Bài học đắt giá từ vụ SVB và SB phá sản gây chấn động nước Mỹ
 

Bài học đắt giá từ vụ SVB và SB phá sản gây chấn động nước Mỹ

15/03/2023

Việc hai ngân hàng lớn nhất nước Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB) “rủ nhau” phá sản trong vỏn vẹn 2 ngày đang gây ra cơn địa chấn lớn với thị trường tài chính – ngân hàng quốc gia này. 

1. Vụ SVB và SB phá sản: Bài học đắt giá cho giới hoạch định chính sách Mỹ

Chỉ trong hai ngày, hai ngân hàng hàng đầu của Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB) lần lượt sụp đổ, tuyên bố ngừng hoạt động vào ngày 10/3 và 12/3/2023. Đặc biệt, một “đế chế” với bề dày hoạt động 40 năm như SVB phá sản đang phủ bóng mây u ám lên thị trường tài chính – ngân hàng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Được thành lập vào năm 1983, Silicon Valley Bank (SVB) là ngân hàng thương mại lớn thứ 16 của Mỹ và là điểm tựa tài chính vững chắc trong suốt thời gian dài cho khoảng 50% công ty khoa học công nghệ, khởi nghiệp ở quốc gia này. Quy mô hoạt động của ngân hàng SVB đã vươn tới cả Trung Quốc, Canada, Đức, Đan Mạch, Israel, Ireland, Vương quốc Anh và Thụy Điển.

Nếu Silicon Valley Bank là ngân hàng lớn với các công ty công nghệ và khởi nghiệp, Signature Bank (SB) được biết đến là một trong những ngân hàng uy tín nhất của Mỹ nói riêng, thế giới nói chung trong lĩnh vực tiền điện tử.

Vụ SVB và SB phá sản: Bài học đắt giá cho giới hoạch định chính sách Mỹ
Vụ SVB và SB phá sản: Bài học đắt giá cho giới hoạch định chính sách Mỹ

Vì vậy việc hai ngân hàng lớn là SVB và SB “rủ nhau” tuyên bố phá sản chỉ trong vỏn vẹn 2 ngày đang gây ra cơn địa chấn thực sự với thị trường tài chính – ngân hàng nước Mỹ. Đây cũng là hai vụ đổ vỡ lớn nhất của ngân hàng Mỹ từ thời kỳ suy thoái năm 2008 – 2009. 

Sự sụp đổ đột ngột của ngân hàng SVB và SB giống như một cơn sóng thần, diễn ra chỉ trong vòng 48 giờ “điên rồ” sau khi những hàng dài khách hàng đến rút tiền gửi làm gợi nhớ đến ngày tháng đen tối của cuộc Đại suy thoái vào năm 1930 – 1932.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế, gốc rễ dẫn đến sự đổ vỡ của “đế chế” SVB đã xuất hiện từ vài năm trước. Ngân hàng này dường như đã “chơi tất tay” tài sản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng để đầu tư vào kênh trái phiếu Chính phủ Mỹ trong giai đoạn lãi suất gần như bằng 0.

Với chính sách cùng sự bùng nổ về số lượng các công ty công nghệ và khởi nghiệp trong 20 năm qua, ngân hàng SVB phát triển quá nóng, đồng thời giá trị tài sản tăng nhanh một cách chóng mặt. Sóng gió bắt đầu nổi lên mạnh hơn kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng mạnh lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Lãi suất tiền gửi tăng nhưng giá trái phiếu giảm khiến tài sản và giá trị trái phiếu của Silicon Valley Bank bốc hơi nhanh chóng.

Nhật báo Phố Wall cho biết, danh mục đầu tư chỉ đem lại cho SVB khoảng 1,79% lợi nhuận vào tuần trước, tức là chưa bằng 1/2 so với lợi nhuận trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm (khoảng 3,9%). Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng mạnh lãi suất cũng khiến hàng loạt công ty công nghệ rút tiền nhằm giảm gánh nặng lãi suất. Điều này càng khiến Silicon Valley Bank gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư.

Vừa thiếu nguồn tiền vừa phải bán một lượng lớn trái phiếu với mức giá thấp hơn nhiều so với giá gốc để duy trì hoạt động, bước đi này của Silicon Valley Bank khiến khách hàng ồ ạt rút tiền, dẫn đến sự sụp đổ của “đế chế” 40 năm trong ngành ngân hàng Mỹ. Ông Fariborz, Giám đốc Viện tài chính toàn cầu và là một chuyên gia kinh tế cho rằng, dù vẫn còn quá sớm để nhận định Mỹ sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân hàng tồi tệ nhưng không thể loại trừ kịch bản này.

Trên thực tế, hàng loạt ngân hàng Mỹ đang rất chật vật hoặc bị phá sản. Theo tờ USA Today, PacWest Bancorp (PACW) và First Republic Bank (FRC) đã tạm dừng một số giao dịch vào ngày 13/3/2023 sau khi cổ phiếu của hai ngân hàng này giảm lần lượt 52% và 65%. Cổ phiếu của ngân hàng Charles Schwab (SCHW) cũng giảm 7% trong phiên giao dịch ngày 13/3.

Không chỉ ngành ngân hàng – tài chính Mỹ rung chuyển do sự sụp đổ của SVB và SB, thị trường tài chính thế giới từ Châu Âu đến Châu Á cũng đang chao đảo. Báo The Guardian cho biết, ở Châu Âu, chỉ số Europe 600 Banks theo dõi 42 ngân hàng lớn của EU và Anh đã giảm 5,6% trong phiên giao dịch vào sáng ngày 13/3. 

Cổ phiếu của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse đã giảm đến 9%. Trái phiếu chính phủ ở Châu Âu đã giảm đồng loạt khi các nhà đầu tư đổ xô vào những tài sản trú ẩn an toàn. Cổ phiếu các ngân hàng ở Châu Á cũng trải qua những phiên giao dịch liên tiếp với đỏ là gam màu chủ đạo.

Chuyên gia Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại Tập đoàn CME Group cho rằng, cú sốc Silicon Valley Bank sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải tính đến việc giảm tốc lộ trình tăng lãi suất. Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới có lẽ cũng nên tính lại chủ trương vốn được thực hiện giống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong mấy năm qua. Đó chính là tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Để ngăn chặn sự sụp đổ mang tính hệ thống sau vụ ngân hàng SVB và SB, chính phủ Mỹ đang nỗ lực để tìm hướng giải quyết
Để ngăn chặn sự sụp đổ mang tính hệ thống sau vụ ngân hàng SVB và SB, chính phủ Mỹ đang nỗ lực để tìm hướng giải quyết

Để ngăn chặn sự sụp đổ mang tính hệ thống sau vụ ngân hàng SVB và SB, chính phủ Mỹ đang nỗ lực để tìm hướng giải quyết. Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết, Bộ Tài chính Mỹ đang phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan quản lý ngân hàng để ứng phó với những tác động liên quan đến vụ SVB phá sản.

Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ đang tìm kiếm một ngân hàng khác có thể sáp nhập với SVB để cứu vãn tình hình. Ông Joe Biden, Tổng thống Mỹ khẳng định hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn an toàn và chính phủ chưa cần tung ra gói cứu trợ vào thời điểm này. Bi kịch của SVB và SB có thể không dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện với ngành ngân hàng hoặc “gây hiệu ứng domino”, kèo nền kinh tế nước Mỹ vào vòng xoáy suy thoái mới.

Tuy nhiên, vụ phá sản SVB và SB này có lẽ là bài học đắt giá dành cho các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ. Cơ quan điều hành hệ thống ngân hàng – tài chính Mỹ cần phản ứng nhanh hơn với những dấu hiệu rủi ro của thị trường để tránh tái diễn kịch bản tồi tệ của cuộc suy thoái giai đoạn 2008 – 2009.

2. Vụ SVB và SB phá sản: Việt Nam cần phải siết chặt quy định quản lý mua bán trái phiếu doanh nghiệp

Đánh giá về nguyên nhân sụp đổ của ngân hàng SVB, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối Khách hàng cá nhân, Công ty chứng khoán Yuanta cho biết, sai lầm một lần nữa đã lặp lại như giai đoạn khủng hoảng năm 2008. Vụ sụp đổ của ngân hàng SVB và làn sóng bán tháo cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ đã phơi bày các rủi ro lâu dài của chiến lược mà nhiều tổ chức tài chính sử dụng để tăng lợi nhuận khi lãi suất thấp. Đó chính là lấy tiền gửi ngắn hạn của khách hàng để đầu tư vào những tài sản dài hạn như trái phiếu. 

Xu hướng đầu tư trái phiếu của các ngân hàng Mỹ rất nhiều. Sau vụ Silicon Valley Bank đã có ít nhất gần 10 ngân hàng ở Mỹ đang chứng kiến tình trạng rút tiền của nhà đầu tư. Đây chính là điều không tách bạch giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại nên gây ra tình trạng này.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết, việc đóng cửa ngân hàng SVB có thể gây ra hậu quả lan truyền trên thị trường tài chính khi được can thiệp sớm. Tuy nhiên, một số nhà băng có quy mô nhỏ, mô hình hoạt động tương tự đã và đang chịu ảnh hưởng với khách hàng rút tiền, giá cổ phiếu giảm, chất lượng tín dụng có vấn đề hơn,…chính là những vấn đề mà các cơ quan chức năng của Mỹ cần quan tâm xử lý.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, SVB có thể không liên quan trực tiếp tới ngân hàng tại Việt Nam nhưng những bài học về quản trị rủi ro là điều đáng lưu ý. 

Vụ SVB và SB phá sản: Việt Nam cần phải siết chặt quy định quản lý mua bán trái phiếu doanh nghiệp
Vụ SVB và SB phá sản: Việt Nam cần phải siết chặt quy định quản lý mua bán trái phiếu doanh nghiệp

Ông nhận định rằng, ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng cũng đang gặp tình trạng tương tự khi vẫn huy động vốn ngắn hạn để mua trái phiếu và những ngân hàng đứng đầu bảng về huy động lãi suất đều là những ngân hàng đang kinh doanh trái phiếu nhiều. Hết năm 2022, nhiều ngân hàng đã giảm nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp nhưng ở một số ngân hàng, danh mục đầu tư trái phiếu vẫn tăng.

Theo đánh giá FiinRatings tại Báo cáo “Nhìn lại 2022 và Triển vọng thị trường vốn 2023”, danh mục trái phiếu doanh nghiệp của một số nhà băng đang tiềm ẩn rủi ro tín dụng khi thị trường xuất hiện một số trường hợp chậm trả gốc và lãi trái phiếu. Đây là một trong những lý do khiến ngân hàng Nhà nước nhiều lần yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết, các tổ chức tài chính và ngân hàng cần quan tâm cả 2 vế trong hoạt động:

  • Thứ nhất là tăng trưởng trong kiểm soát rủi ro, trong đó cần phải đa dạng hóa và quản lý các loại rủi ro chính, cũng như cần phát triển bền vững.
  • Thứ hai là thị trường bất động vốn rất nhạy cảm và hiệu ứng tâm lý đám đông mạnh. Do đó, minh bạch, kỷ luật thị trường và nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp, người dân về dịch vụ tài chính, hiệu quả truyền thông là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, mỗi quốc gia cần có 1 màng lưới an toàn tài chính, trong đó phải quan tâm đến rủi ro hệ thống và rủi ro liên thông giữa ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, nền kinh tế thực. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia cần có sẵn cơ chế xử lý khủng hoảng để có thể phản ứng nhanh, hiệu quả, bài bản, trong đó các cơ quan giám sát – thanh tra cần độc lập hơn, vai trò bảo hiểm tiền gửi cũng phải rõ nét hơn.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, vừa qua, cơ quan thanh tra ngành ngân hàng đã tập trung nguồn lực thanh tra các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và dễ phát sinh sai phạm. Với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của những tổ chức tín dụng, ngân hàng Nhà nước đã thanh tra đột xuất và có kết luận thanh tra ở 11 tổ chức tín dụng. Dựa trên cơ sở kết quả thanh tra, cơ quan quản lý tiền tệ đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những ngân hàng có hành vi vi phạm.

Theo bà Hồng, trong thời gian tới, ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp để kiểm soát và hạn chế rủi ro đối với đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng. Trong đó, sẽ tiếp rà soát và hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của các tổ chức tín dụng khi nắm giữ, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quy định tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua khi có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3%. Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp, góp vốn và tăng quy mô vốn,… Trái lại, tổ chức tín dụng không được bán trái phiếu cho công ty con của mình,…

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon