Suy thoái kinh tế là sự suy giảm hoạt động kinh tế. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra tổn thất lớn cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Vậy suy thoái kinh tế là gì, nguyên nhân và đặc điểm dễ nhận biết của tình trạng này là gì, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới nền kinh tế là như thế nào? Bài viết ngày hôm nay của Rich Nguyen Academy sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến chủ đề này.
Mục lục
1. Tìm hiểu suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể của GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc những hoạt động kinh tế của quốc gia trong khoảng thời gian kéo dài. Theo kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế là sự sụt giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực trong khoảng thời gian từ 2 quý liên tiếp trở lên trong năm, tương đương tốc độ tăng trưởng âm từ 2 quý liên tiếp. Tuy nhiên định nghĩa này không được phổ biến.
Nếu suy thoái kinh tế lâu dài và ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ biến thành khủng hoảng kinh tế, dẫn tới sự sụp đổ kinh tế. Đặc điểm của kinh tế thị trường là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế và sự suy giảm các hoạt động kinh tế thường không xảy ra. Có rất nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề khuếch đại chu kỳ kinh tế, để Chính phủ can thiệp vào việc điều hòa kinh tế hoặc tự tạo ra chu kỳ kinh tế.
2. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế là gì?
Tất cả mọi cuộc suy thoái kinh tế đều có nguyên nhân và gây ra hậu quả khác nhau. Những nền kinh tế đang trải qua tăng trưởng đều có khả năng rơi vào suy thoái như 1 phần của chu kỳ kinh tế.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra suy thoái kinh tế, tuy nhiên, nhiều yếu tố trong đó không thể lường trước hoặc ngăn chặn được. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới suy thoái kinh tế:
2.1. Cung vượt cầu
Trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Khi nhu cầu đạt đỉnh và bắt đầu có xu hướng giảm, nguồn cung dịch vụ và hàng hóa quá mức không được tiêu thụ có thể dẫn tới suy thoái, nhất là những công ty cắt giảm sản lượng, thu hẹp quy mô.
2.2. Lạm phát
Lạm phát xảy ra khi đồng tiền bị mất giá và dịch vụ, hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn. Trên thực tế thì không phải tình trạng lạm phát nào cũng xấu. Nếu lạm phát ở mức độ nhẹ có thể góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao rất dễ xảy ra tình trạng đầu cơ của những người thừa hàng hóa và thừa tiền, làm mất cân bằng giữa cung – cầu, gây ra tình trạng suy thoái kinh tế.
2.3. Lãi suất cao
Lãi suất là chi phí lãi vay mà doanh nghiệp và cá nhân phải trả cho chủ nợ tới khi khoản vay được trả hết. Khi lãi suất thấp, các doanh nghiệp có khả năng sẽ phải vay thêm tiền để đầu tư, mở rộng, cũng như phát triển kinh doanh. Khi lãi suất cao sẽ kéo theo tình trạng tăng chi phí cho người tiêu dùng và nhà sản xuất, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế.
2.4. Thiên tai, chiến tranh, địa chính trị
Động đất, thiên tai có thể phá hủy các công trình cơ sở hạ tầng sản xuất khí đốt, dầu mỏ, làm cho doanh nghiệp buộc phải tăng giá dầu. Từ đó lượng cầu giảm dẫn tới suy thoái kinh tế.
2.5. Tâm lý
Nỗi sợ về suy thoái kinh tế sẽ khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và rút vốn đầu tư. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ cắt giảm các khoản chi phí vận hành để vượt qua tình trạng giảm cầu. Điều này tạo thành một vòng tuần hoàn cắt giảm tiền lương, cắt giảm chi phí và làm nhu cầu ngày càng thấp đi.
3. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của suy thoái kinh tế là gì?
Các chỉ số kinh tế chính là cơ sở để nhận biết tình trạng suy thoái kinh tế. Nhà đầu tư sẽ dựa vào sự sụt giảm của các hoạt động kinh tế như lợi nhuận, đầu tư, việc làm,… để đánh giá nền kinh tế có suy thoái không. Dưới đây là những đặc điểm dễ nhận biết của 1 chu kỳ suy thoái kinh tế:
3.1. Đồng USD tăng mạnh
Đồng USD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tài chính quốc tế và nền kinh tế toàn cầu. Những quyết định của FED sẽ ảnh hưởng tới giá USD. FED tăng lãi suất khiến USD trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trên khắp thế giới.
Trong bất cứ môi trường kinh tế nào, đồng USD được coi là nơi an toàn để gửi tiền của các nhà đầu tư. Ở bầu không khí hỗn loạn như chiến tranh căng thẳng ở Đông Âu, đại dịch toàn cầu khiến nhà đầu tư có nhiều động lực hơn để mua đồng USD.
Ngoài ra, tỷ giá đồng Euro, bảng Anh, đồng Yên của Nhật Bản hay nhân dân tệ của Trung Quốc cùng nhiều đồng tiền khác cũng giảm. Điều này khiến các quốc gia tốn kém hơn trong việc nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu như nguyên nhiên liệu, thực phẩm. Đáp lại, các NHTW của các quốc gia sẽ tăng lãi suất để củng cố đồng nội tệ và chống lạm phát.
3.2. Động lực kinh tế suy yếu
Ngành tiêu dùng chính là động lực hàng đầu của nền kinh tế Mỹ hoặc bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên, khi hàng hóa liên tục tăng giá còn mức lương không tăng khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu. Ngoài ra, khi lãi suất Mỹ tăng nhanh và lãi suất vay thế chấp mua bất động sản, nhà ở đẩy lên mức cao khiến nhiều người mua nhà, nhà đầu tư lâm vào tình cảnh lao đao.
3.3. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị chững lại
Trong khoảng thời gian xảy ra Covid-19, hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành công nghiệp đã tăng trưởng bùng nổ nhờ sức mua của người tiêu dùng ở trong nước, ngay cả khi lạm phát cao làm xói mòn lợi nhuận của công ty nhưng điều này sẽ không kéo dài quá lâu.
Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải công bố kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm lợi nhuận và doanh thu. Ngành vận tải, nhất là vận tải biển là chỉ báo quan trọng về “sức khỏe” của thị trường tài chính toàn cầu. Đa số hàng hóa trên thế giới như lương thực phẩm, dầu thô, xe máy, ô tô,… thường được vận chuyển bằng tàu biển.
Ngoài ra, hàng năm, các công ty thường tích cực tuyển dụng nhân sự để đáp ứng cho những chiến dịch kinh doanh dịp lễ. Tuy nhiên hầu hết năm nay, các công ty đều rất thận trọng và quan sát tình hình, thậm chí là siết chặt nhân sự.
3.4. Bất ổn tình hình địa chính trị và chính sách
Đặc điểm khác cho thấy suy thoái kinh tế sắp diễn ra chính là sự thiếu nhất quán trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở một số nền kinh tế lớn, cụ thể là Anh. Giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Anh đang phải đối mặt với tình trạng giá cả tăng cao chủ yếu do cú sốc Covid-19, tiếp theo đó là sự gián đoạn thương mại do cuộc chiến trang giữa Nga và Ukraine. Khi phương Tây giảm sức mua khí đốt tự nhiên của Nga thì giá năng lượng ở Châu Âu cũng tăng vọt và nguồn cung bị siết chặt.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi TT Anh công bố kế hoạch giảm thuế lớn nhất trong 50 năm qua. Kế hoạch này đã vấp phải chỉ trích từ các nhà kinh tế bởi vì nó diễn ra vào đúng thời điểm lạm phát ở Anh đạt mức kỷ lục. Theo Thủ tướng Anh, mục đích của kế hoạch giảm thuế này là để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng ở trong nước, cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ phải vay nợ để thực hiện giảm thuế. Điều này gây áp lực lớn lên nền kinh tế vốn đang gặp rất nhiều bất ổn.
4. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến nền kinh tế
Suy thoái kinh tế xuất hiện sẽ dẫn đến những ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế:
4.1. Với hoạt động thương mại toàn cầu
Nếu sản lượng và nhu cầu của nền kinh tế giảm, tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế dẫn tới sự suy giảm trong nhập khẩu của hàng hóa cơ bản, hàng hóa tiêu dùng, các nguyên vật liệu từ nước ngoài sẽ giảm theo. Tình hình thương mại toàn cầu sẽ đi xuống khi có yếu tố tác động của sự suy thoái kinh tế.
4.2. Với hoạt động xuất khẩu
Bị giảm thu nhập, mất việc làm khiến người dân ở những thị trường này phải cắt giảm chi tiêu dẫn tới nhu cầu nhập khẩu với hàng hóa xuất khẩu có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế sẽ khiến hoạt động giao thương trở nên khó khăn hơn, mọi thứ bị đình trệ từ nông sản, dầu thô, xe cộ, nguyên vật liệu,… Tất cả đều ứ đọng và không lưu thông dẫn tới một số nhà xuất khẩu giảm giá hàng xuất khẩu để tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu bị tồn đọng khiến sự cạnh tranh trong xuất khẩu vào những thị trường lớn trở nên khốc liệt hơn.
4.3. Đối với hệ thống tài chính và ngân hàng
Nếu kinh tế đi xuống, NHTW sẽ không thể sử dụng công cụ tiền tệ để kích thích tăng trưởng vì điều này sẽ làm gia tăng lạm phát của quốc gia. Vì vậy, có thể thấy rằng, năng lực trợ giúp của ngân hàng với suy thoái kinh tế gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể sụt giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ có thể bị thua lỗ; nợ xấu tăng lên nên hệ thống tài chính – ngân hàng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
4.4. Với vốn đầu tư nước ngoài
Suy thoái kinh tế ảnh hưởng sâu rộng trên thị trường tài chính khiến chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn. Các quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn, hoặc thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi những thị trường lớn của họ đang gặp khó khăn. Có thể các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn khỏi thị trường bị suy thoái kinh tế để ứng cứu cho công ty mẹ ở những thị trường lớn.
Khi ngân hàng gặp khó khăn, nhiều hợp đồng vay vốn không được ký kết hoặc không thể giải ngân và thị trường xuất khẩu có thể bị thu hẹp. Do đó, dòng vốn chảy vào thị trường bị suy giảm là điều không tránh khỏi.
4.5. Với hoạt động của thị trường chứng khoán
Suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, hoạt động của các tổ chức tín dụng, tài chính, nợ vay ngắn hạn của các ngân hàng,… Vì vậy, các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ không tránh khỏi các tác động xấu, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu, theo đó giá cổ phiếu có thể sẽ suy giảm.
Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế cũng ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán. Thị trường chứng khoán lập tức bị tác động xấu do những lo ngại của nhà đầu tư trong nước.
4.5. Với thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản có mối liên hệ mật thiết với thị trường tài chính và vốn. Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản đòi hỏi lượng vốn rất lớn.
Tiềm lực tài chính của đa số các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu là vốn vay của các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Đây là khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính
4.6. Với thị trường hàng hóa và dịch vụ
Trong tình hình kinh tế suy thoái, nhiều công ty đã vắt giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh và thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng, nhất là lãi vay ngân hàng. Những hoạt động dịch vụ sẽ bị thu hẹp khi khách du lịch giảm.
4.7. Với giá trị tiền tệ
Lạm phát tăng khiến giá trị đồng tiền của các quốc gia bị giảm mạnh. Đồng tiền mất giá sẽ dẫn tới khủng hoảng kinh tế, không chỉ tác động tới 1 quốc gia mà còn ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu với những quốc gia khác.
4.8. Với vấn đề chính trị và xã hội
Suy thoái kinh tế làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều quốc gia, dù là quốc gia đang phát triển hay kém phát triển cũng không thể tránh khỏi tình trạng này. Thất nghiệp gia tăng, nhiều người không có thu nhập, không có việc làm có thể dẫn đến những vấn đề xấu về chính trị, xã hội.
Với những thông tin trên đây, Rich Nguyen Academy hy vọng các bạn hiểu suy thoái kinh tế là gì và ảnh hưởng thế nào đến thị trường. Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu thêm kiến thức đầu tư bất động sản cùng diễn giả Rich Nguyen, mọi người hãy tham khảo thêm kiến thức tại link https://bdsthucchien.richnguyen.vn/. Hoặc liên hệ ngay với RNA theo số hotline: 1900 9999 79 để được tư vấn chi tiết hơn.
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ