Giá nhà liền kề tăng gấp đôi; “Ông lớn bất động sản trước áp lực trả nợ”; Bố trí thêm 4.600 tỷ đồng xây dựng dự án Khu công nghiệp VSIP III; Dòng tiền vào bất động sản phòng thủ?; Bộ Xây dựng đề xuất vay vốn hỗ trợ lãi suất 2%/ năm cho 11 dự án nhà ở xã hội; Hà Nội sắp cho tách thửa trở lại, liệu phân lô tách nền có tái diễn “sốt” nóng? Đây là những điểm tin bất động sản đáng chú ý từ ngày 19/08/2022 đến 26/08/2022.
Mục lục
1. Giá nhà liền kề tăng gấp đôi so với năm 2018
Giao dịch trên thị trường bất động sản những tháng gần đây diễn ra khá chậm. Trong khi đó, giá bất động sản vẫn không có dấu hiệu giảm nên việc tiếp cận mua nhà ở thực của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Liên quan về tốc độ tăng giá của nhà liền kề, biệt thự, báo cáo mới đây của Savills Việt Nam cho biết, trong quý II năm 2022, Hà Nội chỉ có 146 nhà liền kề, căn biệt thự mới, giảm 82% theo quý, 84% theo năm. Nguồn cung sơ cấp trên thị trường ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, ở mức 993 căn, giảm 34% theo quý, 49% theo năm.
Đơn vị cũng cho biết, nửa đầu năm 2022 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở giá bán thứ cấp. Giá shophouse tăng 22%, giá biệt thự tăng 37% và giá nhà liền kề tăng 20%. So với thời điểm năm 2018, giá nhà liền kề ghi nhận tăng 67% và giá bán biệt thự đã tăng gấp đôi.
Trong khi đó, lượng giao dịch bất động sản cũng giảm 55% theo quý và 72% theo năm khi chỉ có 302 giao dịch được ghi nhận tính tới quý II. Tỷ lệ hấp thụ theo quý ở mức 30%, giảm 14% theo quý, 25% theo năm và tỷ lệ hấp thụ cho nguồn cung mới có 14%.
2. “Ông lớn” bất động sản trước áp lực trả nợ
Theo báo cáo thị trường của CTCP Chứng khoán VNDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến hạn đáo hạn trong quý III năm 2022 đạt 64.696 tỷ đồng, tăng 82,7% so với quý II năm nay và tăng 243,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lên đến 52%, tiếp đến là ngành tài chính – ngân hàng ở mức 37,2% và những ngành còn lại là 10,9%.
Đánh giá trên cũng thích hợp với giai đoạn tăng trưởng nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi chỉ riêng năm 2021 đã tăng từ mức 4% của năm 2020 lên đến 15% GDP. Trong khi mục tiêu chiến lược do Thủ tướng Chính phủ ban hành đến năm 2030, quy mô trái phiếu doanh nghiệp chỉ tương ứng 25% GDP. Kéo theo sự phát triển nóng là những rủi ro tiềm ẩn và gian lận.
3. Bố trí thêm 4.600 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp VSIP III
Vào ngày 22/8 tại Bình Dương, Ngân hàng BIDV và Công ty VSIP đã tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III tại Bình Dương (hay VSIP III – Bình Dương).
Thông qua bản hợp đồng tín dụng, tổng số tiền mà BIDV tài trợ lên đến 4.600 tỷ đồng (tương ứng khoảng 200 triệu USD) để cùng VSIP xây dựng và phát triển Khu công nghiệp VSIP III – Bình Dương. Trước đó, từ năm 2003 tới nay, VSIP đã dùng nguồn vốn VSIP tài trợ một cách hiệu quả để triển khai đầu tư xây dựng thành công Khu công nghiệp VSIP I, VSIP 2, VSIP Quảng Ngãi, VSIP II – A và VSIP Nghệ An.
Khu công nghiệp VSIP III – Bình Dương sẽ xây dựng trên quỹ đất 1.000 ha ở Phường Hội Nghĩa, xã Tân Lập và thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tổng số vốn đầu tư dự kiến là khoảng 13.300 tỷ đồng.
4. Dòng tiền vào thị trường bất động sản có thể lui về phòng thủ?
Thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn đầy khó khăn về nguồn cung và tính thanh khoản. Theo chuyên gia, dòng tiền của nhà đầu tư có thể đang lui về phòng thủ ở những sản phẩm biên lợi nhuận thấp nhưng an toàn và tính pháp lý cao.
Một số chuyên gia cho rằng, đã xuất hiện cơ hội bắt đáy thị trường bất động sản giữa thời thanh lọc gắt gao. Thị trường bất động sản đang trong vòng xoáy siết tín dụng và nhà đầu tư hướng về dòng vốn trung – dài hạn ở các thị trường giàu tiềm năng, có thể khai thác, sinh lợi nhuận kép cùng những dự án được bảo chứng chất lượng bởi các chủ đầu tư, đơn vị vận hành nước ngoài uy tín.
Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để nhà đầu tư sở hữu được bất động sản với mức giá hợp lý. Bởi vì thị trường có khả năng sẽ điều chỉnh nhịp tăng giá, đi kèm với đó là loạt chính sách ưu đãi của chủ đầu tư nhằm kích cầu thị trường bất động sản. Đánh giá xu hướng đầu tư bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 và 3 năm tới, Giám đốc cao cấp CBRE Việt Nam, bà Dương Thùy Dung cho rằng, xu hướng hình thành những đô thị và đại đô thị ở các khu vực vùng ven có quy mô từ 70ha trở lên. Việc thủ đô Hà Nội đi trước tới từ khả năng kết nối tốt các khu vực vùng ven với trung tâm.
Với những thách thức đặt ra trên thị trường bất động sản, đại diện CBRE cho biết, vấn đề cần phải quan tâm là sự thay đổi về thuế, quy định, đất đai, chi phí tăng cao, giấy phép và rủi ro mất cân đối cung – cầu. Những người mua nhà phải quan tâm đến dự án có khả năng kết nối tốt ở những huyện ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, rủi ro về pháp lý, lãi suất.
Xem FULL chương trình Điểm tin bất động sản ngày 26/08/2022 cùng Rich Nguyen tại đây:
5. Bộ Xây dựng đề xuất vay vốn hỗ trợ 2%/ năm cho 11 dự án nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đã gửi Ngân hàng Nhà nước danh mục 11 dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, nhà ở cho công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Định đủ điều kiện vay vốn ngân hàng hỗ trợ lãi suất 2%/ năm theo Nghị định số 31.
Những dự án này của 11 chủ đầu tư với quy mô 7.904 căn hộ với tổng mức đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn ngân hàng theo đề xuất của các địa phương là khoảng 4.345 tỷ đồng.
Tới tới đầu tháng 8/2022, Việt Nam đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân với quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn với tổng diện tích hơn 7,79 triệu m2. Hiện nay đang tiếp tục triển khai 401 dự án bất động sản với quy mô xây dựng khoảng 455.000 căn, tổng diện tích khoảng 22,718 triệu m2.
6. Hà Nội sắp cho tách thửa trở lại, liệu phân lô bán nền có tái diễn sốt nóng?
Sau Dự thảo “Điều kiện tách thửa, hợp thửa và kích thước, diện tích tối thiểu được tách thửa với từng loại đất nền trên địa bàn thành phố Hà Nội” được công bố gần đây, một số ý kiến cho rằng, việc Hà Nội sắp cho tách thửa trở lại sẽ khiến thị trường phân lô bán nền diễn ra rầm rộ, đi kèm với đó việc “thổi giá” đã tạo cơn sốt “ảo” làm loạn thị trường.
Thế nhưng, việc phân lô bán nền cũng được một số chuyên gia đánh giá là khó xảy ra tình trạng sốt nóng như trước. Lý do là bởi hiện nay, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức và các công cụ quản lý cùng chính sách mới của Nhà nước nên nhà đầu tư trong tâm thế dè chừng, nghe ngóng.
—————
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ