IMF dự kiến hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,6%
 

IMF dự kiến hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,6%

14/06/2022

Ngày 9/6, ông Gerry Rice, người phát ngôn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tổ chức này đang dự kiến hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 vào tháng tới. Nguyên nhân là do tác động nặng nề của cuộc xung đột tại Ukraine đang lan rộng khắp toàn thế giới. Tuyên bố trên được đưa ra sau những động thái tương tự của Tổ chức Hợp tác – Phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong tuần này.

1. IMF dự kiến sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022

Tác động nặng nề của cuộc xung đột ở Ukraine đang lan rộng trên toàn thế giới, khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,6% trong năm 2022 và 2023. Đây là kết luận đã được đưa ra trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới được công bố vào ngày 19/4/2022.

Theo báo cáo, mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 và 2023 mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra thấp hơn, lần lượt là 0,8% và 0,2% so với mức dự báo vào hồi tháng 1 vừa qua. trong bối cảnh nợ công cùng giá cả tăng cao. Báo cáo cũng chỉ rõ rằng, mức tăng trưởng toàn cầu trung hạn cũng sẽ giảm xuống còn 33,3%, thấp hơn so với mức trung bình 4.1% từ năm 2004 đến 2013. 

Ông Pierre-Olivier Gourinchas, Chuyên gia kinh tế cấp cao IMF nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine đang ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế quan ngại rằng, kinh tế suy giảm có thể thấy rõ nhất ở những quốc gia nghèo nhất, đe dọa sẽ xóa bỏ các thành quả trong quá trình hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19. 

Báo cáo của IMF cũng chỉ rõ, các quốc gia Châu Âu sẽ có mức tăng trưởng chậm hơn vì cuộc xung đột tại Ukraine đã đẩy giá lương thực và nhiên liệu tăng cao. Kéo theo đó là tình trạng lạm phát tăng cao và tình trạng này sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn dự kiến.

IMF dự kiến sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022
IMF dự kiến sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022

Vì vậy, các quốc gia ở trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển và mới nổi sẽ chịu tác động nặng nề từ sự sụt giảm kinh tế tại khu vực này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo rằng, nền kinh tế của Ukraine sẽ sụt giảm 35% trong năm 2022 trong khi GDP của Liên bang Nga giảm 8,5%.

Theo IMF, nền kinh tế của Trung Quốc và Mỹ sẽ cảm nhận được sự tác động của cuộc khủng hoảng tại Ukraine, cùng làn sóng đại dịch Covid-19. Theo đó, Mỹ sẽ tăng trưởng 3,7% còn Trung Quốc là 4,4%. Mức tăng trưởng của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu được dự báo sẽ giảm xuống mức 2,8% trong năm 2022, thấp hơn khoảng 1,1% so với mức dự báo trước đó.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Đức và Ý là hai quốc gia chịu tác động nặng nề hơn so với những quốc gia Châu Âu khác do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Bởi vì nhu cầu năng lượng và những ngành sản xuất lớn của Đức và Ý phụ thuộc nhiều vào Nga.

IMF dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Đức sẽ chỉ dừng ở mức 2,1% trong năm 2022, giảm mạnh so mức mức dự báo là 3,8% vào hồi tháng 1. Tương tự, mức tăng trưởng kinh tế của Ý trong năm 2022 giảm xuống còn 2,3%, thấp hơn so với mức được dự báo trước đó là 3,8%.

Đối với tình trạng lạm phát, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao trong một khoảng thời gian dài. Theo IMF, lạm phát có thể xấu hơn nếu như cán cân cung và cầu không được bảo đảm.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo lạm phát ở những nền kinh tế phát triển trong năm nay ở mức 5,7%, các nền kinh tế mới nổi là 8,7%, tăng lần lượt là 1,8% và 2,8% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 1. Ông Gourinchas cảnh báo rằng, tình trạng lạm phát đang trở thành mối đe dọa hiện hữu với nhiều nền kinh tế. 

Theo ông Gourinchas, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ và nhiều ngân hàng trung ương khác đang chuyển sang chính sách siết chặt tiền tệ. Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn do cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang gia tăng áp lực về những chủ trương này.

Theo IMF, lạm phát có thể xấu hơn nếu như cán cân cung và cầu không được bảo đảm
Theo IMF, lạm phát có thể xấu hơn nếu như cán cân cung và cầu không được bảo đảm

2. Liên hợp quốc cảnh báo rằng, Ukraine không đủ năng lực để dự trữ ngũ cốc

Vào ngày 19/4, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc cho rằng, Ukraine sẽ không có đủ khả năng để lưu kho ngũ cốc. Bởi vì sản lượng cho thu hoạch đã giảm trong năm 2022 trong bối cảnh quốc gia Đông Âu này gặp khó khăn trong việc xuất khẩu lúa mì và ngũ cốc do cuộc xung quanh với Liên bang Nga.

Ông Jakob Kern, điều phối viên phụ trách vấn đề khẩn cấp của WFP ở Ukraine nêu rõ, khoảng 20% khu vực trồng ngũ cốc và lúa mì tại Ukraine sẽ không được thu hoạch trong tháng. Trong khi đó, diện tích gieo trồng vụ mùa Xuân cũng giảm khoảng 33% so với mức bình thường.

Theo ông Kern, thách thức hiện nay với Ukraine là phải xuất khẩu một lượng ngũ cốc tồn kho để nhường chỗ dự trữ cho mùa vụ thu hoạch 2022 và tạo nguồn thu mua hạt giống, cũng như phân bón cho vụ gieo trồng tiếp theo. Ukraine là nhà xuất khẩu hạt hướng dương, ngô, lúa mạch trong top 3 và là nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ 5 thế giới. Trong năm 2021, sản lượng lúa mì của Ukraine đạt 40 triệu tấn và sản lượng của ngô, hạt hướng dương, lúa mạch vào khoảng 50 triệu tấn.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Ukraine, quốc gia này thường xuất khẩu số lượng dầu hạt hướng dương và ngũ cốc lên đến 6 triệu tấn/ tháng thông qua cảng biển. Tuy nhiên, giờ đây, những khu vực này đều đã bị chặn do xung đột quân sự.

Hiện nay, mối quan ngại là việc Ukraine không có đủ năng lực dự trữ ngũ cốc cho vụ mùa thu hoạch trong năm 2022. Ước tính, có khoảng 15 triệu tấn ngũ cốc sẽ không có chỗ để lưu trữ kho tại quốc gia này.

Liên hợp quốc cảnh báo rằng, Ukraine không đủ năng lực để dự trữ ngũ cốc
Liên hợp quốc cảnh báo rằng, Ukraine không đủ năng lực để dự trữ ngũ cốc

Trong trường hợp Ukraine không thể xuất khẩu số lượng ngũ cốc hiện tại, những người nông dân sẽ không có tiền để thanh toán cho chi phí vụ mùa năm 2022. Việc khan hiếm ngũ cốc của quốc gia Đông Âu này trên thị trường thế giới sẽ đẩy giá lương thực tăng cao.

Theo các chuyên gia, mức tăng trưởng toàn cầu thấp đi sẽ ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế ở trong nước. Tuy nhiên, bất động sản có thể lan tỏa tới hơn 40 nền kinh tế quan trọng khác. Điều đó có nghĩa là đầu tư bất động sản thành công sẽ giúp nền kinh tế phát triển. Nếu muốn tìm hiểu thêm về kiến thức nền tảng trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, các bạn hãy tham khảo link: https://lopzoom.richnguyen.vn/. Hoặc liên hệ với Rich Nguyen Academy theo số hotline: 1900 9999 79 để được tư vấn thêm!

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon