1,5 tỷ USD cam kết đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong 3 năm tới; Việt Nam cần thêm cảng cạn và 400.000 tỷ đồng nâng cấp các cảng biển; Đầu tư 1.075 tỷ đồng nâng cấp 28km Quốc lộ 8 và Quốc lộ 8C qua Hà Tĩnh; Gần 27,72 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2022; Kon Tum đề nghị loại bỏ 4 thủy điện vừa và nhỏ khỏi quy hoạch. Đây là những thông tin đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 30/12/2022 cùng Rich Nguyen.
Mục lục
1. 1,5 tỷ USD cam kết đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong ba năm tới
1,5 tỷ đồng là con số được công bố ở Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022 diễn ra vừa qua. Theo đó, số vốn cam kết đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong giai đoạn 2023 – 2025 là 1,5 tỷ USD và tổng giá trị đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong 3 năm này dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD.
Tại Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, các chuyên gia cho biết, xu hướng đầu tư toàn cầu trong năm 2022 có nhiều thay đổi sâu sắc vì chịu ảnh hưởng từ biến động địa chính trị và khả năng suy thoái hiện hữu ở nhiều nền kinh tế lớn. Các cơ hội đầu tư khó khăn hơn với cả startups và nhà đầu tư, sự dịch chuyển của vốn đầu tư trên thế giới đã, đang diễn ra mạnh mẽ.
Trong thập kỷ đầu tiên của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á, Indonesia và Singapore là những động lực tăng trưởng hàng đầu. Theo đó, Indonesia đem đến thị trường nội địa khổng lồ và Singapore đem đến nguồn tài chính, con người.
Tới năm 2022, Việt Nam chính là trụ cột thứ 3 của “tam giác vàng khởi nghiệp” này, đem đến sự kết hợp hoàn hảo giữa tài năng công nghệ hàng đầu và thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng. Khi kết hợp những yếu tố này với nhau, câu hỏi vì sao ngày càng có nhiều nhà đầu tư toàn cầu đặt cược lớn vào thị trường Đông Nam Á đã được giải thích.
2. Việt Nam cần thêm cảng cạn và 400.000 tỷ đồng để nâng cấp các cảng biển
Ngoài cảng biển, cảng cạn cũng từng bước được quan tâm đầu tư ở các khu vực và hành lang vận tải tập trung lưu lượng hàng hóa container lớn. Là loại hình phát triển muộn hơn cảng biển nhưng cảng cạn hiện nay cũng được quan tâm đầu tư hơn.
Điển hình là Đình Vũ – Hải Phòng, Móng Cái – Quảng Ninh, Gia Lâm – Hà Nội, Quế Võ – Bắc Ninh, Nhơn Trạch – Đồng Nai, Duy Tiên – Hà Nam,… Những cảng cạn này đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức mạng lưới vận tải và tận dụng hiệu quả đặc thù, cũng như thế mạnh giao thông vận tải của từng vùng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải thủy nội địa để vận tải hàng hóa với giá thành rẻ, khối lượng lớn, ít ô nhiễm.
Tính tới tháng 10 năm 2022, Việt Nam có tổng 296 bến cảng với chiều dài khoảng 103km cầu cảng, gấp hơn 4,7 lần so với năm 2000. “Dự kiến trong thời gian tới, tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển là khoảng 398.706 tỷ đồng. Trong đó, tới năm 2025 là 147.164 tỷ đồng gồm nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng và bến cảng. Đến năm 2030 sẽ bổ sung khoảng 251.542 tỷ đồng.
3. Đầu tư 1.075 tỷ đồng để nâng cấp 28km Quốc lộ 8 và Quốc lộ 8C qua Hà Tĩnh
Vào ngày 26/12, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký Quyết định 1723/QĐ-BGTVT phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 8C từ Thiên Cầm – Quốc lộ 1 và Quốc lộ 8 đến đường Hồ Chí Minh, đi qua địa bàn huyện Cẩm Xuyên, Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tổng chiều dài tuyến của dự án khoảng 27,88km, gồm 2 đoạn tuyến thuộc Quốc lộ 8 và Quốc lộ 8C sẽ được cải tạo, nâng cấp theo quy mô từ 2 – 4 làn xe, đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, cấp III miền núi, riêng đoạn từ Thiên Cầm – Quốc lộ 1 là công trình cấp I.
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.075 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, trong đó Ngân sách TW trong kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Giao thông Vận tải với mức vốn khoảng 846 tỷ đồng để đầu tư đoạn từ Thiên Cầm – Quốc lộ 1 theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, đoạn từ Quốc lộ 8 – đường Hồ Chí Minh và 2 làn xe theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.
XEM FULL ĐIỂM TIN BẤT ĐỘNG SẢN NGÀY 30/12/2022 TẠI ĐÂY:
4. Gần 27,72 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2022
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố số liệu tính đến ngày 20/12/2022, tổng số vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh, góp vốn mua cổ phần và mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số tiền này, vốn đăng ký mới đạt gần 12,45 tỷ USD, giảm khoảng 18,4% so với cùng kỳ năm 2021; vốn đầu tư thông qua góp vốn và mua cổ phần đạt 5,15%, giảm khoảng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Trái lại, vốn điều chỉnh đạt gần 10,2 tỷ USD, tăng khoảng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhận xét về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2022, Cục Đầu tư nước ngoài cho hay, tổng đầu tư trong năm 2022 giảm so với năm 2021 vì khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của những quốc gia phát triển có dấu hiệu giảm sút. Mặc dù tổng vốn đầu tư đăng ký giảm nhưng theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư điều chỉnh tăng cả về vốn đầu tư và số lượt dự án điều chỉnh trong năm 2022.
Cục Đầu tư nước ngoài thông tin, trong năm 2022, nhiều dự án sản xuất và chế tạo sản phẩm điện tử, công nghệ cao đã được tăng vốn với quy mô lớn. Mặc dù đây không phải là mức tăng cao nhất trong năm so với cùng kỳ nhưng là tín hiệu tốt cho thấy các doanh nghiệp đang dần hồi phục, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh sau Covid-19.
5. Kon Tum đề nghị loại bỏ 4 thủy điện vừa và nhỏ khỏi ra khỏi quy hoạch
Tỉnh Kon Tum đề nghị Bộ Công Thương loại bốn thủy điện vừa và nhỏ ở trên địa bàn ra khỏi quy hoạch vì còn nhiều tồn tại. Cụ thể, 4 thủy điện vừa và nhỏ bị đề nghị loại khỏi quy hoạch bao gồm Đăk Man (công suất 6MW), Đăk Ruồi 1 (7 MW), Đăk Brot (2MW) và Sông Tranh 1 (4,5MW).
Ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công Thương Kon Tum cho biết, 4 thủy điện này đã được Bộ Công Thương đưa vào quy hoạch Dự án thủy điện vừa và nhỏ trong nhiều năm. Qua quá trình rà soát, Sở Công Thương xác định 4 dự án này ảnh hưởng 56ha rừng đặc dụng và công tác tái định canh không bảo đảm,… Thậm chí, dự án Đăk Brot đã có nhà đầu tư nhưng doanh nghiệp không tập trung xây nhà máy mà khai thác vàng nên gây mất an ninh trật tự.
Tới cuối năm 2021, tỉnh Kon Tum có 81 thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch với tổng công suất 870MW. Trong đó, 28 dự án hiện đã hoàn thành với tổng công suất 329MW. Một số dự án bị xác định là ảnh hưởng môi trường, tác động đến rừng, một trong những nguyên nhân gây ra động đất.
—————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ