ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÓ NÊN SỬ DỤNG KHI ĐẦU TƯ BĐS?
 

ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÓ NÊN SỬ DỤNG VÀO ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

21/03/2020

Trong kinh doanh, bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải liên quan và ảnh hưởng về tài chính. Thuật ngữ “ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH” luôn được sử dụng khá thường xuyên. Nhà đầu tư luôn phải sử dụng “đòn bẩy” để tạo tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp hay loại hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính là gì và làm thế nào để sử dụng đòn bẩy tài chính 1 cách khôn ngoan, đảm bảo sự chắc chắn thành công thì không phải ai cũng biết. Vì sao khi đầu tư nói chung và đầu tư Bất động sản nói riêng thường luôn được đưa ra để xem xét sử dụng? Trong bài viết bên dưới, Rich Nguyen Academy sẽ giúp các bạn đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này.

Đòn bẩy tài chính khi đầu tư bất động sản
Đòn bẩy tài chính khi đầu tư bất động sản

 

ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH LÀ GÌ???

Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).

Mức độ sử dụng đòn của doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu Hệ số nợ:

Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại.

Tuy nhiên cũng có mặt trái là không phải khi nào dùng đòn bẩy cũng mang lại hiệu quả tốt cả. Việc sử dụng đòn bẩy là một con dao 2 lưỡi, nếu vận dụng tốt thì mang lại được hiệu quả lớn nhưng không vận dụng tốt sẽ gây nên những hậu quả khó lường.

Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

CÁC NHÓM CHỈ SỐ CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

1. Hệ số Nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của nhà đầu tư để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của nhà đầu tư được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
Hệ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm ý nhà đầu tư chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.

2. Hệ số Nợ/Vốn

Hệ số nợ trên vốn (D/C) đo lường quy mô tài chính của nhà đầu tư cho biết trong tổng nguồn vốn của nó thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.
D/C cung cấp cho nhà phân tích và nhà đầu tư một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, cấu trúc tài chính cá nhân, và làm thế nào có thể chi trả cho các hoạt động của nó.

3. Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của nhà đầu tư, cho ta biết về tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà nhà đầu tư sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.
Nếu D/E lớn hơn 1 nghĩa là nhà đầu tư đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng.

4. Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của nhà đầu tư nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều lợi thế đòn bẩy tài chính.

5. Hệ số chi trả lãi vay

Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi của nhà đầu tư.
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì nhà đầu tư hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc nhà đầu tư đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu được không đủ trả lãi vay.

CÓ NÊN ÁP DỤNG VỐN VAY VÀO ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Để phân tích là có nên hay không trong việc sử dụng Vốn vay trong đầu tư Bất động sản, trước tiên chúng ta phải biết được điểm mạnh, điểm yếu của hình thức này.

ƯU ĐIỂM

  • Đòn bẩy tài chính giúp bạn tối ưu dòng tiền
  • Giảm chi phí cơ hội và rủi ro thanh khoản
  • Chủ động với biến động của thị trường Bất động sản để cân đối kế hoạch đầu tư
  • Cơ hội hưởng lãi suất ưu đãi
  • Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn

NHƯỢC ĐIỂM

  • Đánh nhanh thắng nhanh là điều quan trọng trong việc tận dùng đòn bẩy tài chính, nhưng nếu bạn gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, bán lại Bất động sản đó khó khăn, kéo dài sẽ khiến bạn bị giam vốn.
  • Lãi suất cao sẽ khiến bạn choáng ngợp, nếu lỡ bạn chưa bán được bất động sản đang sở hữu thì đây sẽ mối nguy cơ ” GÃY ĐÒN “
  • Ảnh hưởng của thị trường bất động sản đi xuống mà phải sử dụng vốn vay thì đây là nguy cơ thất bại cho nhà đầu tư

>>> Khả Năng Chịu Đòn Cuối Cùng Của Bạn Nằm Ở Tài Chính <<<

Dựa vào các ưu nhược điểm trên,  nhà đầu tư có thể cân nhắc việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư Bất Động Sản. Cân nhắc hệ số để áp dụng với khả năng tài chính cá nhân, cũng như vốn vay lưu động

Trong kinh doanh BĐS vốn đến từ 4 nguồn là vốn tự có, vốn từ NĐT khác, vốn từ ngân hàng và vốn từ khách hàng. Nếu NĐT cá nhân không sử dụng vốn ngân hàng có thể linh hoạt để có nguồn vốn từ NĐT khác.

Qua bài viết trên đây, Rich Nguyen Academy tin rằng các bạn đã tìm ra đáp án cho câu hỏi đòn bẩy tài chính là gì và những thông tin liên quan đến nó. Lưu ý một điều rằng, dùng đòn bẩy tài chính đầu tư bất động sản cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định nếu bạn không đón đầu được các dự án bất động sản. Việc vay tiền để đầu tư trong giai đoạn bất động sản đóng băng là cực kỳ nguy hiểm. Do đó, các nhà đầu tư nên phân tích thị trường và hỏi ý kiến của các chuyên gia trước khi quyết định đầu tư.

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon