Chủ sở hữu có thể được chuyển nhượng bất động sản đang kê biên -
 

Chủ sở hữu có thể được chuyển nhượng bất động sản đang kê biên

14/10/2024

Đây là đề xuất được đưa ra bởi Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo đó, các bất động sản đang kê biên nếu đủ điều kiện thì có thể sẽ được cơ quan tiến hành tố cho phép chủ sở hữu chuyển nhượng. Chi tiết hơn về đề xuất cho phép chuyển nhượng bất động sản kê biên, bạn đọc xem ngay bài viết dưới đây nhé.

Đề xuất chuyển nhượng bất động sản đang bị kê biên

Hiện nay, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đang trong quá trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án hình sự. Theo đó, cơ quan này đã đề xuất đối với vật chứng, tài sản là giấy tờ có giá, bất động sản hoặc tài sản gắn liền với đất đã thu giữ, tạm giữ, kê biên mà có đủ điều kiện để mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định cho chủ sở hữu hoặc người đại diện của họ được mua bán, chuyển nhượng. Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua thì các chủ sở hữu sẽ được chuyển nhượng bất động sản đang bị kê biên.

Đề xuất trên xuất phát từ thực tiễn nhiều vật chứng, tài sản chưa được xử lý, trong đó nhiều vật chứng, tài sản tồn đọng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau trong thời gian dài, gây tốn kém chi phí đầu tư xây dựng kho bảo quản, thuê kho bảo quản; còn nhiều đơn, thư, tụ tập đông người gây phức tạp về an ninh, trật tự. Trong nhiều trường hợp, nó còn liên quan đến vấn đề ngoại giao khi vật chứng là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài; nhiều tài sản có giá trị lớn chưa được đưa vào lưu thông. Hơn thế, nhiều vụ việc, vụ án đã áp dụng biện pháp kê biên, phong tỏa hoặc “tạm dừng giao dịch” (theo pháp luật tố tụng dân sự) đối với nhiều tài sản liên quan đến người thân của người bị buộc tội và những người có liên quan nhưng chưa kịp thời xử lý, gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Theo đề xuất này, số tiền thu được từ việc chuyển nhượng sẽ được xử lý tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Theo đó, nếu đã xác định được bên bị hại và số tiền phải bồi thường, cơ quan tố tụng sẽ quyết định chuyển số tiền đó cho bên bị hại. Trong các trường hợp khác, số tiền này sẽ được gửi vào tài khoản của cơ quan tiến hành tố tụng mở tại ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại trong nước do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để bảo quản chờ xử lý.

Ngoài ra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khẳng định rằng việc xử lý vật chứng và tài sản sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc pháp luật, đảm bảo tính khách quan, toàn diện và không làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời, việc xử lý cần đảm bảo không để xảy ra việc lạm dụng, vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xử lý vật chứng, tài sản; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật khác có liên quan.

Cho phép người bị buộc tội nộp tiền để hủy bỏ việc thu giữ, kê biên

Người bị buộc tội được nộp tiền để hủy bỏ việc thu giữ, kê biên
Người bị buộc tội được nộp tiền để hủy bỏ việc thu giữ, kê biên

Trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đề xuất đối với vật chứng, tài sản là giấy tờ có giá, bất động sản hoặc tài sản gắn liền với đất đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, tạm dừng giao dịch thì cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định cho người bị buộc tội nộp tiền để bảo đảm thi hành bản án, quyết định của tòa án hoặc để tiến hành hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tạm dừng giao dịch đối với các vật chứng, tài sản. Trừ trường hợp các vật chứng, tài sản đó cũng là vật chứng, tài sản trong vụ án “rửa tiền”. Theo đó, tiền đã nộp sẽ được bảo quản, xử lý theo quy định tương tự như trường hợp được phép chuyển nhượng tài sản như đã nêu ở trên.

Đối với vật chứng, tài sản là bất động sản, tài sản gắn liền với đất hoặc là phương tiện sản xuất, kinh doanh đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản, tạm dừng giao dịch, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất nếu chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp có đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định giao vật chứng, tài sản đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc người khác quản lý, khai thác, sử dụng theo chỉ định của chủ sở hữu hoặc của cơ quan tiến hành tố tụng.

Tổ chức, cá nhân được giao khai thác, sử dụng có trách nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản, không được chuyển dịch quyền sở hữu, cầm cố, thế chấp vật chứng, tài sản đó.

Trên đây bài viết đã cập nhật tới quý độc giả đề xuất chủ sở hữu có thể được chuyển nhượng bất động sản đang bị kê biên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản an toàn, sinh lời cao từ chuyên gia Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

RICH NGUYEN ACADEMY

Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 1900 999979

Email: info.richnguyen@gmail.com

Website: https://richnguyen.vn/

Facebook: Rich Nguyen Academy

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon