Đề xuất đánh thuế giao dịch bất động sản lên đến 20% đang thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi mục tiêu là tăng tính minh bạch và hạn chế thất thu ngân sách, nhiều chuyên gia lo ngại về tính khả thi do khó xác định giá vốn, chi phí hợp lệ và rủi ro làm giảm thanh khoản thị trường. Liệu chính sách này có thực sự công bằng và hiệu quả hay sẽ tạo ra những rào cản mới cho nhà đầu tư? Cùng chuyên gia Rich Nguyen và Trần Đạt phân tích, nhận định ngay trong The Rich Show số 50.
The Rich Show số 50: Đánh thuế giao dịch bất động sản lên đến 20% liệu có khả thi?
Đề xuất đánh thuế giao dịch bất động sản lên đến 20%
Tại Hội thảo “Luật thuế thu nhập cá nhân – Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng”, PGS.TS Phan Hữu Nghị, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, đã đề xuất áp dụng thuế 20% trên phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán bất động sản, tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp. Mục tiêu của đề xuất này là tăng tính công bằng trong nghĩa vụ thuế và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Hiện tại, thuế thu nhập cá nhân đối với giao dịch bất động sản được tính ở mức 2% trên tổng giá trị giao dịch, bất kể người bán có lãi hay lỗ. Mặc dù cách tính này đơn giản, dễ thu, nhưng lại tạo ra lỗ hổng lớn khi nhiều cá nhân kê khai giá bán thấp hơn thực tế để giảm thuế phải nộp, dẫn đến thất thu ngân sách.
Việc thay đổi sang mô hình thuế 20% trên lợi nhuận được kỳ vọng sẽ phản ánh chính xác thu nhập thực tế từ giao dịch bất động sản và hạn chế tình trạng “lách” thuế. Tuy nhiên, đề xuất này cũng gây ra nhiều tranh cãi, khi một số chuyên gia lo ngại về tính khả thi trong việc xác định giá vốn, kiểm soát chi phí hợp lệ cũng như tác động của chính sách đến thị trường bất động sản.
Cùng chuyên gia nhận định tính khả thi của đề xuất đánh thuế giao dịch BĐS đến 20%
Theo chuyên gia Trần Đạt, hiện nay, giao dịch bất động sản tại Việt Nam đang chịu ba loại thuế và phí chính: thuế trước bạ (0,5% giá trị bất động sản), thuế thẩm định hồ sơ và phí công chứng (khoảng 0,15% tại Hà Nội), và thuế thu nhập cá nhân (2% tổng giá trị giao dịch). Phương thức tính thuế này có một điểm bất cập lớn: nhà đầu tư vẫn phải nộp thuế ngay cả khi bị thua lỗ. Điều này đã dẫn đến tình trạng kê khai giá bán thấp hơn thực tế để giảm thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Trong khi đó, nếu áp dụng đánh thuế giao dịch bất động sản 20% trên lợi nhuận, nhà đầu tư sẽ chỉ phải nộp thuế khi có lãi, giống như mô hình thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo sự công bằng hơn, nhưng lại đặt ra nhiều thách thức trong việc xác định giá mua thực tế của bất động sản.
Chuyên gia Rich Nguyen cho rằng một trong những rào cản lớn nhất khi triển khai chính sách này là hệ thống dữ liệu về lịch sử giao dịch bất động sản tại Việt Nam chưa đầy đủ. Đặc biệt, đối với các giao dịch diễn ra trước năm 2008, việc xác định giá vốn gần như không thể thực hiện chính xác. Ngoài ra, nhiều khoản chi phí hợp lý liên quan như phí môi giới, lãi vay hay các khoản bồi thường khi thu hồi đất cũng rất khó để kiểm soát chặt chẽ, làm gia tăng khả năng kê khai chi phí không đúng nhằm giảm số thuế phải nộp.
Bên cạnh đó, tình trạng kê khai giá bán thấp để trốn thuế đã diễn ra trong thời gian dài. Nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp, việc xác định lợi nhuận thực tế của nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn, đồng thời làm tăng gánh nặng hành chính và kéo dài thời gian xử lý hồ sơ thuế.
Để chính sách thuế 20% có thể áp dụng hiệu quả,việc xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về giá bất động sản là điều cần thiết. Cơ sở dữ liệu này cần ghi nhận giá trị thực tế của tất cả các giao dịch, tạo nền tảng minh bạch giúp cơ quan thuế dễ dàng kiểm tra và đối chiếu thông tin.
Bên cạnh đó, các giao dịch mua bán bất động sản nên được thực hiện qua hệ thống ngân hàng thay vì thanh toán bằng tiền mặt, giúp hạn chế tình trạng trốn thuế. Một phương án khác là số hóa hợp đồng mua bán, yêu cầu đăng ký thông tin trên một cổng thông tin điện tử chung, giúp cơ quan thuế dễ dàng giám sát và xác minh tính chính xác của giao dịch.
Nếu được triển khai hợp lý, chính sách này có thể giúp tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ thuế và giảm thiểu tình trạng lách luật. Tuy nhiên, nếu áp dụng mà không có một hệ thống dữ liệu minh bạch và đầy đủ, chính sách có thể gây ra những khó khăn lớn cho cả nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý.
Ngoài ra, việc tăng thuế có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư. Do đó, cần có một lộ trình rõ ràng, cho phép các bên liên quan có thời gian thích nghi với quy định mới, tránh gây ra những biến động tiêu cực không đáng có.
Đánh giá về tính khả thi của đề xuất đánh thuế giao dịch bất động sản lên đến 20%, chuyên gia Rich Nguyen cho rằng chính sách này có nhiều ưu điểm, đặc biệt là tính công bằng trong nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, những thách thức về hạ tầng dữ liệu, phương thức quản lý và cách xác định chi phí hợp lệ vẫn là những vấn đề cần được giải quyết trước khi triển khai. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chính sách này có thể gây ra nhiều bất cập và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản. Để hiểu hơn về tính khả thi của đề xuất đánh thuế BĐS mới, quý độc giả vui lòng nhấn xem thêm video The Rich Show số 50 bên trên.
>> Xem thêm: The Rich Show số 49: Nỗi lo lạm phát 2025 – Bỏ tiền vào kênh đầu tư nào an toàn nhất?
Nhấn theo dõi kênh YouTube RICH NGUYEN ngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ tập phát sóng mới nhất nào của The Rich Show!
Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao trực tiếp từ diễn giả Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 999979
Email: info.richnguyen@gmail.com
Website: https://richnguyen.vn/
Facebook: Rich Nguyen Academy