Mục đích điều chỉnh và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021- 2025 để đáp ứng phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội trong từng thời điểm, bám sát mục tiêu quốc gia trong giai đoạn lạm phát.
Mục lục
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là gì?
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu tổng quát là:
- Thực hiện cơ cấu lại đầu tư công và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Giảm tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
- Đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Góp phần quan trọng để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.
Mục tiêu cụ thể của đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết nêu rõ, tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32-34% GDP, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân 5 năm khoảng 16-17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tỷ trọng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước khoảng 28%. Phấn đấu khoảng 29% tổng chi ngân sách nhà nước. Tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong đầu tư công. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân đạt trên 90% kế hoạch Quốc hội giao. Số dự án hoàn thành trong giai đoạn đạt trên 80% tổng số dự án được bố trí vốn.
Theo Nghị quyết, về định hướng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, sớm hoàn thành đưa các công trình đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả thực tế.
Đầu tư công phải bám sát và phục vụ cho việc thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt huy động các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước. Đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược.
Ngoài ra, phải bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, miền, lĩnh vực. Trong đó ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các vùng động lực. Tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Với tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỷ đồng. Trong đó có 1.500.000 tỷ đồng là vốn ngân sách Trung ương, 1.370.000 vốn ngân sách địa phương. Dự phòng 10% kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương theo từng nguồn. Xử lý phát sinh trong quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn
Chi 100.000 tỷ đồng để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó:
- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 50.000 tỷ đồng;
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 30.000 tỷ đồng;
- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 20.000 tỷ đồng.
Xem thêm: Kế hoạch đầu tư công là gì?
2024 điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công như thế nào?
Trong giai đoạn lạm phát cuối 2022 -2023, vai trò của đầu tư công thực sự được đánh giá cao. Lượng vốn được bơm vào nền kinh tế góp phần phục hồi, giúp tăng trưởng GDP cho đất nước. Đầu tư công được đánh giá là cú huých lớn cho nền kinh tế – xã hội. Là động lực lớn cho tăng trưởng, phát triển giúp phần tháo gỡ điểm nghẽn còn tồn đọng 2023.
Năm 2024, theo nhiều dự báo, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Dòng vốn đầu tư công được nhận định tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu.
Năm 2024 là năm quan trọng tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu. Bên cạnh việc dự báo tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Tình hình chính trị – xã hội, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện.
Khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là từ những yếu tố bất lợi bên ngoài. Những khó khăn nội tại như sản xuất kinh doanh, đời sống người dân còn khó khăn. Sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn. Hậu quả và tác động của đại dịch Covid-19 còn kéo dài. Thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.
Với tình hình này, đầu tư công vẫn được xác định là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Là vốn mồi dẫn dắt, thu hút các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1603/QĐ – TTG về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với số tiền cần giải ngân là: 677.349 tỷ đồng. So với năm 2023 chiếm 95% kế hoạch vốn đầu tư công.
Theo Bộ Tài Chính về báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn, 2023 đã giải ngân vốn đầu tư công toàn quốc đạt 81,87% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Đầu tiên, các bộ, ngành, địa phương phải làm tốt ngay từ khâu lập kế hoạch, phân bổ chi tiết vốn. Theo đó, cần xác định đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả.
Việc bố trí vốn cho các dự án phải đúng thứ tự ưu tiên theo quy định, phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án. Đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.
Công tác chuẩn bị đầu tư phải được ưu tiên dành nguồn lực, vì chất lượng đầu vào tốt sẽ giúp dự án ít phải điều chỉnh, thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Nhằm kịp thời thực hiện cũng như triển khai Kế hoạch đầu tư công năm 2024. Ưu tiên triển khai quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Đưa sớm dòng vốn vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.
Đánh giá về sự thay đổi bổ sung đầu tư công năm 2024 có tác động như thế nào đối với nền kinh tế ?
Hứa hẹn một năm kinh tế có nhiều khởi sắc trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025 .Kế hoạch đầu tư công năm 2024 tiếp tục có nhiều đổi mới, khắc phục tình trạng “vốn chờ dự án”,
Đầu tư công sẽ ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế. Bố trí vốn đầu tư công tập trung cho các công trình giao thông quan trọng quốc gia, trọng điểm, liên vùng. Có ý nghĩa lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Đồng thời để đảm bảo việc đầu tư vốn cho các dự án văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ. Bên cạnh đó ưu tiên cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vừa phát triển các vùng động lực tăng trưởng, cực tăng trưởng.
Với kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả. 2024 sẽ góp phần hanh thông các dự án đang gặp nhiều tắc nghẽn, được đi đúng tiến độ. Đảm bảo được chất lượng góp phần cho việc tăng trưởng kinh tế. Đảm bảo được tính đồng bộ bởi hệ thống kết cấu hạ tầng. Tăng năng lực của nền kinh tế. Thu hút đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp cho phát triển bền vững.
Một số kết quả chính dự kiến đạt được trong năm 2024 là:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội. Tập trung hoàn thành nhiều dự án trong các lĩnh vực
- Giao thông
- Công nghệ thông tin, chuyển đổi số
- Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước
- Thích ứng biến đổi khí hậu
- Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, các cơ sở trợ giúp xã hội.
Đẩy nhanh tiến độ thi công thực hiện các dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm:
- Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025
- Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM
- Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1
- Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1
- Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1
- Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến Đường tỉnh 656 tỉnh Khánh Hòa kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận
- Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quyết liệt triển khai vốn cho các dự án để cơ bản hoàn thành trong năm một số dự án quan trọng như: Dự án thành phần Diễn Châu – Bãi Vọt, Cam Lâm – Vĩnh Hảo thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020. Một số tuyến đường ven biển có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế – xã hội của vùng và của cả nước.
Ngoài ra, cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý, là đặc biệt nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, đào tạo nghề.
Đầu tư công có ý nghĩa ntn đối với ngành BĐS?
Đầu tư công có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Và đặc biệt có tác động lớn đối với một số ngành trong đó có BĐS.
Diễn biến thị trường BĐS sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi tốc độ giải ngân. Bởi yếu tố vị trí của các dự án, tạo nền móng tốt cho dự án BĐS được hình thành.
Việc triển khai các tuyến giao thông huyết mạch đang trong quá trình hoàn thiện. Góp phần không nhỏ làm giảm được khoảng cách giữa các trung tâm kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó là cầu nối kinh tế thúc đẩy các vùng phát triển. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng là nền móng cho BĐS tăng giá.
Đây là thời điểm then chốt, giúp các nhà đầu tư đang chờ thời có thể thực hiện kế hoạch đầu tư. Cũng như bám sát vào tình hình kinh tế có thể đặt ra mục tiêu đầu tư cho mình một cách hợp lý.
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ
- 7 lưu ý quan trọng cần nhớ khi tham gia lĩnh vực đầu tư bất động sản
- 8 nguyên tắc cần biết trước khi quyết định đầu tư bất động sản
- Chuyên gia mách nước bí quyết đầu tư bất động sản với 500 triệu đồng