Điểm tin bất động sản ngày 02/09/2022 cùng Rich Nguyen
 

Điểm tin bất động sản ngày 02/09/2022 cùng Rich Nguyen

02/09/2022

Ngân hàng Nhà nước phân bổ thêm room, tỷ giá có dấu hiệu “căng”; Nhiều “ông lớn” xếp hàng xin làm cao tốc; Gần 16,8 tỷ USD vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng; Cân nhắc bổ sung quyền sử dụng đất của người nước ngoài; Sửa Luật Đất đai: Vẫn chưa rõ thân phận Condotel; Long An: Nhiều dự án Khu công nghiệp chậm tiến độ,…. Đây là những nội dung tổng hợp đáng chú ý từ ngày 26/08/2022 đến 02/09/2022. Hãy cùng Rich Nguyen Academy tìm hiểu những nội dung này trong điểm tin bất động sản ngày 02/09/2022.

1. Ngân hàng Nhà nước phân bổ thêm room tín dụng, tỷ giá có dấu hiệu “căng”

Ngân hàng Nhà nước thông báo, việc bổ sung hạn mức room tín dụng cho các ngân hàng sẽ được công bố vào đầu tuần này. Hạn mức room tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% nhằm thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%. Đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế – xã hội.

Ngân hàng Nhà nước phân bổ thêm room tín dụng, tỷ giá có dấu hiệu “căng”
Ngân hàng Nhà nước phân bổ thêm room tín dụng, tỷ giá có dấu hiệu “căng”

Theo SSI, việc Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng còn lại của năm 2022 tương ứng với việc sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng được phân bổ về cho các ngân hàng. Dự báo hạn mức bổ sung sẽ dao động khoảng 3 – 5% tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của từng ngân hàng.

2. Nhiều “ông lớn” xếp hàng để xin làm cao tốc

Mặc dù tiêu chí lựa chọn vẫn chưa được đưa ra nhưng hàng loạt doanh nghiệp lớn đã ngỏ ý xin được chỉ định thầu dự án thành phần đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2. Cụ thể là Tập đoàn Đèo Cả đã có văn bản đăng ký tham gia một số dự án thành phần tại khu vực miền Trung, nhất là những dự án có công trình hầm lớn. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến dự án này.

Nhiều “ông lớn” xếp hàng để xin làm cao tốc
Nhiều “ông lớn” xếp hàng để xin làm cao tốc

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các nhà thầu khác cũng gửi đề xuất xin được chỉ định thi công những gói thầu cao tốc Bắc – Nam. Chẳng hạn Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh xin tham gia thi công đoạn Vạn Ninh – Cam Lộ, Công ty Xuân Trường đề xuất tham gia thi công cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng.

Một số nhà thầu khác như Him Lam, Trung Nam, DIC Corp, Hòa Bình, Licogi 16, Sơn Hải, Vinaconex,… cũng đề xuất được tham gia thi công dự án cao tốc Bắc – Nam với cam kết vượt tiến độ 3 – 6 tháng, tiết kiệm ít nhất 5% giá trị dự toán gói thầu.

3. Gần 16,8 tỷ USD vốn ngoại được đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính tới ngày 20/8, tổng số vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh, góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 16,8 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Nhiều chuyên gia cho biết, mặc dù Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhưng trong tình hình dòng vốn FDI toàn cầu suy giảm trước những diễn biến gần đây của thế giới như đứt gãy chuỗi cung ứng, căng thẳng Nga – Ukraine, lạm phát leo thang,… dòng vốn FDI mới chảy vào các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á sẽ có những tác động nhất định. Điều này khiến các nhà đầu tư trở nên cẩn trọng và dè dặt hơn với những quyết định đầu tư mới.

Gần 16,8 tỷ USD vốn ngoại được đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng
Gần 16,8 tỷ USD vốn ngoại được đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng

Trong 21 ngành kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đã quyết định đầu tư vào 18 ngành. Công nghiệp chế biến chế tạo vẫn dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 10,7 tỷ USD, chiếm 63,9% tổng số vốn đầu tư đăng ký.

Kinh doanh bất động sản đứng ở vị trí thứ 2 với tổng số vốn đầu tư trên 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là những ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và thông tin truyền thông với tổng số vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 620,8 triệu USD và 518,9 triệu USD. Hiện nay, đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ở Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022, dẫn đầu chính là Singapore.

4. Cân nhắc bổ sung thêm quyền sử dụng đất của người nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ cho biết, trong Sửa Luật Đất đai lần này, cần cân nhắc bổ sung thêm quy định người nước ngoài nếu thuộc đối tượng được phép sở hữu nhà ở theo pháp luật về nhà ở sẽ được quyền sử dụng đất ở. Theo thông tin từ cuộc họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ vào tháng 8/ 2022, với nội dung về tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Thủ tướng yêu cần cần bổ sung quy định về hạn chế, kiểm soát được việc tiếp cận những khu vực trọng yếu và nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đã chỉ đạo cân nhắc bổ sung thêm quy định người nước ngoài thuộc đối tượng được phép sở hữu nhà ở theo pháp luật về nhà ở sẽ được quyền sử dụng đất để ở nhằm có căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Mục đích là để thống nhất với Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) về đối tượng được sở hữu nhà ở là người nước ngoài.

Xem FULL điểm tin bất động sản ngày 02/09/2022 cùng Rich Nguyen tại đây:

5. Sửa đổi Luật Đất đai: Vẫn chưa rõ thân phận của Condotel

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản phản hồi đề nghị của Bộ Tư Pháp về vấn đề tham gia thẩm định Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, Mục 2 Chương XII của Dự thảo quy định về những loại đất và chế độ sử dụng đất tương đương. Tuy nhiên, rất khó để có thể phân định đất để xây dựng condotel, bất động sản nghỉ dưỡng, biệt thự biển,… thuộc loại đất gì và chế độ sử dụng như thế nào.

Tuy nhiên, theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, theo phản ánh của doanh nghiệp, các văn phòng đã đăng ký đất đai ở địa phương đều dừng việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận cho khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng trên đất ở không hình thành đơn vị ở với lý do là chưa có cơ chế pháp lý quy định. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đầu tư và khách hàng tại Dự thảo, cũng như ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

Sửa đổi Luật Đất đai: Vẫn chưa rõ thân phận của Condotel
Sửa đổi Luật Đất đai: Vẫn chưa rõ thân phận của Condotel

Để giải quyết trường hợp này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị Dự thảo quy định rõ chế độ sử dụng đất với những dạng bất động sản kể trên. Đồng thời quy định chuyển tiếp cho những dự án bất động sản có tính chất này trước thời điểm Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực.

6. Nhiều dự án khu công nghiệp ở Long An chậm tiến độ

Thông tin trong buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An gần đây, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Tân An, tỉnh Long An, ông Nguyễn Minh Hùng cho biết, địa phương có chủ trương thành lập ba cụm công nghiệp. Trong đó bao gồm Cụm công nghiệp Tú Phương (thành lập năm 2018), Cụm công nghiệp Lợi Bình Nhơn (thành lập năm 2003) và Cụm công nghiệp Lợi Bình Nhơn 2 (thành lập năm 2019) đang triển khai theo dự án đã được phê duyệt nhưng đang có dấu hiệu chậm tiến độ.

Nhiều dự án khu công nghiệp ở Long An chậm tiến độ
Nhiều dự án khu công nghiệp ở Long An chậm tiến độ

Những dự án đang bị chậm tiến độ chủ yếu là do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

—————

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon