Sau giai đoạn bùng nổ đầu năm 2024 với hàng loạt phiên đấu giá đất “nóng” do giá khởi điểm thấp và tâm lý đầu cơ mạnh mẽ, thị trường đấu giá đất tại Hà Nội dần hạ nhiệt. Các biện pháp kiểm soát từ chính quyền, cùng tình trạng thanh khoản giảm và lãi suất tăng cao, đã kéo thị trường trở lại thực tế. Vậy, những thay đổi này liệu có đủ để đảm bảo sự ổn định và minh bạch cho thị trường bất động sản trong thời gian tới? Bất động sản Hà Nội đã thật sự cắt cơn sốt đấu giá đất chưa? Hãy cùng chuyên gia Rich Nguyên và chuyên gia Trần Đạt bàn luận trong The Rich Show số 32 này nhé.
The Rich Show số 32: Hà Nội cắt cơn sốt đấu giá đất
Đấu giá đất Hà Nội có dấu hiệu hạ nhiệt
Đấu giá đất – một trong những cụm từ khóa hot nhất thị trường bất động sản năm 2024. Khi các phiên đấu giá tại Hà Nội khiến nhiều người giật mình bởi giá bất động sản vùng ven tăng dựng đứng. Những điểm nóng đấu giá đất Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ ghi nhận mức đấu giá kỷ lục, từ 91,3 triệu/m2 cho tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp 20 lần giá khởi điểm.
Tuy nhiên cuối năm 2024, các phiên đấu giá đất huyện ven Hà Nội dần có dấu hiệu hạ nhiệt cả về giá và số lượng nhà đầu tư tham dự. Đơn cử như tháng 11/2024: Phiên đấu giá 25 lô đất của huyện Thanh Oai trúng cao nhất 75 triệu đồng/m2, hạ khoảng 35% so với T8/2024; Phiên đấu giá 12 thửa đất tại Phúc thọ chỉ còn 120 hồ sơ với 32 khách hàng đăng ký tham gia.
Trước thực tế này, nhiều nhà đầu tư hoài nghi liệu cơn sốt đấu giá đất Hà Nội đã thực sự hạ nhiệt? Đây có phải là thời điểm giá BĐS Hà Nội quay đầu? Liệu thời gian tới đấu giá đất có bùng phát trở lại hay không?
Chuyên gia nhận định Hà Nội liệu đã cắt cơn sốt đấu giá đất
Thị trường đấu giá đất tại Hà Nội đã trải qua một giai đoạn bùng nổ trong đầu năm 2024. Nhiều phiên đấu giá đất ghi nhận mức cạnh tranh gay gắt, đẩy giá lên cao đáng kể. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Thứ nhất, mức giá khởi điểm ở các phiên đấu giá thường khá thấp, dao động khoảng 7-8 triệu đồng/m2. Cùng với đó, chi phí đặt cọc ban đầu chỉ từ 200-300 triệu đồng, tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư và người dân dễ dàng tham gia. Thứ hai, nguồn cung đất đấu giá rất hạn chế, trong khi nhu cầu vẫn ở mức cao, đặc biệt tại các khu vực có giá đất vừa túi tiền. Ngoài ra, việc cấm phân lô bán nền theo quy định của Luật Đất đai sửa đổi đã khiến đất đấu giá càng trở nên hấp dẫn.
Bên cạnh đó, hiện tượng thổi giá cũng góp phần đẩy thị trường lên cơn sốt. Một số nhà đầu tư đã sử dụng các chiêu trò tạo giá trị ảo, đẩy giá đất lên cao để thu lợi lớn từ việc bán lại các lô đất đã gom được. Điều này không chỉ làm méo mó thị trường mà còn tạo ra một mặt bằng giá mới, cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2024, thị trường bắt đầu ghi nhận dấu hiệu trầm lắng. Chuyên gia Trần Đạt chỉ ra rằng, thanh khoản giảm mạnh khiến nhiều người mua không thể bán lại với mức giá kỳ vọng, dẫn đến tình trạng cắt lỗ. Đồng thời, lãi suất tín dụng gia tăng làm việc huy động vốn trở nên khó khăn, khiến sức mua trên thị trường giảm đáng kể. Tâm lý người tiêu dùng cũng dần thay đổi; họ trở nên cẩn trọng hơn và không còn sẵn sàng trả giá cao khi nhận thấy đất ở các khu vực lân cận có giá thấp hơn nhiều.
Đỉnh điểm của sự can thiệp đến từ chính quyền diễn ra vào tháng 12/2024, khi các cơ quan chức năng bắt đầu điều tra những phiên đấu giá bất thường. Một ví dụ điển hình là tại Sóc Sơn, nơi giá đất có lúc lên tới 30 tỷ đồng/m2. Các đối tượng liên quan đến những chiêu trò thổi giá và gian lận đã bị khởi tố. Chính quyền Hà Nội cũng công bố bảng giá đất mới, với mức giá khởi điểm cao hơn nhằm hạn chế hiện tượng đầu cơ, đồng thời tăng tính minh bạch trong các phiên đấu giá. Một số địa phương còn tạm dừng tổ chức đấu giá để rà soát quy trình và đảm bảo minh bạch.
Chuyên gia Rich Nguyen nhận định, sự hạ nhiệt của cơn sốt đấu đất tại Hà Nội vào cuối năm 2024 có thể giải thích bằng ba yếu tố chính. Trước tiên, nguồn vốn hạn chế và thanh khoản kém đã khiến nhiều nhà đầu tư không thể tiếp tục tham gia thị trường. Thứ hai, các biện pháp kiểm soát từ cơ quan quản lý đã góp phần giảm bớt hiện tượng thổi giá và đầu cơ ảo, đưa thị trường dần trở nên minh bạch hơn. Cuối cùng, mức giá trúng đấu giá ở nhiều nơi quá cao so với giá trị thực tế, dẫn đến tình trạng khó bán lại và sự bất ổn trong thị trường.
Dự báo, với các biện pháp quản lý chặt chẽ, thị trường đấu giá đất tại Hà Nội trong năm 2025 sẽ bước vào giai đoạn phát triển ổn định hơn. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ “sốt đất” mà còn tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển bền vững, minh bạch và phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, quý độc giả vui lòng nhấn xem ngay video The Rich Show số 32 bên trên.
>> Xem thêm: The Rich Show số 31: Có nên đầu tư bất động sản Hưng Yên hay không?
Nhấn theo dõi kênh YouTube RICH NGUYEN ngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ tập phát sóng mới nhất nào của The Rich Show!
Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao trực tiếp từ diễn giả Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 999979
Email: info.richnguyen@gmail.com
Website: https://richnguyen.vn/
Facebook: Rich Nguyen Academy