Điểm tin bất động sản ngày 24/02/2023 cùng Rich Nguyen
 

Điểm tin bất động sản ngày 24/02/2023 cùng Rich Nguyen

24/02/2023

Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công, không để lãng phí nguồn lực; Giao Ngân hàng Nhà nước xem xét giãn nợ cho doanh nghiệp bất động sản, chủ đầu tư được vay ưu đãi 55.000 tỷ đồng; Tín dụng khó chảy mạnh do áp lực lãi vay cao; Khơi thông chính sách tài chính đất đai và giá đất. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 24/02/2023 cùng Rich Nguyen.

1. Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công, không để lãng phí nguồn lực

Chiều ngày 21/2/2023, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, hàng loạt bộ, ngành, địa phương đã bị Thủ tướng Phạm Minh Chính “điểm tên” và phê bình. Lý do là giải ngân vốn đầu tư công chậm trong năm 2022. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, cần phải làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và người đứng đầu.

Nhận trách nhiệm của mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Mãi đã chỉ ra 5 nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công của thành phố năm 2022 chỉ đạt trên 71% so với số vốn cân đối được. Đó là thủ tục xây dựng, thủ tục dự án, phân bổ vốn làm chậm; giá vật liệu tăng; giải phóng mặt bằng khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ xây lắp; thủ tục một số dự án ODA chậm,…

Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công, không để lãng phí nguồn lực
Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công, không để lãng phí nguồn lực

Tuy nhiên, bao trùm là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong việc chuẩn bị hồ sơ, đánh giá các tình huống phát sinh và chủ động tháo gỡ khó khăn”. Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế và chính sách là một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Có thể thấy rằng, nhiệm vụ năm 2023 rất nặng nề vì tổng nguồn đầu tư công lên đến hơn 711.000 tỷ đồng.

Thông tin cho biết, tính tới hết tháng 1/2023, hơn 84,2% kế hoạch mà Thủ tướng giao đã được phân bổ. Số vốn còn lại cần phải tập trung phân bổ là hơn 117.000 tỷ đồng. Mặt khác, giải ngân vốn đầu tư công mới hơn 12.800 tỷ đồng, đạt 1,81% kế hoạch được Thủ tướng giao, thấp hơn 2,5% của cùng kỳ năm trước và toàn bộ là vốn trong nước.

2. Giao Ngân hàng Nhà nước xem xét giãn nợ cho doanh nghiệp BĐS, chủ đầu tư được vay ưu đãi 55.000 tỷ đồng

Dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững của Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường. Theo Dự thảo, các giải pháp quan trọng được đưa ra để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, thể chế, nguồn cung cho thị trường và thúc đẩy nhà ở xã hội.

Dự thảo cũng đưa ra nhiều giải pháp để phát triển nhà ở công nhân và nhà ở xã hội. Về nguồn vốn, Dự thảo nêu rõ: Đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng 110.000 tỷ đồng (tương đương 10% nhu cầu vốn giai đoạn 2022 – 2030) cấp cho các ngân hàng thương mại cho các dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội vay theo phương thức tái cấp vốn (giống như gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong thời kỳ 2013 – 2016 trước đây).

Trong đó, dành khoảng 50% gói tín dụng tương đương khoảng 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội vay ưu đãi. Khoảng 50% số tiền còn lại sẽ dành cho khách hàng cá nhân là người mua và thuê mua nhà ở công nhân, nhà ở xã hội.

Giao Ngân hàng Nhà nước xem xét giãn nợ cho doanh nghiệp BĐS, chủ đầu tư được vay ưu đãi 55.000 tỷ đồng
Giao Ngân hàng Nhà nước xem xét giãn nợ cho doanh nghiệp BĐS, chủ đầu tư được vay ưu đãi 55.000 tỷ đồng

Theo Dự thảo, Chính phủ yêu cầu NHNN rà soát việc cho vay tín dụng với các doanh nghiệp bất động sản và cần có giải pháp phù hợp, hiệu quả để góp phần tháo gỡ khó khăn. Đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, an toàn, bền vững và hiệu quả theo tinh thần Công điện 1156/CĐ-TTg ngày 12/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Về Bộ Tài chính, dự thảo Nghị quyết nêu rõ, cần rà soát và đánh giá cụ thể, kỹ lưỡng khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trong đó bao gồm nhóm doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là trái phiếu đến hạn thanh toán năm 2022 và 2023. 

Nếu có khó khăn, doanh nghiệp bất động sản cần đàm phán với các nhà đầu tư để xem xét biện pháp hợp lý, hài hòa, hiệu quả để cơ cấu lại khoản nợ trái phiếu, lãi suất, các điều khoản chi trả, thanh toán, thời hạn thanh toán phù hợp với tinh thần thực tế, theo đúng quy định pháp luật và theo tinh thần “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ”. Đồng thời nghiên cứu phương thức doanh nghiệp BĐS đàm phán và hoán đổi nợ trái phiếu bằng bất động sản, tài sản.

XEM FULL ĐIỂM TIN BẤT ĐỘNG SẢN NGÀY 24/02/2023 CÙNG RICH NGUYEN TẠI ĐÂY:

 

3. Tín dụng khó chảy mạnh vì áp lực lãi vay cao

Chi phí đầu vào được các ngân hàng dần tiết giảm, đặc biệt là sau cuộc họp giữa NHNN với doanh nghiệp BĐS, khi 4 NHCP có vốn Nhà nước cam kết đưa lãi suất tiền gửi về mức cao nhất là 8,7%/ năm. Bên cạnh đó, khối ngân hàng cổ phần tư nhân cũng đang từng bước giảm lãi suất tiết kiệm về mức tối đa là dưới 9,5%/ năm cho kỳ hạn dài.

Tuy nhiên, tình trạng thỏa thuận “ngầm” giữa khách hàng và ngân hàng cộng thêm biên độ lãi suất từ 0,5 – 1% vẫn tồn tại, đẩy lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên mức cao nhất là 10 – 10,5%/ năm, đặc biệt là ở những ngân hàng nhỏ. Trong khi đó, để giảm lãi suất cho vay, điều kiện tiên quyết là phải cắt giảm chi phí đầu vào.

Hơn nữa, lãi suất cho vay muốn giảm cần phải có độ trễ. Rào cản lãi vay cao khiến nguồn vốn khó chảy mạnh, đặc biệt là trong quý 1 năm 2023 vì đây chưa phải là mùa kinh doanh cao điểm trong năm. Tuy nhiên, điều này buộc ngân hàng phải tính toán lại chi phí đầu tư, giảm lãi suất đầu ra và kích cầu tín dụng.

Tín dụng khó chảy mạnh vì áp lực lãi vay cao
Tín dụng khó chảy mạnh vì áp lực lãi vay cao

Khối ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV) đã giảm lãi suất từ 0,5 – 3%/ năm cho khối doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp BĐS, trong đó ưu tiên lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất – kinh doanh. Sau các ngân hàng lớn, khối ngân hàng tư nhân cũng đã vào cuộc giảm từ 0,5 – 1,5%/ năm lãi suất cho vay, có ngân hàng còn ưu đãi lãi vay cho khách hàng mua nhà, mua ô tô,…

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng là 14 – 14,5%, được điều chỉnh theo tình hình thực tế và được đánh giá là phù hợp. Tuy nhiên, một số tổ chức phân tích cho rằng, nếu áp lực lãi vay ngân hàng khó giảm thì dư nợ tăng thấp.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trong thời gian qua, áp lực lớn với vốn tín dụng ngân hàng cho BĐS không phải do điều hành tín dụng mà là những khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục dành vốn tín dụng cho những dự án đủ điều kiện pháp lý, nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội và kiểm soát rủi ro cấp tín dụng với bất động sản không có nhu cầu thực, bất động sản cao cấp, kinh doanh đầu cơ, làm giá,…

4. Khơi thông giá đất và chính sách tài chính đất đai

Tại tọa đàm, một số ý kiến đã nhấn mạnh kết quả định giá đất sẽ giúp Nhà nước và người sử dụng đất đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh, quản lý quyền sử dụng đất, tránh tình trạng tranh chấp đất đai và xung đột trong thực hiện luật pháp về đất đai. Với hội đồng thẩm định giá đất và tổ chức tư vấn xác định giá đất, các ý kiến căn bản nhất trí nên quy định tổ chức tư vấn định giá đất độc lập hoàn toàn. Giải pháp tối ưu nhất để định giá sát với thị trường là giá đất sẽ do các cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện.

Các tổ chức này có nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp định giá trong tiêu chuẩn định giá tài sản của nước ta, đảm bảo sự thống nhất trong định giá đất. Chẳng hạn như phản ánh trung thực giá thị trường, nguyên tắc khách quan, độc lập của các chủ thể tư vấn, xác định giá đất và tuân thủ cơ chế kiểm tra, giám sát,…

Khơi thông giá đất và chính sách tài chính đất đai
Khơi thông giá đất và chính sách tài chính đất đai

Các chuyên gia cũng đồng tình với bảng giá đất đai được xây dựng định kỳ mỗi năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 1/1/2023. Các ý kiến đề nghị Chính phủ xây dựng tiêu chuẩn định giá tài sản và mở rộng áp dụng biện pháp đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất. Song song với đó tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình định giá đất ở địa phương một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, thanh tra đột xuất trong quá trình thực hiện dự án trọng điểm.

Bảng giá đất có sự biến động nên phải có điều chỉnh để quá trình thực thi được thuận lợi. Về hội đồng thẩm định giá đất, Chủ nhiệm UB kinh tế đề nghị phải bảo đảm tính độc lập, chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan định giá, Hội đồng thẩm định giá đất, cơ quan quyết định giá đất, đảm bảo trung thực, khách quan.

Qua gần 10 năm triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013, đất đai càng ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ kinh tế – xã hội của đất nước và bảo đảm quốc phòng an ninh. Do đó, việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, cũng đưa đất đai phát triển là nội dung quan trọng để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hệ thống hóa các nghị quyết của Đảng.

——

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon