Kế hoạch đầu tư công là gì? Có những loại đầu tư công nào? Đầu tư công có vai trò gì trong sự phát triển của đất nước?
Kế hoạch đầu tư công là gì?
Theo luật đầu tư công năm 2019, Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng theo quy định của pháp luật
Kế hoạch đầu tư là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư. Cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và phát triển triển khai thực hiện.
Mục lục
Kế hoạch đầu tư công được phân loại như thế nào?
Cụ thể tại Điều 46 Luật Đầu tư công 2019 định nghĩa về kế hoạch phân loại đầu tư công như sau:
Phân loại kế hoạch đầu tư công theo kế hoạch hạn chế bao gồm:
– Kế hoạch đầu tư trung hạn được thiết lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 05 năm;
– Kế hoạch phát triển kinh tế thường xuyên nhằm để phát triển thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm và cân đối đầu tư thường niên.
Phân loại các mục tiêu được quản lý bao gồm:
– Kế hoạch đầu tư của quốc gia;
– Plan đầu tiên của Bộ, cơ sở dữ liệu;
– Kế hoạch đầu tiên của chính quyền địa phương.
Phân loại kế hoạch đầu tư theo nguồn vốn đầu tư bao gồm:
– Kế hoạch đầu tư ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực thực hiện các dự án theo phương pháp công theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
– Kế hoạch đầu tư ngân sách địa phương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương pháp đối tác tư theo quy định luật về ngân sách nhà nước;
– Kế hoạch đầu tư từ giải pháp nguồn cơ sở dữ liệu, thiết lập nghiệp vụ đơn vị dành cho đầu tư.
Những hành động nào bị cấm nghiêm trọng trong đầu tư công?
– Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
– Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.
– Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
– Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
– Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
– Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
– Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
– Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
Đối tượng đầu tư công
Đối tượng đầu tư công được quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
– Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
– Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
– Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
– Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
– Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
– Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công theo Điều 13 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.
– Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
– Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.
– Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
– Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.
– Hợp tác quốc tế về đầu tư công.
Nguyên tắc quản lý đầu tư công
Theo Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định về nguyên tắc quản lý đầu tư công như sau:
– Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
– Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
– Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
– Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
– Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Vai trò của đầu tư công tới nền kinh tế
Đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, là nền móng thúc đẩy kinh tế của mỗi tỉnh thành trọng điểm.
Đầu tư công giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Tạo ra các công trình, dự án, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nâng cao đời sống người dân: Đầu tư công vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân.
Đầu tư công đảm bảo an ninh, quốc phòng: Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Kết luận
Đầu tư công là một trong những việc làm quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, đầu tư công vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục:
- Cần nâng cao tính đồng bộ , đáp ứng được đúng – đủ được nhu cầu thực tế của phát triển kinh tế – xã hội. Chưa hiệu quả, lãng phí nguồn lực
- Kiểm soát, giám sát chưa chặt chẽ từ các bộ ban ngành cũng như người dân chưa được tham gia vào việc giám sát chéo.
- Chưa hoàn thiện hệ thống luật về đầu tư công, cần khắc phục để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát ngân sách quốc gia.
——————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ
Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 -2025