Điểm tin bất động sản ngày 9/12/2022 cùng Rich Nguyen
 

Điểm tin bất động sản ngày 9/12/2022 cùng Rich Nguyen

09/12/2022

Nới room tín dụng, khoảng 200.000 tỷ đồng có xoa dịu cơn khát vốn cuối năm; Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề xuất mới về hình thức quản lý, khai thác nhà và đất; Bất động sản kỳ vọng được “trợ lực” từ dòng kiều hối; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề nghị dừng 17 dự án chậm tiến độ để tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng; Long An thu hút nhiều dự án hợp tác đầu tư quy mô lớn từ Hàn Quốc; Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất hơn 9.600 tỷ đồng cải tạo rạch Xuyên Tâm; Dự án cảng Liên Chiểu 3.400 tỷ đồng: Người dân vùng dự án ngóng ngày triển khai. Đây là những nội dung đáng chú ý trong phần điểm tin bất động sản ngày 9/12/2022 cùng Rich Nguyen.

1. Nới room tín dụng, khoảng 200.000 tỷ đồng có xoa dịu “cơn khát” vốn cuối năm?

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định nới chỉ tiêu room tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5 – 2%, thay vì kiên quyết không nới room tín dụng 14% cho cả năm 2022 trước đó.

Dựa vào dữ liệu của NHNN, tổng dư nợ tín dụng với nền kinh tế hiện nay đang nằm mức trên 11,59 triệu tỷ đồng. Như vậy, số tín dụng vừa được cộng thêm là khoảng 200.000 tỷ đồng.

Nới room tín dụng, khoảng 200.000 tỷ đồng có xoa dịu “cơn khát” vốn cuối năm?
Nới room tín dụng, khoảng 200.000 tỷ đồng có xoa dịu “cơn khát” vốn cuối năm?

Điều này góp phần tiếp sức cho doanh nghiệp và người dân, nhất là những hồ sơ đã được làm từ trước và chỉ chờ tới lúc nới room tín dụng để được giải ngân. Bởi vì quyết định nơi chỉ tiêu tín dụng này được công bố vào tháng 12, có nghĩa là sắp hết năm nên số tiền này sẽ hỗ trợ cho những hồ sơ đã làm sẵn thủ tục và chỉ chờ nới room tín dụng để giải ngân. Như vậy, trong bối cảnh “tiền đắt” như hiện nay, nhiều khách hàng vẫn có thể bị sức ép từ việc “bán bia kèm lạc”.

Về lạm phát, việc nới chỉ tiêu tín dụng có thể làm tăng áp lực nhưng không quá lớn. Thế nhưng, cũng phải lưu ý một điều rằng, việc bổ sung thêm hạn mức tín dụng sẽ chỉ giải quyết được 1 phần nhỏ vấn đề trong thời điểm hiện tại. Bởi vì mặc dù dư địa để các ngân hàng cấp tín dụng ở hiện tại là có nhưng vấn đề phần nhiều tới từ những tiêu chí cho việc giải ngân có được nới ra không. Bên cạnh đó, việc chênh lệch huy động vốn và tín dụng vẫn chưa có nhiều cải thiện nên việc nới trần tín dụng có thể phù hợp hơn để gia hạn khoản vay cũ, thay vì cho các khoản vay mới.

2. Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều ngày 6/12/2022, tiếp tục Chương trình làm việc của Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành TW Đảng khóa XIII, Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã truyền đạt “Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Theo ông Vũ Đức Đam, việc lập Quy hoạch tổng thể quốc gia là nội dung rất lớn và phong phú, bao hàm mọi lĩnh vực, cung cấp cái nhìn xuyên suốt quá trình đổi mới vừa qua và định hướng phát triển của đất nước trong tương lai. 

Phó Thủ tướng Chính phủ đã tập trung phân tích và làm rõ bốn nội dung chính:

  • Sự cần thiết quá trình xây dựng định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia.
  • Đánh giá thực trạng phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước.
  • Nội dung chủ yếu của chuyên đề định hướng Quy hoạch quốc gia.
  • Kế hoạch triển khai kết luận của TW về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đề cập tới sự cần thiết phải lập và ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, rà soát nhiệm kỳ 2011 tới nay, Việt Nam đã có khoảng 19.285 quy hoạch. Đây là khối lượng khổng lồ nhưng vẫn chưa có quy hoạch chung về phát triển kinh tế – xã hội ở tầm quốc gia.

Việc lập và ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia để xác định rõ mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ mang tính kết nối và đồng bộ, thống nhất cao, tạo không gian để phát triển, động lực tăng trưởng mới, đảm bảo phát triển nhanh chóng, bền vững, đạt được mục tiêu tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045. Cơ sở để lập quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia chính là căn cứ để xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công, cũng như thu hút đầu tư.

Phát triển có trọng điểm, trọng tâm, tập trung vào những địa bàn có điều kiện thuận lợi về địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như lợi thế khác cho phát triển để hình thành nên vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển hiệu quả, nhanh và bền vững. Quy hoạch tổng thể quốc gia phải đảm bảo tính khả thi và kết nối cho những giai đoạn tiếp theo thích hợp với khả năng cân đối nguồn lực của nền kinh tế,…

3. Đề xuất mới về hình thức quản lý và khai thác nhà đất

Trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng, khai thác nhà đất không sử dụng vào mục đích để ở giao cho Tổ chức có chức năng quản lý và kinh doanh nhà địa phương quản lý, Bộ Tài chính đã đề xuất 3 hình thức quản lý, khai thác nhà đất như sau:

  • Cho thuê nhà
  • Bố trí cho các cơ quan, tổ chức và đơn vị sử dụng tạm thời
  • Quản lý theo nguyên trạng trong thời gian chờ thực hiện xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật
Đề xuất mới về hình thức quản lý và khai thác nhà đất
Đề xuất mới về hình thức quản lý và khai thác nhà đất

Tùy thuộc vào từng loại nhà, đất, yêu cầu quản lý trong các giai đoạn, địa phương sẽ quyết định hình thức cụ thể để quản lý chặt chẽ, cũng như khai thác có hiệu quả nhất.

4. Bất động sản kỳ vọng sẽ được “trợ lực” từ dòng kiều hối

Vào cuối năm, nhu cầu mua nhà đất của người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài thường tăng. Theo một thống kê chưa đầy đủ, lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong những năm gần đây đạt trên 10 tỷ USD/ năm, trong đó khoảng 25% được đổ vào bất động sản.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tình hình kinh doanh bất động sản có thể sẽ được cải thiện nhờ sự gia tăng nguồn vốn FDI, dòng tiền kiều hối và mong muốn sở hữu nhà ở vào cuối năm. Năm 2021, Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới với 12,5 tỷ USD. Lượng vốn này đổ về Việt Nam trong năm nay được dự báo là còn cao hơn.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề nghị dừng 17 dự án chậm tiến độ để tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề nghị dừng 17 dự án chậm tiến độ để tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng

“Qúy 4/2022, tính thanh khoản trên thị trường vẫn chậm nhưng đến cuối quý, những chỉ báo sẽ tốt hơn. Nguyên nhân là bởi vì trong quý 4/2022, thông thường, các dòng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh sẽ đổ vào bất động sản. Bên cạnh đó, đầu tư công và vốn FDI cũng được đẩy mạnh giải ngân vào khoảng thời gian này. Kiều hối đổ về Việt Nam năm nay dự kiến đạt 14 – 16 tỷ USD, được kỳ vọng là trợ lực giúp thị trường bất động sản cuối năm có thanh khoản tốt hơn”.

5. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề nghị dừng 17 dự án chậm tiến độ để tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng

Đề xuất này được nêu trong tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn thời kỳ 2021 – 2025, tại kỳ họp thứ 8 Hội đồng nhân dân thành phố diễn ra trong 3 ngày 7 – 9/12/2022. 11 trong 17 dự án được đề xuất ở địa bàn thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Tân Phú, Bình Thạnh. Đa số những dự án này mới được ghi vốn cho thời kỳ 2021 – 2025 nhưng vẫn chưa được bố trí tiền.

Chủ đầu tư đã chủ động đề xuất tạm ngưng và sẽ tiếp tục xin bố trí vốn các giai đoạn sau hoặc khi nào tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục đầu tư, cũng như bồi thường giải phóng mặt bằng. Những dự án có vốn trên 100 tỷ đồng tạm ngưng gồm:

  • Mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp
  • Cầu vượt trước bến xe Miền Đông mới
  • Bồi thường giải phóng mặt bằng và làm đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ cầu Giồng Ông Tổ tới cầu Xây dựng)
  • Còn lại là những dự án nhỏ, đa số là trường học
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề nghị dừng 17 dự án chậm tiến độ để tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề nghị dừng 17 dự án chậm tiến độ để tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân thành phố cũng đề xuất giảm 690 tỷ đồng vốn của 474 dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố và hơn 3.970 tỷ đồng vốn của 90 dự án vì nhu cầu vốn hoàn thành công trình thấp hơn so với vốn trung hạn đã đăng ký (trong đó có bốn dự án ODA). Đổi lại, Ủy ban nhân dân thành phố muốn được duyệt tăng 640 tỷ đồng vốn cho 351 dự án và bổ sung thêm 21 tỷ đồng vốn để xây dựng nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư bao gồm: cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4. đường Vành đai 4, xây đường Liên cảng Cát Lái – Phú Hữu.

Thành phố dự kiến sẽ bố trí vốn để điều chỉnh tăng và bổ sung kế hoạch đầu tư công cho những dự án cấp bách. Cụ thể là hơn 2.170 tỷ đồng cho sáu dự án thuộc quận, huyện; 6.600 tỷ đồng để cân đối cho dự án nạo vét, cải tạo môi trường và xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tới sông Vàm Thuật) qua quận Bình Thuận – Gò Vấp.

XEM FULL ĐIỂM TIN BẤT ĐỘNG SẢN NGÀY 09/12/2022 CÙNG RICH NGUYEN TẠI ĐÂY:

6. Long An thu hút nhiều dự án hợp tác đầu tư có quy mô lớn từ Hàn Quốc

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc được tổ chức ở Seoul trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Đại Hàn Dân Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến các bên chính thức ký kết 15 thỏa thuận hợp tác. Đây là những biên bản ghi nhớ hợp tác giữa doanh nghiệp tiêu biểu 2 nước đã và đang góp phần thúc đẩy sự hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực ngày một phát triển bền vững, hiệu quả.

Long An thu hút nhiều dự án hợp tác đầu tư có quy mô lớn từ Hàn Quốc
Long An thu hút nhiều dự án hợp tác đầu tư có quy mô lớn từ Hàn Quốc

Trong số những văn kiện hợp tác ký kết lần này, tỉnh Long An là địa phương nổi bật, thu hút được nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn như thỏa thuận hợp tác giữa Công ty CP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn, Công ty CP Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam và tổ hợp các nhà đầu tư hàng đầu tại Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào tỉnh Long An trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, công nghệ và thương mại dịch vụ.

Theo một thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tổng giá trị của các thỏa thuận, giao ước, cam kết và đề xuất đầu tư mới, cũng như mở rộng của các doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ước tính gần 15 tỷ USD.

7. Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất hơn 9.600 tỷ đồng cải tạo rạch Xuyên Tâm

Tổng mức đầu tư của dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm có tổng mức đầu tư hơn 0.600 tỷ đồng bằng ngân sách thành phố và triển khai trong giai đoạn 2023 – 2028. Theo đó, dự án cải tạo toàn bộ tuyến rạch chính từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tới cửa sông Vàm Thuật với tổng chiều dài 6,6km và 3 tuyến rạch nhánh (rạch Bình Lợi, Cầu Sơn, Bình Triệu) dài hơn 2,2km. 

Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất hơn 9.600 tỷ đồng cải tạo rạch Xuyên Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất hơn 9.600 tỷ đồng cải tạo rạch Xuyên Tâm

Rạch Xuyên Tâm sẽ được nạo vét và xây dựng bờ kè 2 bên cùng hệ thống thu gom thoát nước thải, làm đường giao thông 2 bên rạch với quy mô hai làn xe mỗi bên. Ngoài ra, xây dựng mảng xanh, công viên và hạ tầng kỹ thuật ven rạch với tổng diện tích là khoảng 11ha. Tổng mức đầu tư dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm hơn 9.600 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện trong thời kỳ 2023 – 2028.

8. Dự án cảng Liên Chiểu 3.400 tỷ đồng: Người dân vùng dự án ngóng ngày triển khai

Là 1 trong những dự án động lực của thành phố Đà Nẵng, dự án cảng Liên Chiểu trong những năm qua được người dân rất quan tâm. Thế nhưng, đây là dự án cực lớn từ quy mô đến mức đầu tư, số hộ dân nằm trong vùng dự án có thể ảnh hưởng (4.325 hộ). Do đó, nếu chậm triển khai hoặc treo giống như nhiều dự án khác sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Dự án cảng Liên Chiểu 3.400 tỷ đồng: Người dân vùng dự án ngóng ngày triển khai
Dự án cảng Liên Chiểu 3.400 tỷ đồng: Người dân vùng dự án ngóng ngày triển khai

Theo quy hoạch, khu vực dự án cảng Liên Chiểu có diện tích hơn 1.293ha, bao gồm hơn 1.081ha thuộc Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu và gần 212ha thuộc Hòa Liên, Hòa Vang. Dân cư ở địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc nằm trong khu vực lập quy hoạch có khoảng 15.380 người, tương ứng với 4.200 hộ. Nghề nghiệp chủ yếu của họ là sản xuất nông và ngư nghiệp.

Cuối tháng 11 vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt việc chọn nhà thầu. Liên danh này đã trúng thầu với giá hơn 2.945 tỷ đồng, Hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và thời gian thực hiện theo hợp đồng là khoảng 1380 ngày (bao gồm 1080 ngày thực hiện và 300 ngày hoàn thành thủ tục pháp lý liên quan tới hợp đồng). Đây chính là điều kiện để dự án cảng Liên Chiểu sớm được triển khai theo đúng kế hoạch.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon