Trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin nơi đâu?
 

Trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin nơi đâu?

19/12/2022

Trong thời gian gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp liên tục gặp khó khăn sau những thông tin tiêu cực liên quan tới hàng loạt đơn vị lớn như Tân Hoàng Minh, FLC, SCB, Vạn Thịnh Phát,… Niềm tin của các nhà đầu tư bị lung lay, hoang mang dẫn đến tình trạng domino bán tháo trái phiếu và rút tiền hàng loạt.

Trên thực tế, đã có doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn vì nhà đầu tư lo ngại rủi ro và tâm lý bất an muốn rút tiền sớm dù đã gặp gỡ, thỏa thuận với nhà đầu tư, đồng thời cam kết thanh toán đủ gốc lẫn lãi cho các lô trái phiếu khi tới hạn.

Rõ ràng, một thị trường vốn hiệu quả đã được hình thành để phục vụ đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, “chú chim ra ràng” này lại gặp khó do tình trạng “một vài con sâu bỏ rầu nồi canh” khiến nhiều doanh nghiệp không thể phát hành trái phiếu mới để đảo nợ do niềm tin của các nhà đầu tư đang bị xói mòn. Trên thị trường, các giao dịch cũng trầm lắng do trái phiếu không được mua đi bán lại.

Trong bối cảnh đó, một số chính sách đã được đưa ra để hỗ trợ thị trường như gói phục hồi kinh tế hay chính sách giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp,… Bởi vì như Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu ở hội nghị gần đây để gỡ khó cho thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp: “Nếu thị trường vốn thất bại, những giải pháp khác cũng thất bại”. Tư lệnh ngành Tài chính cũng đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia thị trường trái phiếu phải lấy lại niềm tin của thị trường và nhà đầu tư, đồng thời cùng chung tay để thúc đẩy thị trường phát triển.

Vậy làm thế nào có vực dậy niềm tin cho các nhà đầu tư? Nên làm gì để tránh rủi ro và Bộ đã làm gì để bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu? Liệu trong thời gian tới đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có mau chóng lấy lại được vị thế và phát triển hơn không? Trong câu chuyện ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về chủ đề: “Trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin nơi đâu?”

1. Áp lực đáo hạn trái phiếu riêng lẻ gia tăng vào năm 2023

Với sự bùng nổ phát hành trái phiếu trong thời kỳ 2019 – 2021, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn vào năm 2023 là khoảng 300.000 tỷ đồng (+90% so với cùng kỳ). Trong đó, tài chính – ngân hàng và bất động sản lần lượt chiếm 40% và 30%. Trong bối cảnh thắt chặt chính sách tiền tệ, chi phí tài chính gia tăng và siết chặt phát hành trái phiếu, những tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn để tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Rủi ro về khả năng thanh toán tập trung ở những lĩnh vực có tỷ lệ đòn bẩy cao và thường biến động theo chu kỳ như bất động sản.

Những lo ngại về khả năng thanh toán ngày một tăng khi một số vụ bắt giữ liên quan tới các vi phạm phát hành và kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của một số nhà phát triển bất động sản lớn như Vạn Thịnh Phát và Tân Hoàng Minh. Niềm tin của các nhà đầu tư cá nhân vào trái phiếu doanh nghiệp đã giảm xuống mức thấp tới nỗi nhiều người đã vội vàng bán trái phiếu của mọi tổ chức phát hành bằng mọi giá để thu tiền mặt về.

Lưu ý một điều rằng, các nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 1/3 lượng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Hiện nay, một số trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được giao dịch với 4 – 5% thấp hơn mệnh giá với lợi suất khoảng 10 – 12%/ năm. Điều này có nghĩa là người bán trái phiếu sẵn sàng chấp nhận với mức chiết khấu từ 14 – 17%. Từ đó tới nay, các cơ quan chức năng đã đưa ra một số thông điệp để xoa dịu tâm lý hoang mang của thị trường nhưng những giải pháp tháo gỡ khó khăn cụ thể vẫn chưa được triển khai. Thế nhưng, thông tin có chút lạc quan là theo báo cáo của Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị khoảng 152.000 tỷ đồng trong tháng 10 năm 2022, phần nào làm giảm bớt áp lực đáo hạn cùng tâm lý tiêu cực của thị trường.

Áp lực đáo hạn trái phiếu riêng lẻ gia tăng vào năm 2023
Áp lực đáo hạn trái phiếu riêng lẻ gia tăng vào năm 2023

Nút thắt lớn nhất hiện nay với thị trường trái phiếu là dòng vốn thanh khoản của các doanh nghiệp. Những kênh huy động vốn của công ty đều đang bị ách tắc và ngân hàng đã hết room tín dụng từ giữa quý 2, đầu quý 3 năm 2022. Những kênh huy động vốn khác của doanh nghiệp giống như thị trường cổ phiếu gần đây rất khó khăn. 

Trong khi đó, kênh trái phiếu trong quý 4 năm 2022 gần như không có đơn vị nào huy động được trái phiếu mới. Điều quan trọng nhất trong ngắn hạn là phải duy trì thanh khoản để doanh nghiệp có dòng vốn lưu thông, từ đó mới có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh. Thanh khoản bù đắp kịp thời nhất hiện nay sẽ tới từ tín dụng ngân hàng nhưng lại không thể cho vay mới khi ngân hàng đã cạn room.

Thị trường trái phiếu cần được cải tổ toàn diện, sự sụp đổ thị trường trái phiếu chính là hệ quả sự phát triển ồ ạt nhưng không vững chắc. Vì vậy, giải pháp hiện nay là phải chặn “vết thương đang chảy máu”.

Thị trường trái phiếu rơi vào khủng hoảng và người bán thì nhiều nhưng người mua lại không có vì chẳng ai dám bỏ tiền mua trái phiếu trong thời điểm hiện nay. Vì vậy, việc mua lại trái phiếu xuất phát từ hai phía:

  • Nhà đầu tư lo lắng cho túi tiền và tài sản mà mình bỏ ra.
  • Nhà phát hành, đặc biệt là những nhà phát hành sai quy định lo lắng bị điều tra nên phải mua trái phiếu một cách vội vàng trước hạn.

Tất cả những bên tham gia đều chịu thiệt, từ nhà đầu tư tới nhà phát hành và cả cơ quan quản lý cũng chịu sức ép. Điều này cũng đẩy quỹ đầu tư trái phiếu vào tình trạng mất thanh khoản.

Một số chuyên gia cho biết, Chính phủ nên đưa ra chương trình hoãn nợ và cho phép nhà phát hành trái phiếu trong quá khứ, cũng như đến hạn năm nay, năm sau hoãn lại việc trả nợ.

Thế nhưng, không phải tất cả các nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều hưởng chính sách này mà chỉ những đơn vị phát hành theo đúng quy định. Nếu không, khi tới hạn mà không được thanh toán (chỉ cần một ngày vỡ nợ), trái chủ có quyền đưa ra tòa và yêu cầu bồi thường hoặc mở thủ tục phá sản. Chính phủ cần phải hành động ngay để có thời gian cho doanh nghiệp và thị trường trái phiếu ổn định lại. Về lâu dài, thị trường trái phiếu phải được cải tổ một cách toàn diện nên quy định các doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cần phải có xếp hạng tín nhiệm.

Một lưu ý khác là ở thời điểm này, khi thị trường chứng khoán xuống dốc mạnh và chưa có dấu hiệu đáy ở đâu, thị trường trái phiếu đóng băng, các nhà đầu tư phải làm thử nghiệm về sức chịu đựng của mình. Giả sử các nhà đầu tư có 100 đồng vào trái phiếu mà không phải rút ra và điều này không ảnh hưởng tới cuộc sống hoặc những hoạt động đầu tư khác thì không cần rút ra, ngược lại nên rút ra sớm.

Một chuyên gia quản lý quỹ của ngân hàng lớn cho biết, lượng doanh nghiệp trái phiếu đáo hạn trong ba năm tới rất khổng lồ. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp không thể phát hành trái phiếu mới để tái cơ cấu nợ trái phiếu cũ. Bên cạnh đó, cũng không thể “rút ruột” tín dụng ra để bù đắp trả nợ trái phiếu. 

Theo vị chuyên gia này, đây cũng là điểm phải kiểm soát chặt chẽ và tránh gây áp lực, cũng như gánh nặng sang thị trường tiền tệ. Hầu hết các chủ đầu tư đều muốn có thêm thời gian để hoạt động sản xuất kinh doanh với kỳ vọng có thể hoàn trả dòng tiền nhằm giúp doanh nghiệp trả nợ trái phiếu.

Chuyên gia khuyến cáo chỉ định 1 công ty quản lý quỹ uy tín để lập quỹ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ nhằm tạo lập danh mục đầu tư bao gồm các trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ còn đủ tốt. Hình thức quỹ đầu tư là quỹ đóng và không giới hạn số lượng thành viên góp vốn, thời gian hoạt động của quỹ được xác định là 5 năm (có thể kéo dài thời gian hoạt động). Hơn nữa, người góp vốn cho quỹ là trái chủ và góp vốn bằng chính trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Bằng cách này, có thể ủng hộ doanh nghiệp phát hành có thể thời gian để triển khai dự án, qua đó có dòng tiền trả nợ cho trái chủ và không gây áp lực đòi nợ trong thời gian triển khai dự án, gồm cả gốc lẫn lãi.

Từ nay tới cuối năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phải đáo hạn hơn 53.000 tỷ đồng, trong đó, doanh nghiệp sản xuất khác chiến 19% và bất động sản chiếm 39%,… Sang năm 2023, lượng trái phiếu doanh nghiệp phải đáo hạn là 284.000 tỷ đồng và năm 2024 đáo hạn là 363.000 tỷ đồng.

Việc mua lại trái phiếu trước hạn đã giảm được 1 phần quy mô đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp nhưng thực tế cho thấy rằng, khả năng đảo nợ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản khá thấp. Chuyên gia cho biết, nguyên nhân dẫn tới tình trạng “lụt thanh khoản” ở trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp 1 phần là do lỗi của công ty chứng khoán và ngân hàng đã “hứa lèo” với các nhà đầu tư.

Trong bối cảnh hiện tại, làm thế nào để vực dậy niềm tin cho các nhà đầu tư là câu hỏi nóng được quan tâm nhất. Nhà đầu tư nên làm gì và động thái từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra sao? Trong thời gian sắp tới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp liệu có mau chóng lấy lại được vị thế và phát triển hơn hay không?

XEM FULL BÌNH LUẬN ĐIỂM TIN TẠI ĐÂY:

 

2. Chuyên gia nhận định: Quy định chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và minh bạch

Theo ý kiến của Rich Nguyen cùng các chuyên gia nghiên cứu thị trường Rich Invest đánh giá: Ngay từ đầu năm nay, trong chương trình bình luận điểm tin của Rich Nguyen cũng đã đưa ra nhận định: dự đoán thì khả năng cao giai đoạn 2022 – 2023 tới đây sẽ là quá trình đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu giai đoạn trước và điều này tác động rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư.”

Phần nhiều được phát hành từ những doanh nghiệp chưa niêm yết và hầu hết không có thông tin tài chính về đơn vị phát hành. Mặc dù áp lực đáo hạn trái phiếu không còn quá lớn nhưng nỗi lo hiện nay là niềm tin suy giảm với kênh dẫn vốn dài hạn cho cộng đồng doanh nghiệp. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng ở những nước phát triển nhưng mới manh nha ở Việt Nam và đang gặp khó khăn.

Hoạt động phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp trong tháng 10 gần như “đóng băng” với chỉ 1 đợt phát hành riêng lẻ nội địa. Khoảng 80% trái phiếu đáo hạn trong giai đoạn năm 2023 – 2024 vì tổ chức tài chính và doanh nghiệp bđs phát hành riêng lẻ trong ba năm gần đây với kỳ hạn phổ biến từ 1 đến 3 năm.

Đa số doanh nghiệp có đòn bẩy cao là vi phát hành trái phiếu trong vòng 3 năm qua. Quy mô phát hành của một số doanh nghiệp vượt nhiều so với mức vốn chủ sở hữu. Những thông tin tiêu cực bắt bớ sẽ tác động đến các nhà đầu tư nhất và những nhà đầu tư kém hiểu biết đi theo số đông. Sự khủng hoảng và hiệu ứng domino sẽ khiến tất cả các bên bị thiệt: nhà phát hành lo lắng bị điều tra mua lại trái phiếu một cách vội vàng, nhà đầu tư lo cho túi tiền của mình, cơ quan quản lý chịu áp lực, quỹ đầu tư bị đẩy vào trạng thái mất thanh khoản.

Chuyên gia nhận định: Quy định chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và minh bạch
Chuyên gia nhận định: Quy định chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và minh bạch

Hầu hết trái phiếu của những doanh nghiệp này được phát hành vào giai đoạn 2020 – 2021 với kỳ hạn từ 3 năm trở xuống và cần cơ cấu lại nợ hoặc tái cấp vốn bằng nguồn thay thế để phục vụ cho dự án dài hạn. Doanh nghiệp có chính sách tài chính yếu và phụ thuộc vào tài chính ngắn hạn hoặc khó dự báo dòng tiền sẽ phải đối mặt với thách thức thanh khoản tiềm ẩn cùng rủi ro tái cấp vốn. Mặc dù những doanh nghiệp phát hành trái phiếu có mức độ rủi ro cao nhưng tỷ trọng lớn trái phiếu liên quan tới bất động sản đã phân phối tới các nhà đầu tư cá nhân trong khi họ có thể chưa hiểu đầy đủ về khả năng tài chính hoặc không đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã phát hành.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bùng nổ trong năm 2020 – 2021 nhưng những rủi ro về đầu tư và pháp lý đã bộc lộ qua những sai phạm xảy ra hồi đầu năm nay. Nghị định số 65 có hiệu lực từ ngày 16/9/2022 đã đặt ra những điều kiện và yêu cầu nghiêm ngặt hơn với việc phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Theo đó, tổ chức phát hành trái phiếu được phép cơ cấu lại nợ nhưng vẫn phải bảo đảm đúng mục đích sử dụng theo phương án phát hành. Xếp hạng tín nhiệm được yêu cầu bắt buộc trong những trường hợp nhất định, như tổng giá trị trái phiếu vượt qua một ngưỡng hoặc tỷ lệ trái phiếu/ vốn sở hữu vượt quá 1 tỷ lệ nhất định. Bên cạnh đó, quy định mới cũng nâng cao các tiêu chí công nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp khi gần đây, nhiều nhà đầu tư đã bị thua lỗ do thực hiện những khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro cao và không có đánh giá cẩn thận. Do đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên trầm lắng vào năm nay với giá trị phát hành giảm khoảng 50% so với cùng kỳ.

Tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho trái phiếu doanh nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cần có thêm thời gian để các thành viên tham gia thị trường (tổ chức bảo lãnh/ tư vấn, nhà phát hành và nhà đầu tư) thích ứng với những quy định mới. Trong bối cảnh chi phí tài chính tăng, lực cầu nội địa yếu đi và thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp đang có xu hướng hoãn hoặc hủy kế hoạch mở rộng kinh doanh, dẫn tới giảm nhu cầu vốn. Do đó, chúng tôi cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tương đối im lìm trong nửa đầu năm 2023.

Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ hồi phục đáng kể trong nửa cuối năm 2023 từ mức nền thấp của năm 2022 nhờ lợi nhuận của doanh nghiệp khởi sắc hơn, lãi suất ổn định, cơ chế thị trường tốt hơn. Hiện nay, quy mô trái phiếu doanh nghiệp trên GDP của Việt Nam là 15% và 13% với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, tương đối thấp so với những nước trong khu vực. 

Chính phủ đang đặt mục tiêu quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đưa ra những biện pháp để tháo gỡ thế khó của trái phiếu doanh nghiệp gồm đẩy nhanh quy trình pháp lý nhằm giúp doanh nghiệp có quyền sử dụng đất, đề nghị Ngân hàng Nhà nước giảm chi phí đi vay cho công ty và tham gia tái cơ cấu nghĩa vụ trả nợ, cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư, bảo đảm các tổ chức phát hành cung cấp thông tin chính xác, đảm bảo thanh toán trái phiếu đúng hạn để củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

Tóm lại, huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp chính là “chiếc phao cứu sinh” của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19. Thế nhưng, thị trường trái phiếu với nhiều rủi ro giống như “quả bong bóng” có thể vỡ bất cứ thời điểm nào nếu không có những quy định pháp luật để kiểm soát chặt chẽ.

Do đó, hơn lúc nào hết, các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng để quyết định thị trường trái phiếu lành mạnh và bền vững. Năm 2020 – 2021, thị trường trái phiếu ở Việt Nam có sự bùng nổ mạnh mẽ, thậm chí là vượt qua dự báo của các nhà phân tích và cơ quan chức năng.

Đây là tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Thế nhưng, sự bùng nổ không hoàn toàn dựa trên sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư riêng lẻ, rủi ro cho thị trường trái phiếu và nền kinh tế.

Huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của kinh tế thị trường, giúp tăng khả năng huy động vốn trong dân, cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh huy động vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, để thị trường trái phiếu phát huy hiệu quả, điều quan trọng là phải hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường giám sát nhằm xây dựng thị trường phát triển bài bản, minh bạch, bền vững.

Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải hoàn thiện cơ chế phát hành trái phiếu, cũng như quản lý phát hành trái phiếu thông qua bổ sung thêm quy định pháp luật để tăng cường trách nhiệm, cũng như nghĩa vụ của tổ chức phát hành trái phiếu và làm rõ mục đích phát hành trái phiếu. Để nâng cao chất lượng của trái phiếu và tăng cường minh bạch thông tin cho nhà đầu tư, cần phải bổ sung thêm quy định về tổ chức định giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, kiểm toán.

Ngoài ra, tăng nặng những chế tài xử lý với hành vi vi phạm phát hành trái phiếu, không chỉ với doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán mà cả các doanh nghiệp chưa lên sàn. Bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý, Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán nhà nước cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc phát hành trái phiếu của các tổ chức để ngăn chặn kịp thời những doanh nghiệp vi phạm quy định hoặc có vốn chủ sở hữu nhỏ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ nhiều năm nhưng phát hành trái phiếu thu hút lượng vốn quá lớn.

Ngân hàng Nhà nước có cơ chế quản lý giám sát những tổ chức tín dụng và ngân hàng đi mua trái phiếu doanh nghiệp để tái cấu trúc các khoản nợ xấu cho doanh nghiệp, cũng như tránh rủi ro cho thị trường tài chính. Cùng với đó, các cơ quan truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước tăng cường tuyên truyền, nâng cao kiến thức, nhận thức của người dân về trái phiếu doanh nghiệp, rủi ro mất vốn khi đầu tư vào kênh này.

Trái phiếu là kênh đầu tư không đơn giản và ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Kèm theo đó là lợi nhuận đầu tư cũng không cao so với những kênh đầu tư như bất động sản hay chứng khoán. Hơn nữa, chúng ta chỉ nên đầu tư vào những kênh mà mình thực sự am hiểm và có sự kiểm soát về chúng.

Đầu tư trái phiếu không phải là cuộc chơi cho các nhà đầu tư không chuyên nên khi tham gia thị trường này cần phải hết sức thận trọng. Các nhà đầu tư phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan tới doanh nghiệp phát hành, các nội dung liên quan đến tài sản đảm bảo, sự minh bạch của báo cáo tài chính, điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của người mua trái phiếu. Bên cạnh đó, nếu không xác định được tính pháp lý và tính khả thi của dự án, nhà đầu tư nên nhờ các chuyên gia hỗ trợ để tránh rủi ro về mất vốn.

Điều cuối cùng mà Rich Nguyen khuyên các nhà đầu tư là hãy luôn luôn học hành bài bản để kiểm soát tốt công việc đầu tư của mình. Và con người ta sinh ra xuất phát điểm là giống nhau, nhưng rồi cuộc đời có hơn nhau hay không thì đó là nhờ sự học mà ra.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon