FED TĂNG LÃI SUẤT: NỖ LỰC CHỐNG LẠM PHÁT HAY “ÁC MỘNG” CỦA GIỚI ĐẦU TƯ TOÀN CẦU?
 

FED TĂNG LÃI SUẤT: NỖ LỰC CHỐNG LẠM PHÁT HAY “ÁC MỘNG” CỦA GIỚI ĐẦU TƯ TOÀN CẦU?

12/09/2022

Theo tờ Wall Street Journal, có khả năng, các quan chức FED sẽ cân nhắc tăng lãi suất thêm 0,5 hoặc 0,75 điểm phần trăm vào cuộc họp tiếp theo từ ngày 20 – 21/09. Ông Powell cho biết, FED không chỉ quan tâm đến số liệu của 1 hoặc 2 tháng mà họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho tới khi lạm phát tiến đến cột mốc 2% về dài hạn. Theo dữ liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày 10-8, tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong 12 tháng tính đến tháng 7/2022 là 8,5%. Trước đó, tỷ lệ này nằm ở mức 9,1% hồi tháng 6-2022, cao nhất kể từ tháng 11/1981. Chủ tịch FED đưa ra tuyên bố này giữa bối cảnh có rất nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát đã đạt ngưỡng, tuy nhiên chưa chắc sẽ giảm xuống. Trong bài phát biểu vào ngày 26/08, ông Powell cho biết sự cải thiện của lạm phát trong 1 tháng qua vẫn “còn thiếu” so với những gì FED “cần thấy”, để chắc chắn rằng lạm phát đang trên đà giảm xuống.

FED liên tiếp nâng lãi suất quỹ liên bang 0,75 điểm phần trăm trong 2 cuộc họp gần nhất, đưa mức lãi suất lên 2,25 – 2,5%. Và nhiều khả năng, con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên cao hơn nữa.

“Bài thuốc” tăng lãi suất mạnh tay và liên tiếp này của Fed hiện chưa rõ là nỗ lực chống lạm phát có mang lại hiệu quả như mong muốn không. Tuy nhiên, sức ép nợ nần ở những nền kinh tế phát triển và nguy cơ suy thoái kinh tế tại Mỹ đã hiện lên khá rõ. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về câu chuyện: FED TĂNG LÃI SUẤT: NỖ LỰC CHỐNG LẠM PHÁT HAY “ÁC MỘNG” CỦA GIỚI ĐẦU TƯ TOÀN CẦU? 

1. Quyền lực của FED mạnh đến mức nào?

Cục Dự trữ Liên bang – Federal Reserve System, hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS) hay FED là ngân hàng TW của Hoa Kỳ được thành lập từ ngày 23/12/1913 và được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. FED được thành lập để cung cấp cho đất nước 1 hệ thống tài chính tiền tệ linh hoạt, an toàn và ổn định. Ngân hàng TW là tổ chức tài chính được đặc quyền kiểm soát việc sản xuất, phân phối tiền và tín dụng cho 1 quốc gia hoặc 1 nhóm quốc gia. Trong các nền kinh tế hiện nay, ngân hàng TW thường chịu trách nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ và điều tiết những ngân hàng thành viên.

FED gần như là 1 trong số ít những ngân hàng TW trên thế giới không chịu bất cứ kiểm soát hoặc quyết định nào từ chính phủ, đóng vai trò độc lập dù vẫn chịu trách nhiệm bởi Cơ quan Hành Pháp.

Quyền lực của FED mạnh đến mức nào?
Quyền lực của FED mạnh đến mức nào?

1.1. Thành phần của FED

  • Hội đồng thống đốc (do tổng thống Mỹ đề cử và thượng viện thông qua)
  • Ủy ban thị trường mở và 12 ngân hàng ở các thành phố lớn

1.2. Tại sao FED có thể tác động nền kinh tế toàn cầu?

Tại sao FED có thể tác động nền kinh tế toàn cầu?
Tại sao FED có thể tác động nền kinh tế toàn cầu?
  • FED được biết đến là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới và là nơi duy nhất được in tiền đô la Mỹ.
  • USD là đồng tiền chủ chốt mà FED lại là nơi duy nhất được quyền đưa ra quyết định về tăng giảm lãi suất tiền tệ.
  • USD có mặt trong tất cả các hệ thống ngân hàng trên thế giới từ lớn đến bé, từ Châu Á đến Châu Phi, từ Châu Âu đến Châu Úc.
  • Ngân hàng New York thuộc FED hiện đang dự trữ 25% lượng vàng trên thế giới và đa số là vàng của nước ngoài gửi.
  • Nhiều mặt hàng quan trọng như vàng, bạc, dầu,… đều được định giá bằng USD duy trì chế độ Tam Quyền Phân Lập nên tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đều độc lập. Và Cục Dự trữ Liên bang cũng là cơ quan độc lập nên tổng thống Mỹ (gần như) không có quyền can thiệp vào những chính sách của FED.

Vì vậy, việc kiểm soát tiền đô la Mỹ của FED cũng khiến thị trường toàn cầu bị kiểm soát gián tiếp.

1.3. Những công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED

Những công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED
Những công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED
  • Thay đổi tăng hoặc giảm lãi suất
  • Mua & bán trái phiếu chính phủ: Mua trái phiếu chính phủ sẽ giúp tăng lượng tiền lưu thông, dẫn tới lãi suất giảm và ngược lại.
  • Quy định lượng tiền mặt dự trữ ở những ngân hàng cấp dưới: Nếu số lượng dự trữ lớn thì phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn sẽ khó hơn và lãi suất tăng lên.

“Sứ mệnh của Fed là đem lại ổn định giá cả và thị trường việc làm toàn dụng ở Mỹ”.

Đây là góc độ mà FED quan sát nền kinh tế trong nước và nền kinh tế toàn cầu”. Theo Nathan Sheets, chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu của Citi, “Nếu FED không đem lại sự ổn định kinh tế và tài chính, Mỹ có nguy cơ trở thành nguồn bất ổn cho phần còn lại của thế giới”.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ so với GDP vẫn tiếp tục tăng ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế ổn định. Đây là xu hướng đáng lo ngại với ổn định tài chính toàn cầu. Và không ai cho rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ lùi bước trong chiến dịch chống lạm phát vì nghĩ tới lợi ích của nền kinh tế toàn cầu, trừ phi việc này phục vụ cho lợi ích của Mỹ.

“Sứ mệnh của Fed là đem lại ổn định giá cả và thị trường việc làm toàn dụng ở Mỹ”
“Sứ mệnh của Fed là đem lại ổn định giá cả và thị trường việc làm toàn dụng ở Mỹ”

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế, khoảng 60% số quốc gia thu nhập thấp trên thế giới đang ở trong tình trạng căng thẳng nợ hoặc gần rơi vào trạng thái này. Tổng số nợ mà những nước này đang có khả năng vỡ nợ là 455,6 tỷ USD.

Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” cập nhật cuối tháng 7 vừa rồi, Quỹ Tiền tệ quốc tế nâng dự báo tốc độ lạm phát năm 2022 lên 6,6% ở các nền kinh tế phát triển và 9,5% tại những nền kinh tế mới nổi, tăng gần tròn 1 điểm phần trăm so với con số được đưa ra trong lần dự báo trước. Song song với đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay xuống mức 3,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với mức dự báo 3,6% mà định chế này đã đưa ra hồi tháng 4.

Việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất đã kéo đồng đô la Mỹ tăng khoảng 10% từ đầu năm tới nay so với một số đồng tiền chủ chốt khác giúp kiềm chế bớt áp lực lạm phát ở Mỹ. Tuy nhiên, những nền kinh tế đang phát triển không có được may mắn đó. Tiền đô la Mỹ tăng giá đồng nghĩa với sự mất giá của đồng nội tệ của các nước này, khiến sức ép lạm phát càng thêm lớn, đặc biệt là từ những hàng hóa thiết yếu phải nhập khẩu như lương thực, xăng dầu.

Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái không đang là chủ đề gây tranh cãi. Số liệu tổng sản phẩm trong nước quý 2 công bố mới đây cho thấy nền kinh tế Mỹ đã giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 1,9% hồi quý 1. 2 quý suy giảm liên tiếp đáp ứng khái niệm kỹ thuật về suy thoái kinh tế, tuy nhiên, Mỹ chưa bị “tuyên” chính thức suy thoái bởi vì Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBRE) là “trọng tài” quyết định việc này. Đáng chú ý là tổ chức nghiên cứu này dựa vào nhiều yếu tố khác để xác định chứ không chỉ căn cứ vào biến động GDP.

Giới chức FED tỏ ra lạc quan khi đánh giá về nền kinh tế: “Tôi không nghĩ kinh tế Mỹ hiện nay đang suy thoái, lý do là có quá nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế đang hoạt động quá tốt. Thị trường lao động Mỹ đang rất mạnh nên không thể cho là nền kinh tế đang suy thoái”, ông Jerome Powell, Chủ tịch FED phát biểu sau cuộc họp chính sách tiền tệ kết thúc ngày 27/7 với quyết định nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm.

Thị trường việc làm tiếp tục thắt chặt là lý do quan trọng để Cục Dự trữ Liên bang và nhiều chuyên gia kinh tế cho là sẽ không có suy thoái, hoặc chí ít là suy thoái vẫn chưa xảy ra. Thế nhưng, nền kinh tế đã phát đi những tín hiệu đáng lo ngại. Chẳng hạn như, trong 1 cuộc khảo sát của hãng tin CNBC, niềm tin của chủ doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong đó, 57% chủ doanh nghiệp nhỏ được hỏi cho biết suy thoái đã bắt đầu rồi.

Dù suy thoái hay không, sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ là điều không thể phủ nhận. Kể từ tháng 4 tới nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế đã 2 lần hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ. Theo dự báo mới nhất của định chế này, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm nay và 1% vào năm 2023, so với mức tăng 5,7% trong năm 2021.

“Bài thuốc” tăng lãi suất mạnh tay và liên tiếp này của Fed có thất sự thể hiện nỗ lực chống lạm phát? Liệu FED tiếp tục tăng lãi thì có mang lại hiệu quả như mong muốn hay không? Điều này có tạo ra những sức ép nợ nần ở các nền kinh tế phát triển và nguy cơ suy thoái kinh tế hay không?

Xem FULL video Bình luận điểm tin: FED TĂNG LÃI SUẤT: NỖ LỰC CHỐNG LẠM PHÁT HAY “ÁC MỘNG” CỦA GIỚI ĐẦU TƯ TOÀN CẦU? tại đây:

2. Chuyên gia nhận định: Việc Fed và ngân hàng trung ương nhiều nền kinh tế phát triển đồng loạt tăng lãi suất với mục đích khống chế lạm phát khiến nhiều nước đang phát triển cũng bắt buộc phải tăng lãi suất theo

Về câu chuyện này, dưới góc nhìn của Rich Nguyen và các chuyên gia cố vấn của chúng tôi nhận định:

Việc Fed và ngân hàng trung ương của nhiều nền kinh tế phát triển khác như Canada, Anh, Châu Âu đồng loạt tăng lãi suất để khống chế lạm phát, khiến nhiều nước đang phát triển bắt buộc phải tăng lãi suất theo. “Cuộc đua” lãi suất này đặt ra bất lợi kép với các nền kinh tế đang phát triển.

Chuyên gia nhận định: Việc Fed và ngân hàng trung ương nhiều nền kinh tế phát triển đồng loạt tăng lãi suất với mục đích khống chế lạm phát khiến nhiều nước đang phát triển cũng bắt buộc phải tăng lãi suất theo
Chuyên gia nhận định: Việc Fed và ngân hàng trung ương nhiều nền kinh tế phát triển đồng loạt tăng lãi suất với mục đích khống chế lạm phát khiến nhiều nước đang phát triển cũng bắt buộc phải tăng lãi suất theo
  • Thứ nhất, lãi suất tăng lên làm gia tăng gánh nặng nợ nần, đặc biệt là với những quốc gia đã vay nợ nhiều để vượt qua đại dịch. Lãi suất ở Mỹ tăng lên khiến tỷ giá đồng USD tăng, làm phình to giá trị của các khoản vay bằng USD. Bên cạnh đó, khi lãi suất tăng, các quốc gia sẽ mất nhiều chi phí hơn khi vay những khoản nợ mới để trang trải những khoản nợ cũ. Hàng chục nước đang đối mặt với tình trạng bấp bênh của nền tài chính quốc gia, như Kenya, Ghana, El Salvador và Pakistan. Vấn đề nợ nần cũng căng thẳng tại một số nền kinh tế mới nổi lớn đang đối mặt nhiều vấn đề nội tại, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Thứ hai, việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất có thể dẫn tới sự thoái vốn khỏi những nền kinh tế khác, trong đó có các quốc gia đang phát triển. Bởi vì nhà đầu tư muốn chuyển vốn đến Mỹ để tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Cuộc rút lui của dòng vốn có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ với các nước bị thoái vốn. Số liệu do Viện Tài chính quốc tế công bố mới đây cho thấy những thị trường mới nổi đang bị nhà đầu tư rút vốn 5 tháng liên tiếp – 1 chuỗi thời gian thoái vốn dài chưa từng thấy với nhóm nước này. Tổng cộng, 39,3 tỷ USD bị rút ròng khỏi những thị trường mới nổi trên toàn cầu kể từ tháng 3 – thời điểm Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất, gần bằng với lượng thoái vốn được ghi nhận trong “cơn hoảng loạn” ở các thị trường mới nổi vào năm 2013 – khi FED kết thúc chương trình mua trái phiếu đã triển khai nhằm đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế 2007-2009.
  • Thứ ba, việc nâng lãi suất đặt sự hồi phục còn chưa vững của những nền kinh tế mới nổi từ đại dịch Covid-19 vào thế mong manh hơn. Lạm phát tăng cao và tăng trưởng sụt giảm là mối lo kép không chỉ của những nền kinh tế phát triển mà cả các quốc gia mới nổi, đang phát triển. Cụ thể như các dẫn chứng đã nêu ở phần trên!

2.1. “Bóng ma” suy thoái rình rập gõ cửa Mỹ

Có thể thấy rằng dường như “bài thuốc” chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất của FED sẽ không đem lại tác dụng tức thì. Bởi vì hiện nay, lạm phát bắt nguồn từ 1 số nguyên nhân mà công cụ lãi suất không thể kiểm soát.

  • Thứ nhất, đại dịch gây đảo lộn hoạt động sản xuất trên toàn cầu và sự đảo lộn này sẽ phải mất hàng năm trời để sắp xếp lại. 
  • Thứ hai, cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đẩy giá nhiều hàng hóa cơ bản, đặc biệt là giá năng lượng và lương thực-thực phẩm tăng cao. 
  • Thứ ba, ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế hậu khủng hoảng tài chính 2008 còn dai dẳng cho tới ngày nay. Sau của khủng hoảng, lĩnh vực phát triển nhà ở tại Mỹ không được đầu tư đúng mức. Khi nền kinh tế hồi phục mạnh trong năm 2021 nhờ kích cầu trong đại dịch, Mỹ rơi vào tình trạng thiếu nhà ở nghiêm trọng. Song song với đó, doanh nghiệp Mỹ đã thu hẹp hoạt động trong đại dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng các công ty không kịp mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.
“Bóng ma” suy thoái rình rập gõ cửa Mỹ
“Bóng ma” suy thoái rình rập gõ cửa Mỹ

Về lý thuyết, có 2 chiến lược cơ bản để chống lạm phát: hoặc tạo ra đủ dịch vụ và hàng hoá để đáp ứng nhu cầu; hoặc khiến nhu cầu phải giảm xuống để cân bằng với nguồn cung. Cách Cục Dự trữ Liên bang đang làm là cách thứ hai. Lãi suất tăng khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ, người vay tiền mua nhà, doanh nghiệp vay tiền để sản xuất, kinh doanh phải trả lãi cao hơn, dẫn đến nhu cầu chi tiêu, đầu tư ít đi. Cách này sẽ phát huy tác dụng kiềm chế giá cả, tuy nhiên có thể mất vài năm.

Còn trước mắt, việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất để chống lạm phát về cơ bản sẽ khiến người dân Mỹ nghèo đi. Một mối lo lớn nữa là lãi suất tăng sẽ gây thiệt hại cho thị trường lao động của Mỹ, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở quốc gia này tăng lên.

2.2. Liệu khủng hoảng nợ có xảy ra toàn cầu hay không?

Chúng tôi cho rằng khả năng chiến dịch tăng lãi suất này của Fed ít có khả năng gây ra 1 cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu tương tự như thập niên 1980 – khi lãi suất tăng cao khiến nhiều nền kinh tế trên thế giới bị suy sụp. “Thị trường tài chính toàn cầu và các dòng chảy vốn đã phát triển nhiều so với trước đây và vai trò của Mỹ trong kinh tế toàn cầu đã giảm bớt phần nào, trong khi đó, vai trò của Trung Quốc và một số thị trường mới nổi khác đang gia tăng”.

Giới chuyên gia cho biết, ảnh hưởng từ sự thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên Bang có thể được cảm nhận rõ rệt nhất ở các nước đang phải ứng phó với lạm phát cao và những điều kiện tài chính thắt chặt vì sức ép trong và ngoài nước. Nhóm này gồm những quốc gia ở khu vực Trung – Đông Âu và tiểu sa mạc Sahara tại Châu Phi. Đây là những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cú sốc giá xăng dầu và lương thực do cuộc chiến tranh Nga – Ukraine gây ra. Những nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ có thể bị ảnh hưởng ít hơn vì các động thái nâng lãi suất của FED.

Hiện nay, ngân hàng TW ở nhiều nền kinh tế mới nổi lớn có được mức độ đáng tin cậy cao hơn so với thời điểm vài thập kỷ trước. Bởi vì chính sách của họ dựa nhiều hơn vào những dữ liệu kinh tế và không bị quyền lực chính trị chi phối. Nhiều quốc gia cũng có dự trữ ngoại hối lớn hơn nhiều so với thời kỳ trước và tỷ lệ vay nợ ngoại tệ ít hơn.

Liệu khủng hoảng nợ có xảy ra toàn cầu hay không?
Liệu khủng hoảng nợ có xảy ra toàn cầu hay không?

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ so với GDP tiếp tục tăng lên ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế ổn định. Và đây là xu hướng đáng lo ngại với ổn định tài chính toàn cầu. Và không ai cho rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ lùi bước trong chiến dịch chống lạm phát vì nghĩ tới lợi ích của nền kinh tế toàn cầu, ngoại trừ việc đó phục vụ cho lợi ích của Mỹ.

Còn đối Việt Nam, cái khó của Ngân hàng Nhà nước chính là tỷ giá chứ không phải lạm phát. “Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay không đủ để duy trì sự độc lập của chính sách tiền tệ. Lãi suất ngân hàng của Mỹ dự báo lập đỉnh vào cuối năm 2022. Cục Dự trữ Liên bang đứng thì phải cùng đứng, ngồi là phải ngồi. Cái giá của những quốc gia chọn cách độc lập chính sách tiền tệ như Nhật Bản và Thái Lan là đồng tiền nội tệ mất giá rất lớn”.

Khi lãi suất lập đỉnh vào cuối năm, có thể Cục Dự trữ Liên bang sẽ dần phải quay trở lại với chu kỳ nới lỏng dù sẽ chậm chạp hơn trước, áp lực dòng vốn lên Việt Nam không còn. Áp lực tăng trưởng kinh tế năm 2023 là bài toán khó khi những nền kinh tế lớn đều đứng trước ngưỡng suy giảm tăng trưởng đáng kể. Bối cảnh này có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm quay trở lại với chu kỳ nới lỏng.

Và hãy luôn nhớ rằng: ĂN NHAU LÀ Ở BỐI CẢNH

Xét cho cùng thì bất động sản cũng chỉ là một ngành nghề trong số hàng nghìn ngành nghề của nền kinh tế chính. Do đó, nó cũng chịu tác động chung của nền kinh tế vĩ mô. Bất động sản thuộc nhóm ngành nghề chu kỳ nên hễ nền kinh tế phát triển, nước nổi thì thuyền nổi, nước nổi thì bèo nổi. Khi hiểu được thị trường, thuận thị trường thì mua đâu cũng thắng. Khi thị trường đổi chiều, nếu không nắm vững vĩ mô thì chắc chắn bạn sẽ thất bại, “thuỷ thủ mà bơi ngược dòng thì cũng vẫn chết đuối như thường”.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon