Kỹ thuật đàm phán cần được áp dụng đúng lúc, đúng đối tượng và luôn hướng đến một mục tiêu thống nhất đã được đề ra. Với những kỹ thuật đơn giản, bạn có thể tạo ra những cuộc đàm phán thành công. Cùng Rich Nguyen điểm qua các kỹ thuật đàm phán tối thượng cần thiết cho nhà đầu tư ngay dưới đây.
Mục lục
Nguyên tắc của đàm phán
Đàm phán là việc trao đổi, tương tác giữa những bên có quan điểm, mục tiêu khác nhau nhằm đạt thỏa thuận, thống nhất, giải quyết vấn đề nào đó. Một số hình thức đàm phán thông thường như:
– Đàm phán có nguyên tắc: tập trung vào thỏa thuận dựa trên nguyên tắc và lợi ích chung nhằm đạt được thỏa thuận tốt nhất cho các bên tham gia.
– Đàm phán nhóm: xảy ra khi nhiều người cùng tham gia để đạt được thỏa thuận, lợi ích cho mỗi bên. Trong đàm phán nhóm, có những người giữ vai trò đặc biệt như: người lãnh đạo, thư ký, người duyệt, người phản hồi thông tin.
– Đàm phán đa đối tác: thực hiện với hơn 2 bên tham gia thương lượng, ví dụ như nhiều bộ phận trong doanh nghiệp lớn.
– Đàm phán đối đầu: Thường mang tính chất cạnh tranh nhằm đạt được lợi ích của bản thân.
Dù với bất cứ hình thức nào và kết quả ra sao, trong việc đàm phán, việc tìm ra điểm chung, giải pháp hợp tác cùng cách giải quyết xung đột là điều các bên đều hướng đến. Đàm phán thường được tiến hành trong mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, đặc biệt là kinh doanh, giao dịch.
Các kỹ thuật đàm phán trong kinh doanh
Định vị bản thân và đối phương khi lập kế hoạch đàm phán
Trước tiên, bạn cần phải biết đọc tình huống trước khi lập ra các bản kế hoạch cho buổi thương thảo, đàm phán của bạn. Bạn cần biết, mình ở vị trí ưu thế hay phải phục tùng. Nếu ở vị trí ưu thế, bạn có thể cân nhắc làm mọi chuyện, vì đối phương có ít lựa chọn hơn. Còn ngược lại, bạn hãy tỏ ra khiêm nhường hơn, kiên nhẫn hơn. Kiên nhẫn là một kỹ năng thương lượng uy lực và hiệu quả. Hãy chú ý điều này.
Với việc định vị đúng vai trò trong cuộc đàm phán, bạn có thể cân nhắc việc chủ động nói “chấp nhận” hay “từ chối” cũng như chọn cách thỏa hiệp với những kỹ thuật nhượng bộ trong đàm phán. Để áp dụng kỹ thuật này, hãy đánh giá số lượng các lựa chọn mà đối tác có, và xem lại bản thân mình. Bạn sẽ càng có nhiều ưu thế khi có nhiều sự lựa chọn.
Kỹ thuật nguyên tắc 49-51
Chúng ta đều biết, việc đàm phán cuối cùng nhằm mang lại mục đích tìm ra cách giải quyết nhằm đảo bảo sự thỏa thuận về lợi ích của mỗi bên. Như vậy, để thuyết phục đối phương, bạn cần cho họ thấy giá trị mà họ nhận được.
Với kỹ thuật này, hãy thuyết phục rằng họ đang được nhận 51% – hơn một nửa giá trị trong cuộc đàm phán. Nếu như bạn mang lại cho đối tác nhiều hơn những gì mình được nhận, mối quan hệ sẽ cởi mở và duy trì tốt hơn.
Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: Làm thế nào để đối tác nghĩ về mình với những điều tốt đẹp. Khi bạn cho đi nhiều hơn, bạn sẽ nằm ở vị trí có nhiều quyền lực hơn và người ta sẽ trân trọng bạn hơn. Đây không chỉ là nguyên tắc trong công việc, ngay cả trong đời sống, bạn cũng nên áp dụng kỹ thuật và tư duy này.
Tập trung vào các giá trị bạn đem lại
Giá trị của cuộc đàm phán bạn đem lại với đối tác dựa trên những đề xuất của bạn. Trong cuộc đàm phán, tiêu điểm đàm phán phải ở giải pháp mà sản phẩm của bạn đem lại. Tránh để mức giá trở thành tâm điểm. Kỹ thuật đàm phán giá cũng chỉ thành công nếu bạn cho đối phương thấy sản phẩm của bạn là chất lượng, giá trị và giải pháp bạn đưa ra đàm phán là hợp lý, mang lại giá trị cho họ.
Trong cuộc đàm phán, sẽ có rất nhiều thứ bạn cần thực hiện, bao gồm cả các hoạt động, cử chỉ cùng việc kiểm soát cái tôi, cảm xúc. Hãy giữ bình tĩnh và luôn giữ vững bản lĩnh lãnh đạo, tập trung vào các giải pháp. Đừng chỉ tập trung vào những vấn đề của riêng mình, mục tiêu của riêng mình hoặc những xúc cảm vô ích.
Xem thêm: Kỹ năng đàm phán trong đầu tư Bất động sản bạn nên biết
Nguyên tắc 80/20
Nguyên tắc Pareto (hay còn gọi là nguyên tắc 80/20) đề cập đến việc 80% của kết quả được tạo ra bởi 20% của nỗ lực. Trong một cuộc đàm phán, điều này có thể áp dụng bằng cách tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất để đạt được kết quả tốt nhất với mức tối thiểu của nỗ lực.
Đòi hỏi/Nhượng bộ (Demand/Concede)
Trong đàm phán, mỗi bên đều đưa ra các yêu cầu và nhượng bộ từng lúc phù hợp. Cách tiếp cận này yêu cầu bạn biết khi nào nên đòi hỏi mạnh mẽ và khi nào nên nhượng bộ để tạo điều kiện cho một sự đồng thuận. Để xem xét điều này, hãy nhớ đến việc số lượng lựa chọn của mỗi bên như đã đề cập trên đây, từ đó, có bước đi phù hợp cho cuộc đàm phán được diễn ra với kế hoạch, các bước đàm phán như dự định.
Bổ sung những điều khoản phụ
Trong kinh nghiệm đàm phán của những nhà đầu tư thành công, luôn có sự bình tĩnh điều chỉnh để phù hợp với lợi ích các bên cũng như những thời cơ mới có thể phát sinh. Để làm được điều đó, họ không chỉ lên kế hoạch cho buổi thương lượng, mà cần biết giữ tâm thế lắng nghe, nhận biết những điều khoản chủ chốt mà đối tác muốn. Khi đàm phán về những điều này, cuộc đàm phán có thể rẽ hướng, thêm các điều khoản phục khó đạt để đạt lấy những giá trị mà họ mong muốn.
Với một số điều khoản, họ có thể cứng rắn bắt buộc, nhưng cũng có thể sẽ mềm mỏng với những khía cạnh có thể chấp nhận. Tuy nhiên, nguyên tắc cần luôn tuân thủ đó là; không làm giảm giá trị của chính mình
Trên đây là một số kỹ thuật nên được đưa vào cuộc đàm phán. Hãy nhớ rằng, không có một kỹ thuật đàm phán nào phù hợp cho mọi tình huống. Bạn cần biết lên kế hoạch phù hợp, kết hợp và linh hoạt trong việc sử dụng các kỹ thuật khác nhau. Đó cũng là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất trong các cuộc đàm phán. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn từ chuyên gia Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
-
- Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 1900 999979
- Email: info.richnguyen@gmail.com
- Website: https://richnguyen.vn/
- Facebook: Rich Nguyen Academy