BÃO NORU ĐÃ QUA, “BÃO TÀI CHÍNH” SẮP TỚI RA SAO?
 

BÃO NORU ĐÃ QUA, “BÃO TÀI CHÍNH” SẮP TỚI RA SAO?

03/10/2022

Tin vui nhất trong tuần này có lẽ là bão NORU đã qua và chưa ghi nhận nhiều thiệt hại về người và có thể nói chúng ta đã rất thành công đối diện với cơn bão mạnh nhất 20 năm qua. Vậy vì sao cơn bão mạnh nhất lại thiệt hại ít nhất? Liệu có phải là do may mắn, hay là do chúng ta đã chủ động phòng bị tốt?

Quay sang thị trường tài chính, năm 2022 đang trở thành một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây được coi là năm của tiến trình bình thường hóa sau giai đoạn dịch, sự phục hồi của thị trường lao động và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nó đang trở thành giai đoạn căng thẳng địa chính trị. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng cùng biến động mạnh trên thị trường tài chính – tất cả đều đang diễn ra trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng và không gian hoạch định chính sách bị hạn chế.

Giới đầu tư đang “đau đầu” chọn kênh vừa giúp bảo toàn giá trị, vừa sinh lời tốt trong bối cảnh lạm phát đang tăng cao ở nhiều quốc gia. Dù “cơn bão” lạm phát vẫn chưa hoàn toàn quét qua Việt Nam nhưng vẫn đe dọa mục tiêu kiềm chế mức 4% ở cả năm nay khi giá xăng vẫn tiếp tục tăng mà chưa có biện pháp siết lại.

Xu hướng phòng vệ trước những diễn biến sắp tới luôn được kênh chia sẻ theo dòng sự kiện từ Tăng trưởng tín dụng, thị trường trái phiếu đến nguy cơ suy thoái toàn cầu, tỷ giá và lãi suất. 

Từ cách đây nhiều tháng, rất nhiều người đã bàn tán nhau về câu chuyện: Những cơn bão đang đe dọa thị trường tài chính toàn cầu. Liệu chúng có xảy ra hay không và khi nào sẽ xảy ra? Nếu không xảy ra thì sao? Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng trao đổi với nhau về câu chuyện: BÃO NORU ĐÃ QUA, BÃO TÀI CHÍNH SẮP TỚI RA SAO?

1. Bão tài chính càn quét nhiều nền kinh tế trên thế giới

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Những yếu tố rủi ro và bất định gia tăng cùng sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính quốc tế tạo ra rất nhiều khó khăn cho công tác điều hành chính sách. 

Mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, cuộc xung đột Nga – Ukraine làm cho giá năng lượng, giá hàng hóa và giá dầu trên thế giới tăng cao. Chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng tiếp tục bị đứt gãy sau 2 năm bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch Covid-19. 

Nhiều nền kinh tế điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng đến khả năng phục hồi tăng trưởng, thậm chí một số nền kinh tế lớn còn có dấu hiệu suy thoái. Thiên tai, hạn hán, lũ lụt và biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp; bất ổn nghiêm trọng về an ninh năng lượng cũng đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới…

“Khi nước Mỹ hắt hơi, thế giới sẽ cảm lây” Đây là câu nói cửa miệng của giới đầu tư tài chính. Điều này có nghĩa là, nếu nền kinh tế Mỹ gặp khủng hoảng, làn sóng ảnh hưởng sẽ lan ra toàn cầu.

Trong bối cảnh căng thẳng liên tục, tình hình lạm phát thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại khu vực châu Âu và Mỹ. Trong tháng 8/2022, lạm phát của khu vực đồng Euro tăng lên mức cao kỷ lục 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tháng 8/2022 của Mỹ tăng 8,3%, tuy thấp hơn mức tăng 8,5% của tháng trước nhưng cao hơn kỳ vọng khiến FED tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 5 trong năm vào ngày 21/9/2022 để thắt chặt chính sách tiền tệ. Tại châu Á, lạm phát tháng 8/2022 của Thái Lan tăng 7,9%; Hàn Quốc tăng 5,7%; In-đô-nê-xi-a tăng 4,7%; Nhật Bản tăng 3%; Trung Quốc tăng 2,5%. Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm những quốc gia có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 9/2022 tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước.

Bão tài chính càn quét nhiều nền kinh tế trên thế giới
Bão tài chính càn quét nhiều nền kinh tế trên thế giới

Một số cường quốc rơi vào “suy thoái”, theo định nghĩa phổ biến là khi sản lượng kinh tế giảm 2 quý liên tiếp, còn số khác đang “xếp hàng” trước bờ vực suy thoái khi sản lượng kinh tế đã giảm một quý. Nhưng sau những diễn biến tuần qua, dường như danh sách suy thoái sẽ chỉ kéo dài ra theo từng quý. Cơn bão khủng hoảng đang “gõ cửa” tất cả các châu lục.

Đa số những nền kinh tế đang cận kề suy thoái dưới đây dựa nhiều vào xuất khẩu.  Tuy nhiên, bây giờ là thời kỳ khó khăn cho xuất khẩu. Cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung đã làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa toàn cầu, khiến xuất khẩu bị giảm đáng kể từ trước đó thì nay lại thêm 1 cuộc xung đột thực sự giữa NGA – UKRAINE lại càng làm cho chuỗi cung ứng này khó khăn hơn.

Với tình trạng lạm phát vẫn tiếp tục hoành hành, các NHTW trên toàn cầu đang tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ. Đã có nhiều đợt tăng lãi suất mạnh ở New Zealand, Canada, Hàn Quốc và Philippines.

Có ý nghĩa nhất với Việt Nam là diễn biến tại Singapore. Cơ quan tiền tệ Singapore cũng đã thắt chặt chính sách tiền tệ. Nâng mức dự báo lạm phát tổng thể năm 2022 của Singapore lên 5 – 6%, từ mức 4,5 – 5,5% trước đó. Singapore, Hàn Quốc thường được biết đến là “chim báo bão” cho suy thoái ở những nền kinh tế châu Á và thế giới.

Trong nước, kinh tế hồi phục mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tăng. Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng giá cơ bản vẫn được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2021. Để chủ động ứng phó áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo bộ, ngành và địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, cũng như thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế – xã hội.

Tới nay, mặt bằng giá trong nước cơ bản đã được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn đang hiện hữu. Diễn biến giá cả hàng hóa và nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm vì tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Tuy nhiên, rủi ro tăng trở lại khá cao bởi xung đột giữa Nga – Ukraine chưa chấm dứt. 

Ngoài ra, sự hồi phục kinh tế Trung Quốc có thể sẽ kéo nhu cầu năng lượng gia tăng. Kinh tế Việt Nam có khả năng hồi phục mạnh hơn trong những tháng còn lại của năm vì tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cùng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tăng sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao. Do đó, công tác quản lý và điều hành giá trong thời gian sắp tới cần tiếp tục thực hiện thận trọng, linh hoạt và chủ động để đảm bảo kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2022. Ngoài ra, tạo cơ sở cho việc kiểm soát tình trạng lạm phát trong năm 2023.

Tuy vậy các nhà đầu tư cũng không hề chủ quan hay thậm chí hoang mang về Những cơn bão đang đe dọa thị trường tài chính toàn cầu. Liệu chúng có xảy ra hay không và khi nào sẽ xảy ra? Nếu không xảy ra thì sao, các nhà đầu tư nên làm gì?

XEM FULL BÌNH LUẬN ĐIỂM TIN: BÃO NORU ĐÃ QUA, “BÃO TÀI CHÍNH” RA SAO SẮP TỚI? TẠI ĐÂY:

2. Chuyên gia nhận định: 2022 là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu khi gặp phải những cơn “bão tài chính”

Về câu chuyện này, Rich Nguyen và những chuyên gia cố vấn của chúng tôi nhận định như sau: Nền kinh tế thế giới bước vào tháng 10 với nhiều biến động, cụ thể là nguy cơ 1 cuộc khủng hoảng năng lượng đang cận kề và “cơn bão” lạm phát dường như vẫn chưa hạ nhiệt bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhiều quốc gia trong suốt thời qua.

Khi lạm phát gia tăng trên khắp thế giới và cuộc xung đột ở Ukraine leo thang, triển vọng về sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19 đã kém đi. 2022 đang trở thành một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu khi gặp phải những cơn “bão tài chính”:

  • Thứ nhất, rủi ro tài chính gia tăng vì sự hồi phục chưa chắc chắn và không đồng đều của nền kinh tế toàn cầu. Biến động giá nguyên liệu đầu vào và giá vàng đi liền với biến động chính trị, dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ khiến dòng tiền đầu tư bị giảm sút mạnh, tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu. Mặc dù, nguy cơ bong bóng tài chính và bong bóng chứng khoán toàn cầu khó xảy ra, nhưng không thể loại trừ nguy cơ sụt giảm, cũng như đảo chiều mạnh trước khi thực sự phục hồi bền vững.
  • Thứ hai, nguy cơ thể chế không theo kịp với sự phát triển của thị trường tài chính; giải pháp ứng phó dịch bệnh và các cơ chế phối hợp kém hiệu quả.

Bối cảnh tái định hình thị trường tài chính toàn cầu sau này cũng đặt ra nhiều thách thức khi thể chế chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của kinh tế số, tài chính – tiền tệ số, giao dịch xuyên biên giới, cũng như sự mất dần kết nối giữa thị trường tài chính với nền kinh tế thực.

Chuyên gia nhận định: 2022 là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu khi gặp phải những cơn “bão tài chính”
Chuyên gia nhận định: 2022 là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu khi gặp phải những cơn “bão tài chính”

Các giải pháp và gói hỗ trợ cùng sự nới lỏng các điều kiện tài chính toàn cầu đã triển khai trong 2 năm 2020-2021 với kỳ vọng sẽ giúp phục hồi nền kinh tế và thị trường tài chính. Tuy nhiên, cũng dẫn đến hệ lụy như rủi ro bong bóng tài sản và lạm phát (vì bơm nhiều tiền) và rủi ro nợ xấu tăng (do hạ chuẩn cho vay hay đảo nợ, sức khỏe tài chính của bên vay yếu đi)…

Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở khu vực châu Á còn phải chịu các tác động sâu xa hơn từ việc kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Đặc biệt, Mỹ là nền kinh tế 70% tiêu dùng. Một khi người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao và không còn vung tiền chi tiêu mua sắm tivi, ôtô, thực phẩm, tủ lạnh,… những nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Giá bất động sản tại Việt Nam cũng có thể xuống thấp hơn nữa. Đáng chú ý là nếu bất động sản xuống thì tài sản ngân hàng cũng sẽ xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên. 

Và vẫn còn 4 rủi ro lớn với thị trường bất động sản.

  • Thứ nhất, tín dụng ngân hàng khó khăn hơn với chủ đầu tư bất động sản và người mua nhà (vì lãi suất tăng, khả năng hạn mức tín dụng sẽ được nới lỏng rất ít.
  • Thứ hai, kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp không còn sôi động như trước.
  • Thứ ba, nhu cầu với nhà ở có thể suy yếu khi lãi suất cho vay tăng.
  • Thứ tư, tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tư bất động sản có thể bị ảnh hưởng do giá đất tăng, giá vật liệu xây dựng cùng lãi suất cao hơn.

“Chi phí huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản đang tăng lên, trong khi những khoản vay mua nhà có thời gian ân hạn giai đoạn 2020 – 2022 sẽ hết thời gian ưu đãi. Hơn nữa, chúng có rủi ro trở thành nợ xấu vào năm 2023 khi những khoản thanh toán gốc và lãi tới hạn trong bối cảnh thanh khoản thị trường bất động sản bị thắt chặt”.

Theo Bộ Tài chính, trong năm nay, khối lượng trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144.500 tỷ đồng, trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn chiếm 43,2% (khoảng 62.470 tỷ đồng), khối lượng trái phiếu các tổ chức tín dụng đáo hạn vào khoảng 29.160 tỷ đồng, chiếm 20,2% tổng khối lượng trái phiếu đáo hạn.

Năm 2023 và năm 2024, khối lượng trái phiếu đến hạn tăng cao so với năm 2022, lần lượt là 271.400 và 329.500 tỷ đồng. Trong đó, tổng khối lượng trái phiếu bất động sản đến hạn là 207.800 tỷ đồng, trái phiếu của các tổ chức tín dụng đến hạn là 207.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bao nhiêu là nợ đã quá hạn hoặc khó đòi thì không có báo cáo.

Chính từ những ảnh hưởng trên, Kết quả tài chính của nhiều ngân hàng thương mại có thể không được như mong muốn vào cuối năm nay. Đó là những tác động ngắn hạn.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể sẽ chững lại. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng khoán thế giới nên ảnh hưởng là tương đối nhỏ. Lo ngại là phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn về khi nguồn vốn của họ bị co lại. Lúc này, một lượng không nhỏ tiền USD sẽ ra khỏi Việt Nam.

Dù vốn của các nhà đầu tư nước ngoài ở trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam không nhiều, chỉ khoảng 20% tổng vốn. Tuy nhiên, nếu họ rút ồ ạt thì sẽ ảnh hưởng ngay đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Vậy đứng trước những cơn “bão tài chính” này, dòng tiền sẽ đi đâu về đâu?

Đứng trước những cơn “bão tài chính” này, dòng tiền sẽ đi đâu về đâu?
Đứng trước những cơn “bão tài chính” này, dòng tiền sẽ đi đâu về đâu?

Một công thức đầu tư phổ biến hiện nay là “thời gian đầu tư trong thị trường quan trọng hơn việc cố gắng chọn thời điểm tốt nhất để tham gia”. Điều này phản ánh việc giá trị không được sinh ra từ các hoạt động giao dịch. Vì nếu các nhà đầu tư giao dịch càng nhiều sẽ càng tốn chi phí nên hiệu quả sẽ không cao bằng việc chọn những cổ phiếu tốt và doanh nghiệp tiềm năng để đầu tư lâu dài. Nhìn vào sự gia tăng tài sản của những chủ doanh nghiệp, chúng ta sẽ thấy, những người tích lũy được tài sản lớn thường ít giao dịch và chỉ tập trung vào việc phát triển kinh doanh để đem lại giá trị lâu dài.

Vậy phân tích việc phân bổ dòng tiền và chọn kênh đầu tư nên dựa trên những yếu tố nào để hiệu quả nhất? Mỗi loại hình đầu tư hoặc mỗi kênh đầu tư có đặc điểm về rủi ro và tỷ suất sinh lời khác nhau.

Nhà đầu tư hiệu quả nhất là người có tầm nhìn dài hạn. Nhà đầu tư dài hạn luôn luôn là người chiến thắng. Đơn cử có thể thấy rõ nhất như thị trường chứng khoán Việt Nam, nhìn ngắn hạn vô cùng biến động, lúc lên 35%, lúc lại xuống 20%. Tuy nhiên, nếu nhìn dài hạn, thị trường VNindex từ lúc bắt đầu là 100 điểm, sau 21 năm hiện là 1200 điểm, như vậy là tăng 12 lần sau 21 năm. Nhìn các công ty niêm yết hàng đầu trên thị trường, chúng ta cũng thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc của những công ty này trong vòng 10-15 năm qua.

Về phân bổ tài sản, tùy theo độ tuổi, tổng tài sản tích lũy và mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư mà phân bổ tài sản. Tuy nhiên, phải dựa trên nguyên tắc phân bổ đầu tư nhiều kênh khác nhau và nên chọn cách đầu tư dài hạn sinh lời bền vững. Bởi vì trong khoảng 15 – 20 năm tới, nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng rất tốt và những công ty trong nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ sự tăng trưởng này. Do đó, nhà đầu tư nên lựa chọn các kênh đầu tư tốt, những sản phẩm đầu tư chất lượng thì tài sản của họ sẽ tăng trưởng theo.

Tóm lại, ĂN NHAU LÀ Ở BỐI CẢNH – Xét cho cùng thì bất động sản cũng chỉ là một ngành nghề trong số hàng nghìn ngành nghề của nền kinh tế chính. Vì vậy nó cũng chịu tác động chung của kinh tế vĩ mô. BĐS thuộc nhóm ngành nghề chu kỳ nên hễ nền kinh tế phát triển, nước nổi thì thuyền nổi, nước nổi thì bèo nổi. Khi hiểu được thị trường, thuận thị trường thì mua đâu cũng thắng. Khi thị trường đổi chiều, nếu không nắm vững vĩ mô thì chắc chắn bạn sẽ thất bại, “thuỷ thủ mà bơi ngược dòng thì cũng vẫn chết đuối như thường”.

Và Hãy luôn nhớ rằng:

LỢI NHUẬN GIẢM KHI CHUYỂN ĐỘNG TĂNG

Trong ngắn hạn rất khó để phản ánh được tiềm năng của thị trường và tài sản. Trong ngắn hạn rất khó để giá của bất động sản bứt phá nhiều chính vì vậy giao dịch nhiều chỉ khiến bạn nuôi béo nhiều các tổ chức trung gian và thu về lãi lời chả đáng bao nhiêu trên mỗi giao dịch thuận lợi, nhưng mỗi một giao dịch sai lại khiến bạn phải trả giá bằng số tiền đủ lớn và thời gian đủ dài.

Quan điểm của bạn thì sao ?  Liệu cơn bão tài chính sẽ tan đi hay tất cả chỉ là mới bắt đầu?  Bạn chuẩn bị và phòng bị gì?

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon