Thực trạng “học giỏi nhưng vẫn nghèo” là vấn đề không mới và phổ biến ở nhiều nơi. Có những người rất giỏi trong học tập và đạt thành tích cao nhưng lại khó khăn trong việc làm hoặc đạt được thành công tài chính. Vậy tại sao học giỏi nhưng vẫn nghèo? Đâu là giải pháp để chấm dứt “thế hệ đuôi chuột” đang ngày càng phổ biến hiện nay? Hãy cùng chuyên gia Rich Nguyen và chuyên gia Trần Đạt bàn luận và giải đáp trong The Rich Show số 10 này.
The Rich Show số 10: Tại sao học giỏi nhưng vẫn nghèo? – Thế hệ “đầu voi đuôi chuột”
Thực trạng nhiều người học giỏi nhưng vẫn nghèo
Thế hệ “đuôi chuột” đang trở thành một hiện tượng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia. Đây được cho là những người trẻ tốt nghiệp với bằng cấp cao (đầu voi) nhưng lại sống bằng thu nhập của cha mẹ hoặc mức lương rất thấp (đuôi chuột).
Tại Trung Quốc, hiện số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2024 tìm kiếm việc làm đang đạt mức kỷ lục. Tỷ lệ thất nghiệp của khoảng 100 triệu thanh niên trong độ tuổi 16-24 vào tháng 7/2024 ở mức 17% trong khi thị trường lao động chuẩn bị đón gần 11,8 triệu sinh viên vừa tốt nghiệp. Rất nhiều thanh niên Trung Quốc đau đầu tìm việc trong thời kỳ suy thoái.
Tại Việt Nam, hiện tượng này cũng không phải là ngoại lệ. Hàng loạt sinh viên từ các trường đại học danh tiếng đang cầm trên tay tấm bằng cử nhân, thạc sĩ nhưng vẫn phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm việc. Có thể thấy, mỗi năm có hàng triệu sinh viên tốt nghiệp, song tỉ lệ thất nghiệp trên thị trường vẫn chưa được cải thiện.
Một phó giáo sư xã hội học tại một trường Đại học Mỹ cho rằng bằng đại học từng là cánh cửa mở ra cơ hội việc làm tốt, song giờ đây trở nên hết sức phù phiếm. Khi thất nghiệp kéo dài, một số thanh niên phải về quê sống dựa vào bố mẹ và trở thành những đứa trẻ toàn thời gian.
Và chính những người có bằng cấp cao cũng không tránh khỏi tình trạng này. Nhiều năm nỗ lực học tập nhưng “những đứa trẻ đuôi chuột” cay đắng nhận ra bằng cấp không còn là tấm vé đến thành công trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm. Họ buộc phải hạ thấp kỳ vọng, chấp nhận làm công việc trái ngành, lương thấp hoặc sa vào con đường phạm tội để mưu sinh.
Chuyên gia bàn luận tại sao học giỏi nhưng vẫn nghèo
Theo chuyên gia Trần Đạt, đại đa số chúng ta đều coi tấm bằng đại học chính là “cánh cửa” dẫn đến cơ hội nghề nghiệp và cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều sinh viên dù có thành tích học tập xuất sắc vẫn vẫn gặp khó khăn khi xin việc hay chật vật để đạt được sự giàu có về mặt tài chính.
Bàn luận về vấn đề này, chuyên gia Rich Nguyen chỉ ra rằng, thực trạng học giỏi nhưng vẫn nghèo hoàn toàn không phải do “số phận” hay “may mắn”, mà bắt nguồn từ sự thiếu hụt kiến thức về tài chính cá nhân trong hệ thống giáo dục. Bởi giáo dục tài chính mới chính là yếu tố quyết định sự thành công về mặt tiền bạc của mỗi người.
Khi nói về các kiến thức giáo dục, có 3 loại hình giáo dục cơ bản gồm:
– Giáo dục học thuật: Những kiến thức phổ thông được dạy trong 12 năm học đầu đời.
– Giáo dục nghề: Kiến thức chuyên môn từ trung cấp, cao đẳng, đến đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
– Giáo dục tài chính: Kiến thức về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và làm giàu.
Trong đó, giáo dục học thuật và giáo dục nghề chỉ là là giáo dục công nghiệp. Vì vào những năm 1950 khi nền công nghiệp phát triển, những nhà tư bản như Rockefeller đã kiến nghị với chính phủ Mỹ rằng chúng ta cần có những trường lớp để đào tạo, nâng cao dân trí của xã hội. Nhưng bản chất là để Rockefeller có được những công nhân lành nghề, làm việc trong nhà máy, và được đào tạo bài bản để vừa hiểu văn hóa lại làm được nghề. Song tất cả chỉ dừng tại đây. Với hệ thống giáo dục công nghiệp, người học sẽ bị ép buộc vào tư duy coi bằng cấp như tiêu chuẩn thành công. Trong khi đó, bằng cấp chỉ tạo ra nền tảng hiểu biết cơ bản, không giúp cá nhân phát triển kỹ năng làm giàu hoặc đạt được tự do tài chính.
Còn giáo dục tài chính là nền tảng giáo dục giúp cá nhân hiểu các quy luật của tiền bạc, từ đó xây dựng mối quan hệ lành mạnh với tài chính. Đây mới chính là yếu tố quan trọng quyết định thành công tài chính của mỗi người, nhưng đáng tiếc nó lại đang không được dạy trong hệ thống giáo dục hiện tại.
Như vậy có thể thấy, nguyên nhân chính khiến nhiều người học giỏi nhưng vẫn nghèo và sinh ra những thế hệ “đầu voi đuôi chuột” chính là bởi hệ thống giáo dục hiện tại thiếu giáo dục tài chính. Để thành công về mặt tài chính, mỗi cá nhân cần trau dồi kiến thức tài chính và hiểu rõ cách quản lý tiền bạc, thay vì chỉ dựa vào bằng cấp hoặc học thuật truyền thống. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý độc giả có thể nhấn xem ngay The Rich Show số 10 bên trên.
>> Xem thêm: The Rich Show số 09: “Hồi sinh” nhà tái định cư bỏ hoang – giải pháp “cứu cánh” thị trường BĐS?
Nhấn theo dõi kênh YouTube RICH NGUYEN ngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ tập phát sóng mới nhất nào của The Rich Show!
Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao trực tiếp từ diễn giả Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 999979
Email: info.richnguyen@gmail.com
Website: https://richnguyen.vn/
Facebook: Rich Nguyen Academy