Fed tăng thêm lãi suất 0,75 điểm cơ bản, cả USD và vàng đi lên; Cuộc họp kéo dài 7 tiếng của NHNN về điều hành tín dụng; Loạt dự án BT dang dở, án binh bất động ở Thành phố Hồ Chí Minh; Cầu vòm thép được chọn vượt sông Hồng trong khu vực nội đô HN; BĐS khu vực Bắc Trung Bộ: Khách hàng ồ ạt bỏ cọc do “trót” đấu giá quá cao; Hạ tầng Biên Hòa bị quá tải: Đâu là lối ra?. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 23/09 cùng Rich Nguyen.
Mục lục
1. Fed tăng thêm lãi suất 75 điểm cơ bản, cả USD và vàng đi lên
Vào cuối ngày 21/09. sau khi cuộc họp của FED kết thúc và đưa ra thông báo tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, cả giá vàng và đồng bạc xanh đều tăng. Đây là lần thứ 3 liên tiếp FED quyết định tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Mức lãi suất hiện tại là cao nhất kể từ đầu năm 2008.
Lãi suất quá liên bang của Mỹ hiện nay dao động từ 3 – 3,25%, cao hơn so với năm 2019, thời điểm trước đại dịch Covid-19 và tương đương với hồi đầu năm 2008.
Quyết định tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần này của FED đã được các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, tài chính dự báo từ lâu nên không gây bất ngờ. Trái ngược với những phiên trước đó, giá vàng đã tăng trở lại ngay sau khi FED tăng lãi suất USD. Giá vàng trên thị trường quốc tế sáng ngày 22/9 cũng tăng khoảng 10 USD/ ounce lên thành 1.674 USD/ ounce.
Giá vàng trên thị trường quốc tế bật tăng trở lại trong khi sức khỏe của USD cũng đi lên. Đây là lần hiếm hoi cả vàng và đồng đô la Mỹ tăng cùng chiều.
Đồng đô la quốc tế đạt đỉnh mới trong 2 thập kỷ sau quyết định quan trọng đã được dự đoán từ trước của FED. Chỉ số USD Index hiện đang ở mức 110,22 điểm.
Mặc dù sức khỏe của đồng USD đã đạt đỉnh mới trong 2 thập kỷ sau khi FED nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nhưng còn có thể tăng nhiều hơn trong những cuộc họp sắp tới. Sáng ngày 22/09, tỷ giá trung tâm của VND so với USD được NHNN công bố ở mức 23.316 đồng/ USD, tăng khoảng 15 đồng/ USD so với phiên ngày hôm nay.
2. Cuộc họp kéo dài 7 tiếng của NHNN về điều hành tín dụng
Ngày 19/09, NHNN cho biết vừa tổ chức Hội ngũ về công tác điều hành tín dụng. Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN đã chủ trì Hội nghị với sự tham gia của Ban Lãnh đạo NHNN, các đơn vị trực thuộc NHNN, Chủ tịch HĐQT/ Hội đồng thành viên và TGĐ của các tổ chức tín dụng.
Tại hội nghị, hầu hết các tổ chức tín dụng đều đánh giá việc điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua là phù hợp. Các ý kiến cho rằng, chúng ta vẫn chưa thể bỏ công cụ hạn mức tín dụng. Tỷ lệ tăng trưởng 14% cả năm 2022 là phù hợp trong bối cảnh hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19 và đã tăng cao hơn so với năm ngoái.
Đồng thời, cần phải có tỷ lệ phân bổ theo chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng để tránh việc phân bổ cào bằng. Bên cạnh đó, việc thông tin riêng tới từng tổ chức tín dụng là cần thiết do phân bổ theo xếp loại không thể công khai ra công chúng ảnh hưởng tới sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Các ý kiến cũng đều cho rằng, nếu tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao sẽ dẫn tới nguy cơ chạy đua lãi suất giữa các tổ chức tín dụng và an toàn hệ thống.
3. Loạt dự án BT dang dở, án binh bất động ở thành phố Hồ Chí Minh
Dự án Vành đai 2, ngăn triều gần 10.000 tỷ đồng, đường song hành cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là những dự án được đầu tư theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng) đã được triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc thi công vẫn còn đang dang dở và “trùm mền” do bị vướng mặt bằng, cũng như thủ tục thanh toán.
Theo các nhà đầu tư, nguyên nhân gây ra vấn đề này là địa phương chậm bàn giao mặt bằng và đang chờ thành phố Hồ Chí Minh xem xét điều chỉnh dự án, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, ký điều chỉnh phụ lục hợp đồng đổi đất lấy hạ tầng, thanh toán quỹ đất,…
Hiện nay, các sở ngành liên quan đang tập trung hoàn tất những nội dung như xác định giá trị đất, báo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tại dự án,… Mục đích của việc làm này là để bảo đảm tính khả thi cho phương án tài chính và giảm chi phí phát sinh do chậm tiến độ.
4. Cầu vòm thép được chọn vượt sông Hồng trong khu vực nội đô HN
Sau khi phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo được chọn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển. Trong đó, kiến trúc số 12 cầu Trần Hưng Đạo có vòm thép đã được lựa chọn là phương án thi công trong khu vực nội đô thành phố Hà Nội.
Về hướng tuyến và vị trí, cầu Trần Hưng Đạo nằm ở giữa phạm vi cầu Vĩnh Tuy và Chương Dương, kết nối với phố Trần Hưng Đạo ở khu vực các quận Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm sang đường Vũ Đức Thận, Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên.
Theo quy mô nghiên cứu dự án, cầu có điểm đầu ở ngã 5 giao giữa tuyến phố Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Lê Thánh Tông – Tăng Bạt Hổ – Hàn Thuyên, điểm cuối ở nút giao với đường Vũ Đức Thận, Nguyễn Văn Linh dài khoảng 5,5km.
Phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đạt giải Nhất có mã số là THĐ12 (DD1188). Đây là phương án đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lựa chọn làm phương án triển khai lập dự án đầu tư và thi công xây dựng cầu. Với phương án này, cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng có kết cấu chính dạng vòm thép với sơ đồ nhịp 150mx6, mặt cắt ngang cầu ở giữa nhịp 40,66m, tại trụ cầu 47,76m với 6 làn xe cơ giới. “Ý tưởng kiến trúc tạo 1 cây cầu biểu tượng mới của trung tâm HN với 2 đường cong lượn sóng bên bờ sông Hồng, kết cấu vòm chính là hai đường cong tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình với biểu tượng vô cực”.
Tổng số vốn đầu tư dự kiến là hơn 8.900 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm đến 50% và vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến trong khoảng 20 năm và thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 – 2025.
Xem FULL video Điểm tin bất động sản ngày 23/09 cùng Rich Nguyen tại đây:
5. Bệnh viện với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng xây nhiều năm không xong
Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ với quy mô 500 giường được Ủy ban nhân dân TP quyết định và phê duyệt năm vào hồi tháng 2/2017 với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng,… tuy nhiên đến nay, dự án vẫn còn đang dang dở. Sở Y tế thành phố Cần Thơ cho rằng, nguyên nhân giải ngân chậm là do thay đổi nguồn gốc hàng có xuất xứ Hungary.
“Một số hàng hóa có sự thay đổi so với ban đầu. Với những hàng hóa thay đổi, Sở Y tế thành phố Cần Thơ đã làm việc với nhà thầu để thống nhất và tiến hành thẩm định về cấu hình, cũng như tính năng kỹ thuật về giá của các hàng hóa điều chỉnh này”.
Theo đó, dự án này có tổng mức đầu tư là 1.727 tỷ đồng (bao gồm vốn vay ODA của CP Hungary là 56.927.480 Euro (tương đương chiếm 80,66% tổng mức đầu tư dự án) và vốn đối ứng của thành phố Cần Thơ là 13.646.520 Euro (chiếm khoảng 19,34% tổng mức đầu tư dự án). Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ đã tổ chức lễ động thổ vào ngày 11/10/2017 do Sở Y tế TP Cần Thơ làm chủ đầu tư.
6. BĐS khu vực Bắc Trung Bộ: Khách hàng ồ ạt bỏ cọc do “trót” đấu giá quá cao
Sau khoảng thời gian sốt đất nền ở các khu vực vệ tinh, thời điểm này, thị trường BĐS ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình,… đã có dấu hiệu hạ nhiệt và nhiều giao dịch bị “bỏ cọc”. Bên cạnh đó, một số phiên đấu giá đất có rất ít người tham gia.
Theo BQL dự án Đầu tư – Xây dựng – Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), trong thời gian qua, trên địa bàn huyện có nhiều khách hàng đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng sau đó bỏ cọc vì không đủ khả năng tài chính. Cụ thể, 50 thửa đất nằm ở vị trí ven biển, ở khu dân cư Mũi Lò Vôi tại xã Kim Thạch đã được đấu giá nhưng bị bỏ cọc đến 12 lô. Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh đã quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất với 12 lô nói trên.
Trước đó, cũng từng xảy ra hiện tượng bỏ cọc với những lô đất đấu giá vượt sàn ở một số địa điểm thuộc thành phố Đông Hà, huyện Cam Lộ và một số khu vực thuộc các huyện miền núi của Quảng Trị. Thị trường BĐS khu vực miền Trung đi vào thực chất hơn và chỉ những người có nhu cầu thực mới mua đất, chứ không còn tình trạng đầu cơ, gây nhiễu loạn.
Địa phương lân cận là Quảng Bình cũng gặp phải tình trạng tương tự, những cuộc đấu giá quyền sử dụng đất không sôi động như trước. Rất nhiều khách hàng bỏ cọc bởi không đủ khả năng tài chính và việc vay vốn từ ngân hàng gặp khó khăn. Có những người bỏ cọc do nhận thấy giá cao cao so với thực tế. Vì vậy, tình trạng sốt đất hiện nay đã lắng xuống.
7. Hạ tầng Biên Hòa bị quá tải: Đâu là lối ra?
Hệ thống hạ tầng chưa phát triển đồng bộ khiến thành phố Biên Hòa – Đồng Nai chịu rất nhiều áp lực và bị “hụt hơi” trước áp lực gia tăng dân số, cũng như sức ép đô thị hóa quá nhanh trong khoảng thời gian gần đây.
Sở hữu rất nhiều khu công nghiệp, Biên Hòa là 1 trong 3 địa phương có tốc độ tăng dân số nhanh nhất ở tỉnh Đồng Nai. Hạ tầng đầu tư chưa phát triển đồng bộ dẫn tới quá tải về trường học, đường xá, nhà ở,…
Theo thống kê, mật độ dân số ở đây hiện là hơn 4.000 người/km2, cao nhất tỉnh Đồng Nai. Điều này đã gây ra những áp lực lớn về nhà ở. Vì khan hiếm nguồn cung nên các dự án nhà ở không đủ đáp ứng, nhất là nơi đây có rất ít dự án được đầu tư bài bản và chất lượng.
Tình trạng ngập nước liên tiếp xảy ra vào mùa mưa ở nhiều khu vực của thành phố Biên Hòa. Thực trạng “ngổn ngang” và chắp vá khiến tốc độ, cũng như chất lượng đô thị hóa của khu vực này bị hạn chế. Là đô thị lâu đời và có tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng, việc phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở thành phố Biên Hòa vẫn đang diễn ra trong tình trạng “đuổi bắt” trước tốc độ đô thị hóa,…
Trước hiện trạng này, việc đẩy mạnh phát triển đầu tư hạ tầng mở rộng ở thành phố Biên Hòa và việc đi tìm lời giải về những dự án cao cấp, đáp ứng nhu cầu không gian sống hiện đại, tiên tiến đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết!
—————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ