Những “cái bẫy” câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất
 

Những “cái bẫy” câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất

30/09/2020

Với hàng chục trang giấy và hàng trăm điều khoản của hợp đồng mua bán nhà đất, nếu không để ý kỹ, người mua nhà đất thường rơi vào “cái bẫy” câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất, chỉ cần sai 1 từ là bạn đã mất cả trăm – tỷ đồng. Đến khi tranh chấp xảy ra mới biết mình thua thiệt.

Bẫy câu chữ trong hợp đồng mau bán nhà đất
Bẫy “câu chữ” trong hợp đồng mau bán nhà đất

“Hớ” vì không hiểu luật là cái bẫy câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất

Thuộc loại tài sản có giá trị lớn với điều kiện giao dịch đặc biệt, ngay trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành từ năm 2010 đã quy định “mua bán căn hộ chung cư” buộc phải nằm trong 9 loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng mẫu mua bán nhà đất với sở công thương.

Tới Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và các văn bản hướng dẫn cũng yêu cầu rất rõ nội dung hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực mua bán căn hộ hình thành trong tương lai. Với các hợp đồng mẫu đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành cũng yêu cầu rõ điều kiện phải có văn bản của sở xây dựng địa phương đồng ý mới được ký kết với người mua nhà.

"Hớ" vì không hiểu luật là cái bẫy câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất
“Hớ” vì không hiểu luật là cái bẫy câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất

Tuy nhiên, tra cứu trên website của nhiều sở công thương các địa phương cũng như Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng có thể thấy, từ thời điểm công bố hợp đồng mua bán nhà đất theo mẫu năm 2018 đến nay, số lượng chủ đầu tư đăng ký rất ít so với số lượng dự án bất động sản mở bán.

Theo báo cáo thường niên của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng năm 2019 công bố tháng 7/2020, số lượng hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung của lĩnh vực mua bán chung cư trong năm 2019 chỉ là 130 hồ sơ, thấp hơn năm 2018 (151 hồ sơ). Trong khi đó, trên thị trường bất động sản có hàng trăm dự án nhà ở chung cư mở bán cùng thời điểm.

Điều nghịch lý là dù chủ đầu tư không đăng ký hợp đồng mẫu, nhưng khi xuất hiện tranh chấp, người mua nhà thường trở thành người thua cuộc.

Sai câu từ trong hợp đồng mua bán nhà đất: “Bút sa gà chết”

Thực tế, ngoài trường hợp liên quan đến điều khoản thời hạn bàn giao nhà nêu trên, người mua nhà cũng cần cẩn thận với “bẫy câu chữ” tại một số hợp đồng mua bán liên quan đến thời hạn làm sổ đỏ.

Thế nhưng, ngay sau đó ở Khoản k, Mục 5.2, Điều 5 của hợp đồng lại lồng thêm điều khoản “hai bên đồng ý rằng thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu phụ thuộc vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”. Quy định mang tính chung chung này có thể hiểu bao gồm cả việc vì lý do vi phạm của chủ đầu tư dẫn đến cơ quan quản lý không chấp nhận cấp sổ hồng cho cư dân thì chủ đầu tư cũng không vi phạm hợp đồng (!?).

Sai câu từ trong hợp đồng mua bán nhà đất: “Bút sa gà chết”
Sai câu từ trong hợp đồng mua bán nhà đất: “Bút sa gà chết”

Trong một số trường hợp khác, tình trạng “bẫy câu chữ” xuất hiện phổ biến với các quy định về phần diện tích chung – riêng. Quy định trong Luật kinh doanh bất động sản và Luật Xây dựng chỉ nêu khái niệm về sở hữu chung, sở hữu riêng là gì, nhưng với từng dự án thì không có quy định xác định vị trí cụ thể.

Trong khi đó, vị trí cụ thể như thế nào thì chỉ có trong hồ sơ thiết kế công năng sử dụng của chung cư đã phê duyệt. Và để có thông tin này, khách hàng vô cùng khó xác định khi ký kết hợp đồng. Chỉ đến khi xảy ra tranh chấp, khách hàng mới đi tìm hiểu thì đã “bút sa gà chết”.

Theo ông Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đối với phần sở hữu chung – riêng hiện nay rất khó phân định rạch ròi và những phần “nhạy cảm” đã được cài trong hợp đồng, nếu không thạo luật và có kinh nghiệm sẽ rất khó nhận ra.

Rất khó nhận ra bẫy nếu không thông thạo luật
Rất khó nhận ra bẫy nếu không thông thạo luật

Ở góc độ khác, theo Thạc sỹ Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Giảng viên Khoa luật Dân sự – Trường đại học Luật TP.HCM, người mua khi đọc một hợp đồng quá dày thường có tâm lý chỉ chọn đọc những khoản mà mình quan tâm thông qua tên điều khoản. Nắm bắt được tâm lý này, các chủ đầu tư (không thực hiện đăng ký mẫu hợp đồng với cơ quan chức năng) có thể dễ dàng quy định thêm nhiều điều khoản về thời hạn bàn giao nhà có lợi cho mình.

“Cũng cần lưu ý rằng, mức phạt khi không đăng ký hợp đồng mẫu hiện nay chỉ từ 30 – 50 triệu đồng, quá nhỏ, chế tài không đủ mạnh và không đủ sức răn đe”, ông Hải nhận xét.

Xem thêm: 3 yếu tố quan trọng kiểm soát rủi ro bất động sản biển

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon