạn mổ xẻ toàn cảnh cuộc khủng hoảng nợ xấu dưới góc nhìn của chuyên gia Rich Nguyễn và khách mời Trần Đạt.
The Rich Show số 62: “Chợ nợ xấu” dậy sóng, ngân hàng tất bật thanh lý tài sản – Nguyên nhân và giải pháp
“Chợ nợ xấu” hoạt động nhộn nhịp nhưng kém hiệu quả
Gần đây trên trang web của nhiều ngân hàng, các thông báo bán nợ, đấu giá khoản nợ xuất hiện dày đặc. Không ít ngân hàng đang phải đối mặt với việc khó bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, dù đã giảm giá rất thấp so với giá trị khoản vay.

Cụ thể, nhiều ngân hàng thương mại như Sacombank, VietinBank, Agribank… đã đồng loạt rao bán các tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Các tài sản thanh lý rất đa dạng, từ bất động sản nhà phố, đất nền, biệt thự đến ô tô, thiết bị máy móc, kho xưởng, nhà máy… Thậm chí, có nơi còn rao bán cả cổ phiếu, quyền thu hồi nợ và hợp đồng thuê. Tuy nhiên, dù “chợ nợ xấu” rất sôi động về mặt thông tin, thực tế lại khá ảm đạm khi phần lớn tài sản không bán được.
Theo thống kê, cuối năm 2024, nhóm các ngân hàng quốc doanh niêm yết trên sàn có tổng quy mô nợ xấu nhóm 5 (nợ xấu có khả năng mất vốn) là hơn 43.000 tỷ đồng, tăng 44% và chiếm tỷ trọng 33,2% tổng nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết.
Trong năm 2025, mặc dù lạc quan về tăng trưởng tín dụng và triển vọng lợi nhuận, song việc kiểm soát nợ xấu vẫn là mối quan tâm lớn của các ngân hàng. Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới ngưỡng 3%. Tuy nhiên với thực trạng hiện tại, các chuyên gia cho rằng mục tiêu này cũng là một thách thức đối với các nhà băng.
Nguyên nhân và giải pháp giúp các ngân hàng kiểm soát nợ xấu leo thang
Đánh giá về nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng, “chợ nợ xấu” dậy sóng, chuyên gia Trần Đạt nhận định có 3 nguyên nhân chính gồm:
– Thứ nhất, hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp kiệt quệ, dòng tiền đứt gãy, không đủ khả năng trả nợ. Trước đó, các khoản nợ này được cơ cấu lại, giãn thời gian thanh toán theo chính sách hỗ trợ, nhưng hiện nay khi đáo hạn, áp lực trả nợ quay trở lại;
– Thứ hai, Nghị quyết 42 – một chính sách đặc biệt được ban hành từ năm 2017 để tạo điều kiện xử lý nợ xấu nhanh chóng – đã hết hiệu lực từ giữa năm 2023. Việc thiếu một khung pháp lý thay thế khiến các ngân hàng gặp khó khi thu giữ, phát mãi tài sản đảm bảo;
– Thứ ba, một phần không nhỏ đến từ ý thức của người vay. Rất nhiều khách hàng có thái độ thiếu thiện chí, “chây ì” hoặc cố tình tránh né trách nhiệm trả nợ. Nhiều số liệu cho thấy, chỉ khoảng 3–6% khoản nợ được khách hàng tự nguyện thanh toán, còn lại buộc phải xử lý qua các biện pháp cưỡng chế hoặc bán tài sản.
Chuyên gia Rich Nguyễn nhấn mạnh rằng nợ xấu không chỉ là bài toán kỹ thuật tài chính mà còn là vấn đề đạo đức vay nợ và khả năng quản trị dòng tiền của người đi vay. Ông cũng cho rằng thị trường nợ xấu tạo ra cơ hội đầu tư cho những ai hiểu rõ luật pháp và có kinh nghiệm. Nhiều tài sản bị thanh lý có chất lượng tốt và giá cả hợp lý, rất phù hợp với nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, nhà đầu tư cần nắm rõ quy trình pháp lý, thời gian xử lý và các rủi ro liên quan, tránh mắc kẹt vào những tài sản “xấu thật” thay vì “tài sản xấu do hoàn cảnh”.
Một trong những giải pháp then chốt mà cả hai chuyên gia đồng thuận là cần sớm ban hành một nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 42 nhằm hợp thức hóa các biện pháp xử lý nợ mạnh mẽ hơn, như thu giữ tài sản, cưỡng chế thi hành án hoặc rút ngắn thời gian đấu giá. Đồng thời, các ngân hàng nên linh hoạt hơn trong việc giảm giá tài sản để tăng tính thanh khoản, qua đó nhanh chóng thu hồi vốn. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy đối thoại và tái cấu trúc khoản nợ với người vay theo hướng nhân văn và hiệu quả cũng rất cần thiết. Về lâu dài, nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm tài chính cá nhân, nghĩa là vay phải trả đúng hạn và đầy đủ, sẽ góp phần giảm áp lực cho hệ thống tài chính.
Tình trạng nợ xấu gia tăng đã gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng như làm tắc nghẽn dòng tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cho vay mới của ngân hàng, từ đó tác động xấu đến doanh nghiệp, sản xuất và tiêu dùng. Thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng nguồn cung tài sản thanh lý trong khi nhu cầu lại yếu ớt. Ngoài ra, việc không thu hồi được nợ còn làm giảm tỷ lệ an toàn vốn và lợi nhuận của các ngân hàng, đồng nghĩa với việc rủi ro tăng lên đối với nhà đầu tư và người gửi tiền.
Cuối cùng, chuyên gia Rich Nguyễn khẳng định rằng nợ xấu không chỉ là một bài toán kỹ thuật của ngân hàng mà còn là phép thử về đạo đức tài chính của toàn xã hội. Việc xử lý triệt để vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách pháp lý, hành động quyết liệt từ các ngân hàng và trách nhiệm nghiêm túc từ người đi vay. Khi niềm tin được khôi phục, thị trường tài chính – tín dụng sẽ vận hành trơn tru, tạo tiền đề cho sự phục hồi và phát triển kinh tế quốc gia.
Để hiểu hơn về nguyên nhân và giải pháp kiểm soát nợ xấu leo thang, quý độc giả vui lòng nhấn xem thêm video The Rich Show số 62 bên trên
>> Xem thêm The Rich Show số 61: Giao dịch đất thổ cư Hà Nội lao dốc, dòng vốn đầu tư đang chảy về đâu?
Nhấn theo dõi kênh YouTube RICH NGUYEN ngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ tập phát sóng mới nhất nào của The Rich Show!
Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao trực tiếp từ diễn giả Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 999979
Email: info.richnguyen@gmail.com
Website: https://richnguyen.vn/
Facebook: Rich Nguyen Academy