Rủi ro khi đầu tư bđs trong bối cảnh lạm phát
 

Rủi ro khi đầu tư bđs trong bối cảnh lạm phát

21/12/2022

Thị trường bất động sản toàn cầu đã trải qua thời kỳ biến động trong năm 2022. Sự thật là không phải ngẫu nhiên mà thị trường bđs lại có sự biến động như vậy mà do sự thay đổi của một số yếu tố. Vậy rủi ro khi đầu tư bđs trong bối cảnh lạm phát tăng cao là gì? Có nên đầu tư bất động sản trong thời điểm lạm phát này hay không? Trong bài viết bên dưới, Rich Nguyen Academy sẽ giúp các bạn đi tìm đáp án cho câu hỏi này!

1. Những rủi ro khi đầu tư bđs trong thời kỳ lạm phát

1.1. Biến động vĩ mô và rủi ro mất vốn

Tất cả những khoản đầu tư đều có rủi ro, gồm cả khả năng mất vốn gốc. Những rủi ro liên quan tới thị trường bất động sản gồm biến động về tỷ lệ lấp đầy, chi phí vận hành, tính thanh khoản, quy hoạch vùng, cán cân cung – cầu, chính sách thuế, pháp luật và các sự kiện bất khả kháng như địch họa – thiên tai,… Đôi khi những sự kiện này nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu và nhà đầu tư, chịu tác động từ điều kiện kinh tế – xã hội – môi trường ở từng khu vực.

Những rủi ro khi đầu tư bđs trong thời kỳ lạm phát
Những rủi ro khi đầu tư bđs trong thời kỳ lạm phát

1.2. Chi phí tài chính cao và cơ hội thu mua lớn

Lạm phát vẫn đang tăng nhanh và chưa có điểm dừng nhưng tốc độ tăng lãi suất khó có thể dự báo do chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, xung đột Nga – Ukraine, tình trạng thiếu lao động, áp lực chuỗi cung ứng. Những ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã và đang tăng lãi suất nhằm hạn chế nhu cầu và lạm phát, cũng như đẩy lợi suất trái phiếu tăng.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các ngân hàng trung ương có thể sẽ phải chuyển từ thắt chặt định lượng quay trở lại nới lỏng định lượng khi những dấu hiệu suy thoái trở thành hiện thực. Lãi suất tăng đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua bất động sản. Chi phí tài chính tăng cao sẽ khiến sự xáo trộn thị trường lớn hơn và đem lại cơ hội thu mua bất động sản hấp dẫn trong vòng 12 – 18 tháng tới cho những nhà đầu tư sẵn tiền mặt, đặc biệt là với tài sản đang dùng đòn bẩy tài chính.

1.3. Doanh thu bị thu hẹp và danh mục tập trung

Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư đều đang tìm kiếm những bất động sản đem lại nguồn doanh thu điều chỉnh theo lạm phát nhằm tránh bị giảm vốn chủ sở hữu. Điều này khiến họ tập trung vào những loại hình bất động sản nhất định thay vì dàn trải vốn giống như thời gian trước đây.

Có 2 cách mà bất động sản cung cấp biện pháp phòng ngừa lạm phát. Thứ nhất là khi những yếu tố căn bản đủ mạnh để chủ nhà có thể tăng giá thuê và thúc đẩy thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Chẳng hạn, bất động sản hậu cần có hiệu suất hoạt động tốt nhờ tỷ suất trống thấp và tăng trưởng cho thuê cao. Đầu tư khách sạn cũng rất tiềm năng vì được hưởng lợi từ làn sóng khách du lịch đang quay trở lại.

Doanh thu bị thu hẹp và danh mục tập trung
Doanh thu bị thu hẹp và danh mục tập trung

Cách thứ 2 mà bất động sản có thể cung cấp hàng rào bảo vệ là qua những hợp đồng thuê dài hạn có thể điều chỉnh theo bối cảnh lạm phát, nơi chủ nhà có thể chuyển phí tăng trực tiếp cho khách thuê. Chẳng hạn những hợp đồng thuê ròng trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hoạt động của chính phủ. Đặc biệt, khi dân số đang già đi mau chóng, loại hình bất động sản chăm sóc sức khỏe và nhà dưỡng lão trở nên rất hấp dẫn.

2. Có nên đầu tư bất động sản trong bối cảnh lạm phát không?

Lạm phát tăng nhanh, lãi suất cho vay của ngân hàng gia tăng và nhiều chính sách thắt chặt thị trường bất động sản khiến nhà đầu tư cảm thấy lo ngại. Thậm chí, thị trường bđs còn xuất hiện những nhà đầu tư có tâm lý đang muốn rút lui. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, sự biến động của thị trường bất động sản không đẩy kênh đầu tư này vào tình trạng quá khó khăn. Bởi vì trên thực tế, kịch bản lạc quan của bđs sẽ sớm xuất hiện.

Theo nhiều chuyên gia, bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư hấp dẫn và là kênh trú ẩn an toàn. Quan trọng nhất là đầu tư vào phân khúc nào và chỗ nào sinh lời nhiều nhất thì mới nên rót vốn.

Hơn nữa, trong bối cảnh lạm phát và lãi suất gia tăng, tốt nhất không nên sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản. Nếu lựa chọn đúng phân khúc chất lượng và khả năng sinh lời cao, nhà đầu tư mới nên xuống tiền.

Có nên đầu tư bất động sản trong bối cảnh lạm phát không là thắc mắc của nhiều người
Có nên đầu tư bất động sản trong bối cảnh lạm phát không là thắc mắc của nhiều người

Một vị chuyên gia khác cho rằng, thực ra lạm phát và kinh tế bất ổn thì càng cần phải đầu tư bất động sản. Nếu đã có ý định thì đừng chần chừ vì thời gian là vàng. Nhiều người dù không có đồng nào nhưng vẫn tìm hiểu để đầu tư bất động sản. 

Trong khi đó, một số doanh nghiệp cho biết, nhà đầu tư không nên bán tháo bất động sản vì trên thị trường chưa ghi nhận tình trạng giảm giá hàng loạt. Và dù thị trường có biến động thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn, hấp dẫn nên người có bất động sản vẫn nên tiếp tục giữ. Nếu có tiền nhàn rỗi, bạn vẫn nên đổ vào đầu tư bất động sản.

Với những thông tin trên đây, Rich Nguyen Academy tin rằng các bạn đã nắm rõ những rủi ro khi đầu tư bđs trong bối cảnh lạm phát và tìm được đáp án cho câu hỏi có nên đầu tư bất động sản trong thời điểm này không. Để nâng tầm tri thức trong lĩnh vực bất động sản, các bạn hãy tham khảo ngay các khóa học của Rich Nguyen Academy tại đây. Hoặc liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi theo số hotline: 1900 9999 79 để được tư vấn khóa học bất động sản phù hợp.

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon