Trong giới đầu tư địa ốc, tâm lý e ngại, kiêng kỵ tháng 7 âm lịch đã không làm thị trường bất động sản giảm đi các giao dịch khi ngày càng có nhiều người coi đây là tháng “lợi đơn lợi kép” khi mua bất động sản, với những cách nhìn nhận toàn diện và có căn cứ hơn.
Tháng ngâu năm 2020 được đánh giá là “đặc biệt” hơn các năm trước bởi có thêm những ảnh hưởng phức tạp từ Covid -19. Tuy nhiên, theo một số nhà kinh doanh sành sỏi, đây vẫn có thể xem là thời điểm vàng để đầu tư bởi nhiều lý do.
Thị trường bất động sản tháng 7 âm lịch – Thời điểm “vàng” để đầu tư
Trước hết, đó là các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, hỗ trợ thanh toán được các chủ đầu tư kết hợp đại lý phân phối triển khai mạnh tay hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh các chính sách chiết khấu lên tới 10- 20%, nhiều doanh nghiệp giới thiệu các gói cho vay ưu đãi linh hoạt, với lãi suất và chính sách trả trước hạn “dễ thở” hiếm có.
“Tháng ngâu mọi năm là cơ hội để nhà đầu tư như tôi nhận được chính sách chiết khấu bán hàng rất tốt từ chủ đầu tư. Năm nay, dự kiến các chính sách thậm chí sẽ còn hấp dẫn hơn. Đối với đầu tư thì tính thời điểm là yếu tố quyết định, nếu chậm có thể sẽ không bao giờ có lại cơ hội nữa”, anh Nguyễn Quốc Hùng, một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội đã theo dõi thị trường địa ốc mùa ngâu nhiều năm nay cho biết.
Bên cạnh yếu tố ưu đãi, tháng ngâu năm nay cũng mang đến nhiều thuận lợi cho khách hàng khi thị trường đang đón đầu nhiều chính sách pháp lý khơi thông về đất đai, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp trong thời Covid, đi cùng lãi suất vay giảm, xu hướng hồi hương của Việt kiều và sự đổ bộ không ngừng của dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Bài toán đường dài cho thị trường bất động sản
Phân tích ở góc độ dài hạn, đầu tư BĐS là bài toán kinh tế đường dài. Nhà đầu tư nên xem xét bức tranh tổng quan về thị trường bất động sản, tài chính của bản thân và nhu cầu đầu tư để “xuống tiền” ở thời điểm phù hợp, tránh đánh mất cơ hội vì những kiêng kị thiếu cơ sở.
Theo số liệu từ Bộ xây dựng, trong quý 1/2020, thị trường địa ốc chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 khi có tới 80% sàn giao dịch BĐS tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên từ đầu quý II/2020 tới nay, các sàn giao dịch BĐS đã phục hồi nhanh chóng và hầu hết đã hoạt động trở lại. Tính đến thời điểm này ước tính khoảng 15% sàn vẫn phải đóng cửa hoạt động, nhưng số lượng sàn thành lập mới tăng khoảng 20%.
Như vậy, số lượng sàn giao dịch BĐS hoạt động gần như không thay đổi, thậm chí có xu hướng tăng, tập trung phát triển mạng lưới bán hàng tinh gọn, chuyên nghiệp, theo chiều sâu chứ không theo chiều rộng, ồ ạt, đại trà như trước kia, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho hay.
Đối với khách hàng, thực tế cho thấy trái ngược với nỗi lo của nhiều người, nhu cầu đầu tư đối với bất động sản vẫn khá tích cực. Theo một khảo sát do một đơn vị truyền thông uy tín thực hiện từ 11/8 đến nay, bất động sản vẫn là kênh đầu tư dẫn đầu với 38% lượt bình chọn (tương đương gần 42.900 phiếu bầu tính đến 17/8). Các kênh đầu tư được ưu tiên sau đó lần lượt là gửi tiết kiệm (27%), chứng khoán (12%), vàng (17%) và cuối cùng là USD (6%).
Như vậy, xét trên cả ba yếu tố là chủ đầu tư, đại lý phân phối và khách hàng, thị trường bất động sản vẫn cho thấy những tín hiệu tích cực và nguồn cầu dồi dào bất chấp nhiều thách thức đến từ diễn biến phức tạp của đại dịch. Đây cũng là một trong những kênh đầu tư được cho là an toàn và tiềm năng nhất trong dài hạn.
“Đôi khi sự chần chừ của người này lại là cơ hội tốt của người khác. Do đó, tận dụng tâm lý “tháng ngâu “để đầu tư bất động sản đang là hướng đi được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hiện nay”
Xem thêm: Tiếp tục “hụt hơi” do đại dịch, lời giải nào cho bài toán “dòng tiền” BĐS
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ