Dù có dấu hiệu hồi phục trong bối cảnh bị tác động kép nhưng thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi có sự tháo gỡ từ thể chế.
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CÓ DẤU HIỆU PHỤC HỒI TRONG THẾ KHÓ
Mặc dù thị trường bất động sản đang gặp phải những khó khăn do tác động kép bởi yếu tố pháp lý và dịch Covid-19 gây ra nhưng ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) nhận định thị trường BĐS có khả năng tự phục hồi cao khi Chính phủ mới gỡ giãn cách nhưng đã có dấu hiệu bật lên và nếu gỡ được vấn đề pháp lý thì còn hồi phục nhanh hơn.
Cụ thể, tổng cầu thanh toán thời gian qua rất lớn, tất cả các dự án nhà ở từ phân khúc cao cấp đến bình dân khi đưa ra thị trường đạt tỷ lệ hấp thụ cao. Như phân khúc nhà ở xã hội đạt đến 99 – 100%, nhà ở thương mại giá trị từ 2 tỉ đồng trở xuống tiêu thụ 100% và nhà ở cao cấp đạt 70 – 80%, đặc biệt có những dự án tiêu thụ tới 100%.
THÁO GỠ TỪ THỂ CHẾ
Trước những khó khăn của thị trường bất động sản, ông Kiên cho biết Sở Xây dựng đang phối hợp với các sở ngành xây dựng quy trình thực hiện dự án để doanh nghiệp biết và cơ quan chuyên môn trong quá trình xử lý hồ sơ doanh nghiệp nắm được, từ đó đẩy nhanh việc xử lý hồ sơ của doanh nghiệp.
Theo phương án mới nhất, quy trình có thể theo 4 bước hoặc 5 bước, trong đó chỉ ra rất rõ ràng từng bước thủ tục thuộc trách nhiệm của sở, ngành nào và thời gian thực hiện bao lâu.
Còn ở cấp độ cao hơn, theo ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng cục quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2020 nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành để vực dậy thị trường. Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là tháo gỡ từ thể chế.
Cụ thể điểm nghẽn lớn nhất của thị trường bất động sản cả nước là dự án xen kẹt đất công đã được đề xuất sửa trong dự thảo nghị định sửa đổi các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai.
Vấn đề lớn thứ hai là là khái niệm quyền sử dụng đất và đất ở đã được đưa vào dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi.
Thứ ba là Nghị định 100 hướng dẫn Luật Nhà ở năm 2015, sau bốn năm thực hiện đã có những bất cập, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến để sửa, rút gọn nghị định này.
Từ đầu năm 2020 nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành để vực dậy thị trường. Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là tháo gỡ từ thể chế.
Theo ông Ninh, thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành hành nghị định khuyến khích phát triển dự án nhà ở thương mại giá thấp để tránh sự lệch pha giữa phân khúc trung và cao cấp so với phân khúc giá thấp như hiện nay. Và doanh nghiệp tham gia vào phân khúc thương mại giá thấp, có diện tích dưới 75m2, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2 sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn.
Bộ Xây dựng đang chủ trì sửa Nghị định 99 hướng dẫn chi tiết và thi hành một số điều của Luật Nhà ở và Nghị định 101 cải tạo và xây dựng chung cư cũ.
Khi Luật Đầu tư sửa đổi được ban hành theo như dự thảo hiện nay thì toàn bộ phần phát triển nhà ở quy định trong Nghị định 99 sẽ được bãi bỏ vì quyết định chấp thuận đầu tư sẽ chuyển sang bước đầu tiên của Luật Đầu tư và nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở không còn phần này.
Những vấn đề khác như quản lý vận hành nhà chung cư cũng sẽ được kết hợp sửa.
Ông Ninh cho biết dự kiến hai nghị định này sẽ được trình Chính phủ vào quý 4/2020.
Ngoài những giải pháp về thể chế, Bộ Xây dựng cũng đã nhiều lần đề xuất hỗ trợ cấp bù cho bốn ngân hàng thương mại do ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay ưu đãi, bổ sung cho ngân hàng chính sách xã hội để người mua nhà ở xã hội được vay.
Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì cấp cho ngân hàng chính sách xã hội 1.000 tỷ đồng và cấp bù lãi suất cho bốn ngân hàng thương mại 2.000 tỷ đồng.
“Theo tính toán, nếu cấp bù 1.000 tỷ đồng thì các ngân hàng thương mại phải huy động thêm 30.000 tỷ đồng để cho vay. Vậy với 2.000 tỷ đồng thì phải huy động đến 60.000 tỷ đồng cho vay. Nếu được thực hiện tốt, không chỉ năm 2020 mà những năm tiếp theo nhà ở xã hội sẽ khởi sắc”, ông Ninh kỳ vọng.
Về lâu dài, theo ông Ninh thì cần tiếp tục rà soát lại các luật cho đồng bộ. Ví dụ, Luật Nhà ở hiện cho người nước ngoài mua nhà, kể cả nhà ở riêng lẻ nhưng Luật Đất đai lại chưa quy định việc giao đất có thời hạn cho người nước ngoài hay như việc chuyển nhượng dự án cũng phải bàn thêm để thống nhất giữa Luật Đầu tư mới, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm: Khóa học bất động sản: 10 kỹ thuật đặt cọc bán chênh
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ