Tín dụng cuối năm: Vốn vào ngành sản xuất nhỏ giọt, cửa hẹp cho bất động sản – Chưa cải thiện được tính thanh khoản cho thị trường; “Bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch không nên trông chờ vào tín dụng ngân hàng” – Cần phải ưu tiên cho những dự án nhà ở xã hội và hạ tầng công nghiệp; Nhiều nhà đầu tư muốn “rót vốn” vào logistics; Tiền Giang kêu gọi đầu tư 59 dự án với quy mô gần 22.400 tỷ đồng; Hà Nội đề nghị tăng 1.900 tỷ và thêm thời gian để hoàn thiện dự án “siêu rùa” Metro Nhổn – Ga Hà Nội. Đây là những nội dung đáng chú ý nhất trong điểm tin bất động sản ngày 16/09 cùng Rich Nguyen.
Mục lục
1. Tín dụng cuối năm: Vốn vào ngành sản xuất nhỏ giọt, cửa hẹp cho bất động sản – Chưa cải thiện được tính thanh khoản cho thị trường
Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại để “bơm” thêm khoảng 457.000 tỷ đồng ra thị trường theo mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là 14%. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tín dụng, việc giải ngân ở một số ngân hàng vẫn khó khăn vì tỷ lệ được phân bổ quá ít. Đặc biệt, lĩnh vực bất động sản càng không dễ tiếp cận vốn vay giống như kỳ vọng.
Chỉ 15/ hơn 35 ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh hoặc đi đầu trong việc thực hiện những quyết sách Chính phủ được cấp thêm hạn mức tín dụng. Trong đó, Agribank 3,5%, Sacombank 4%, Vietcombank 2,7%, MB 3,2%, OCB 3,1%, SHB 3,2%, TPBank 1,2%, VIB 3%,…
Một số ngân hàng được tăng thêm room tín dụng đã lên kế hoạch tập trung vốn phân bổ vào các lĩnh vực ưu tiên và ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế. Không chỉ bất động sản, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạn mức tín dụng dè dặt, được biết đến như “muối bỏ bể” so với cơn khát vốn của doanh nghiệp hiện nay. Lý do là vì thực tế cho thấy, nhu cầu vay vốn của cá nhân và doanh nghiệp là rất cao.
2. “Bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch không nên trông chờ vào tín dụng ngân hàng” – Cần phải ưu tiên cho những dự án nhà ở xã hội và hạ tầng công nghiệp
Các chuyên gia cho biết, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch không nền trông chờ vào tín dụng ngân hàng. Bởi vì rủi ro hơn những phân khúc khác và pháp lý lại chưa tốt. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể chọn một số kênh huy động vốn khác từ quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp,…
Với những dòng vốn cần có nhiều cấu trúc, hiện nay ngân hàng đã nới room tín dụng nhưng không nhiều, chỉ khoảng vài trăm nghìn tỷ. Tuy nhiên, số tiền đó không thấm thía gì so với thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, phải cân nhắc kỹ lưỡng vì dòng vốn không nên dễ dãi đưa vào các hoạt động không đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Với những dự án có ích cho xã hội, phù hợp nhu cầu sử dụng khai thác kinh doanh, chúng ta nên cho tiếp cận với dòng vốn. Tiếp theo là những dự án sắp hoàn thành thì phải tạo điều kiện để nó có thể tiếp tục hoạt động. Như vậy mới có thể tạo lợi ích cho doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội.
Cần phải linh hoạt trong việc phân bổ room tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bất động sản, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân,… Ngân hàng Nhà nước cần phải linh hoạt hơn nhưng không phải là tháng 3 năm sau phải tăng 14% so với tháng 3 năm sau mà có thể có tháng lên và có tháng xuống. Tuy nhiên, cần phải theo chu kỳ sản xuất của các nhóm mặt hàng, quan trọng nhất chính là con số tổng thể cả năm.
3. Nhiều nhà đầu tư muốn “rót vốn” vào logistics
Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được cải thiện mau chóng, góp phần tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và phát triển đáng kể trong lĩnh vực bất động sản logistics – hậu cần của ngành công nghiệp. 2 năm vừa qua, trong lúc nhiều phân khúc bất động sản khác đang chật vật vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bất động sản logistics đang có mức tăng trưởng khá nhanh.
Theo nhiều chuyên gia, yếu tố hạ tầng chính là điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư tìm tới Việt Nam. Hiện nay, cả nước đang ghi nhận sự đầu tư đồng bộ của những dự án hàng không, cảng biển, đường sắt, đường bộ. Sự phát triển của những dự án hạ tầng được nhận định là xương sống trong chiến lược hồi phục và phát triển kinh tế hậu dịch.
Bộ Giao thông Vận tải đã lên kế hoạch hoàn thành đường cao tốc Bắc Nam, giai đoạn 1 của sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến metro ở miền bắc và miền nam, đường ven biển Quảng Ninh – Kiên Giang. Cushman & Wakefield đã khảo sát dò hỏi tâm lý các nhà đầu tư xem họ sẽ đầu tư vào phân khúc nào nếu có 1 tỷ USD trong tay. Kết quả là 25% nhà đầu tư cho biết sẽ chọn phân khúc logistics. Sau đó, phân khúc văn phòng và phi truyền thống như trung tâm dữ liệu, nhà ở đa gia đình xếp ở vị trí tiếp theo.
Mặc dù lợi suất giảm nhưng hơn 35% nhà đầu tư tin rằng về cơ bản, lĩnh vực logistics vẫn chưa đủ nguồn cung đáp ứng thị trường, với 30% được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tích cực dù với tốc độ chậm hơn trong lĩnh vực này. Ở Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân ghi nhận kỷ lục mới với 12,8 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Trong đó, bất động sản đứng thứ 2, chiếm 26% tổng vốn với những nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đan Mạch và Hàn Quốc.
Xem FULL video Điểm tin bất động sản ngày 16/09 tại đây:
4. Tiền Giang kêu gọi đầu tư 59 dự án với quy mô gần 22.400 tỷ đồng
Tại hội nghị giới thiệu những dự án đầu tư của tỉnh mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã chính thức mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư. Đồng thời nhấn mạnh rằng, đây là thời điểm mà nhà đầu tư và chính quyền địa phương cùng mang tới cho nhau những cơ hội hợp tác mới, cũng như cam kết mạnh mẽ để cùng nhau phát triển.
Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và tăng thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng của mình, Tiền Giang đã ban hành danh mục dự án mời gọi đầu tư bao gồm 59 dự án với tổng số vốn lên đến 22.389 tỷ đồng trên các lĩnh vực như đầu tư phát triển khu dân cư, đô thị, du lịch, thương mại dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế, thể dục thể thao,… Trong đó có 16 chủ trương nghiên cứu, đầu tư và giấy chứng nhận đã được trao cho các nhà đầu tư.
5. Hà Nội đề nghị tăng 1.900 tỷ và thêm thời gian để hoàn thiện dự án “siêu rùa” Metro Nhổn – Ga Hà Nội
Hà Nội đã đưa ra 8 lý giải cho đề xuất tăng tiền và lùi thời hạn hoàn thành dự án Metro Nhổn – Ga Hà Nội. Đó là khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật và năng lực nhà thầu các công trình kiến trúc Depot còn hạn chế,…
Theo tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thời gian hoàn thiện dự án Metro Nhổn – Ga Hà Nội được lùi từ năm 2022 sang 2027. Bên cạnh đó, tổng số vốn đầu tư dự án được đề xuất tăng từ hơn 32.900 tỷ đồng lên đến trên 34.800 tỷ đồng, cao hơn 1.900 tỷ đồng.
Tại phiên họp ngày 12/9, Tờ trình nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Metro Nhổn – Ga Hà Nội được trình Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội xem xét và thông qua. Tính đến nay, tiến độ tổng thể chung của dự án này đạt khoảng 75%, trong đó, tiến độ thi công tuyến trên cao đạt 96,3%.
—————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ