Ngay sau khi Fed công bố thông tin tăng lãi suất, từ châu Á đến châu Âu, hàng loạt ngân hàng TW đã công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản để kìm chế lạm phát. Bên cạnh đó từ chứng khoán đến các Tỷ giá của nhiều đồng tiền lớn so với đồng đô la Mỹ cũng xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Còn đối với Việt Nam, ngay sau cuộc họp Chính phủ sáng ngày 22/09 và cũng sau khi FED điều chỉnh tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tăng một số lãi suất cơ bản.
Nhiều ý kiến cho rằng cuộc chạy đua lãi suất sẽ chắc chắn còn diễn ra, “Lạm phát thật sự là một vấn đề và sẽ giữ ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu của các ngân hàng TW” và chắc rằng “Họ không muốn phạm sai lầm bằng việc hạ lãi suất quá sớm và chứng kiến tình trạng lạm phát trỗi dậy.”
Phải chăng FED đang “thao túng tâm lý” các ngân hàng trung ương và giới tài chính toàn cầu? Điều mà giới tài chính đang lo sợ phải chăng là lạm phát toàn cầu? Pha điều chỉnh của ngân hàng nhà nước liệu có giúp cho Việt Nam vượt qua được “giông bão” lạm phát? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi về câu chuyện y: FED đang “thao túng tâm lý” các ngân hàng trung ương? Liệu lạm phát có xảy ra trên toàn cầu? Và động thái chèo lái của NHNN liệu có giúp Việt Nam sẽ “ỔN”?
1. FED quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75%
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75% với mục tiêu kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua, đưa lãi suất cơ bản ở Mỹ lên mức từ 3% – 3,25 %, cao nhất từ năm 2008. Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 của Mỹ trong năm 2022. Biện pháp đã không được sử dụng đến trong nhiều thập kỷ.
Và sau quyết định của FED thì các thị trường chứng khoán trên thế giới đã đồng loạt giảm điểm. Từ thị trường chứng khoán Dow Jones và S&P500 tại Mỹ hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong Trung Quốc,..hay thậm chí cả chứng khoán Việt Nam cũng đồng loạt đi xuống.
Bên cạnh đó, Tỷ giá của nhiều đồng tiền lớn so với đồng đô la Mỹ như là Won của Hàn Quốc, Yên của Nhật Bản, nhân dân tệ của Trung Quốc cũng xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, tỷ giá đồng euro so với đồng đô la Mỹ là 0,988 euro, đổi được 1 đô la.
Cũng trong cùng ngày, sau khi FED công bố thông tin, từ châu Á tới châu Âu, hàng loạt NHTW đã công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản để kìm chế lạm phát. Sau hành động tương tự của FED, các NHTW Philippines và Indonesia đồng loạt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất cơ bản lên mức 4,25 %.
Tại châu Âu, các NHTW Na Uy và Thụy Sĩ cũng có bước đi tương tự. Trong khi đó, NHTW Thụy Sĩ thông báo điều chỉnh tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lên 2,5%. Theo dự đoán của hầu hết các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách. NHTW Anh sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % lên 2,25 điểm %. Dù tiếp tục kiên trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng Nhật Bản cũng phải tuyên bố có động thái can thiệp: Sử dụng dự trữ ngoại hối mua vào đồng yên để ngăn đà giảm của đồng tiền này trước USD Mỹ và đây cũng là lần đầu tiên trong 24 năm Nhật Bản thực hiện mua vào đồng yên nhằm can thiệp tỷ giá.
Đối với Việt Nam thì những thay đổi của chính sách tiền tệ thế giới sẽ có tác động khá lớn bởi độ mở nền kinh tế của chúng ta khá là cao tới 200 % GDP, trong khi sức chống chịu và khả năng cạnh tranh thì vẫn còn có những hạn chế. Đáng chú ý là có tới 70 % hợp đồng mua bán quốc tế của Việt Nam là được thanh toán bằng đồng đô la Mỹ. Do đó thì bất cứ biến động nào của tỷ giá cũng đều tác động trực tiếp lên doanh nghiệp có hoạt động mua bán với nước ngoài.
Khi mà tỷ giá tăng thì sẽ làm cho những chi phí như là xăng dầu, thế rồi là những cái chi phí phụ tùng, vật tư thay thế, thế rồi chi phí phương tiện phải nhập khẩu, nó sẽ nó sẽ tăng giá lên. Việc huy động vốn trên thị trường quốc tế sẽ khó khăn hơn và lãi suất cao hơn, áp lực giữ chân nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng là bài toán được đặt ra vào lúc này.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã có 5 lần liên tiếp tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát. Điều này đã và đang gây nên 1 áp lực không hề nhỏ cho việc điều hành chính sách vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là chính sách tiền tệ.
Việc giữ một mặt bằng lãi suất và tỷ giá tương đối ổn định mà chúng ta đã duy trì được trong suốt thời gian qua thì đã góp phần tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên là trong bối cảnh hầu khắp các ngân hàng trung ương trên thế giới đều tăng mạnh lãi suất thì mức tăng 1% mà chúng ta thực hiện có thể thích ứng hiệu quả với những diễn biến của kinh tế thế giới.
2. Ngay sau khi FED điều chỉnh tăng lãi suất, NHNN đã quyết định điều chỉnh tăng một số lãi suất cơ bản
Ngay sau cuộc họp Chính phủ vào sáng ngày 22/09 và ngay sau khi FED điều chỉnh tăng lãi suất, NHNN đã quyết định điều chỉnh tăng 1 số lãi suất cơ bản. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn sẽ là 5 %/ năm, lãi suất tái chiết khấu là 3,5 %/ năm và cho vay qua đêm là 6 %/ năm. Những mức lãi suất này đều tăng hơn so với mặt bằng cũ là 1 %.
1 mặt bằng lãi suất mới sẽ hình thành và thể hiện rõ sự thích ứng của nước ta với diễn biến của tình hình kinh tế thế giới. Đây là mục tiêu ưu tiên để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Như vậy có thể thấy là điều hành tỷ giá, lãi suất tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh tài chính tiền tệ quốc tế đang biến động mạnh, nhiều đồng tiền phá giá ở mức cao chính là một thách thức rất lớn. Từ đầu năm đến nay thì trong bối cảnh đồng tiền nhiều nước mất giá rất mạnh so với đồng đô la Mỹ thì đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với nhiều nước trên khu vực, trong khu vực ở trên thế giới. Tuy nhiên, là ổn định không có nghĩa là cố định mà phải theo sát mọi diễn biến để điều hành phù hợp với biến động của thế giới, mục tiêu là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc bảo đảm các cân đối lớn vẫn tiếp tục là ưu tiên xuyên suốt và lâu dài.
Dù là trên thế giới hay tại Việt Nam thì có lẽ những câu chuyện về FED đã không còn xa lạ hay thậm chí quá quen thuộc đối với giới tài chính toàn cầu. Và cũng chẳng có gì mới khi nói về chủ đề các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mà điều cần quan tâm tới đây có lẽ là Liệu lạm phát có xảy ra trên toàn cầu? Và động thái chèo lái của NHNN liệu có giúp Việt Nam sẽ “ỔN”?
3. Chuyên gia nhận định: Việc FED tăng lãi suất 75 điểm cơ bản đã không còn là điều đáng để gây ra tranh cãi nhiều
Về câu chuyện này, dưới góc nhìn của Rich Nguyen và những chuyên gia cố vấn của chúng tôi nhận định:
Việc FED sẽ tăng lãi suất 75 hay 100 điểm cơ bản đã không còn là điều đáng để gây ra tranh cãi nhiều. Tuy nhiên, dự báo của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ về tương lai mới là điều khiến tất cả mọi người chú ý. Bởi vì kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái trong năm tới do làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ quá mạnh mẽ. Nó có thể bóp nghẹt tăng trưởng, mặc dù đến nay vẫn chưa tỏ ra hiệu quả trong việc chống lạm phát.
Ngân hàng Thế giới đã đưa ra ba kịch bản tăng trưởng kinh tế trong kịch bản xấu nhất, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm xuống còn 0,5% vào năm 2023, chỉ số GDP bình quân đầu người có thể suy giảm 0,4 % đồng nghĩa kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái trong năm tới.
Tuy nhiên có một điều mà tôi phải chia sẻ để bạn hiểu hơn về lạm phát và cách đối phó với lạm phát của các ngân hàng trung ương sẽ như nào. Khi nền kinh tế đã rơi vào tình trạng lạm phát cao hay là siêu lạm phát nó sẽ cực kỳ khó để có thể xử lý được. Bởi vì lạm phát sẽ đến từ chính các hình dung hay các dự đoán của chính chúng ta.
Lấy ví dụ bạn là 1 người kinh doanh đồ ăn và khi nghe trên các phương tiện truyền thông đâu đâu cũng nói là lạm phát sắp đến, lạm phát sắp tăng cao. Bạn sẽ biết là sắp tới đồng tiền mất giá => và ngay lập tức tăng giá đồ ăn mặc dù có khi người cung cấp đồ ăn cho bạn còn chưa tăng ở đầu nguồn. Giá đồ ăn tăng => người mua là các người dân sẽ nhận thấy giá cả bắt đầu đắt lên và người ta nghĩ là lạm phát sắp đến.
Đó là nghịch lý ở trong thị trường tài chính cũng như thị trường kinh tế và người chịu thiệt nhiều nhất ở đây chính là các bạn – chính những cá nhân trên thị trường.
Và khi người dân, các doanh nghiệp hay cả những nhà đầu tư bất kể lĩnh vực nào dù là chứng khoán hay bất động sản hay kinh doanh,… đều nghĩ là lạm phát sắp đến và có những động thái rút tiền khỏi thị trường để bảo toàn vốn và chính điều này sẽ khiến cho lạm phát nó càng đến nhanh hơn thôi.
Đó là lý do vì sao mà những nhà chức trách, những nhà cầm quyền có thể có những công cụ chính sách tài khóa để xử lý các tình trạng này. Và thường có hai cách để làm.
Thứ nhất là họ có thể tăng lãi suất lên. Khi tăng lãi suất lên => cung tiền ra thị trường sẽ giảm đi hay là ít người tiếp cận được với nguồn tiền của Chính phủ hay là của ngân hàng hơn. Điều này sẽ khiến tiêu dùng bị sụt giảm. Bởi vì không có tiền thì chúng ta không mua đồ nữa và khi như thế sẽ khiến cho nền kinh tế bị chậm lại hay là tụt dốc đấy và khi một nền kinh tế nó rơi vào tình trạng trì trệ trong một khoảng thời gian dài thậm chí sẽ khiến cho kinh tế đi vào khủng hoảng.
Nhưng nếu giảm lãi suất => Nghĩa là nhiều người có thể vay được tiền với giá rẻ hơn thì nhiều người sẽ đi vay hơn. Cung tiền ra thị trường sẽ tăng lên => người ta sẽ tiêu dùng nhiều hơn, sẽ mua sắm nhiều hơn và tất nhiên sẽ làm tăng lạm phát lên.
Không có một cách nào là tối ưu nhất. Điều quan trọng là phải tỉnh táo để không bị “thao túng tâm lý” và đưa ra được những quyết sách phù hợp.
Xem FULL Bình luận điểm tin tại đây:
Và nhiều khả năng, nước Mỹ đang lựa chọn tăng lãi suất, và tiếp tục tăng lãi suất dẫu cho điều này có thể gây ra sự suy thoái kinh tế Mỹ trong ít nhất là 10 tháng tới. Nhưng điều này cũng có thể là lựa chọn sáng suốt của giúp Mỹ tránh được tình trạng xảy ra Lạm phát đình trệ có thể ảnh hưởng tận 10 năm chứ không phải là 10 tháng. Động thái này của FED dường như cũng đang tạo nên sự “Thao túng tâm lý”, chiếm lấy quyền kiểm soát các hành vi điều tiết các chính sách tài khóa trên các quốc gia. Khi nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái thì các quốc gia trên toàn cầu cũng khó mà tránh khỏi. Và thực tế cũng đã có chứng minh rằng 3 / 5 cuộc suy thoái toàn cầu đều liên quan đến chính sách tiền tệ của Mỹ.
Còn xét về riêng đối với tình hình của Việt Nam, chúng tôi cho rằng: Hành động điều chỉnh cách chính sách tài chính và tiền tệ của ngân hàng trung ương là hoàn toàn hợp lý và có thể nói là một hành động rất có trách nhiệm với nền kinh tế vĩ mô nói chung. Chúng tôi cũng rất đồng ý với việc là room là cần thiết. Và không có chuyện sẽ bỏ room tín dụng. Và chúng ta cũng đang hy vọng rằng là tình hình sẽ diễn ra đúng như ngân hàng trung ương dự đoán.
Để duy trì cân bằng việc vừa giữ được giá trị của đồng tiền Việt Nam thông qua giữ ổn định tỷ giá hối đoái và kiểm soát phá giá ở mức nhẹ thì chúng ta phải đồng thời kết hợp với cả biện pháp về điều hành các chính sách lãi suất theo hướng tăng nhẹ và tìm ra một điểm cân bằng để giải quyết được cả ba bài toán:
- Thứ nhất là vừa ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc giữ được ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái.
- Thứ 2 là không ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại.
- Và cuối cùng là mục tiêu kép mà chúng ta mong muốn và chúng ta đã làm được tương đối tốt cho đến thời điểm này và cho cả năm sau đó là ổn định kinh tế vĩ mô một cách tương đối nhất có thể và vẫn góp phần nào đó vào cái quá trình phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một đặc điểm nữa mà bạn có thể thấy nếu như để ý kỹ thì cấu trúc nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng của chúng ta hoàn toàn khác so với các quốc gia khác trên thế giới nên nên không thể nào máy móc là thế giới bơm tiền, Việt Nam cũng phải bơm tiền và bây giờ thế giới tăng lãi suất thì Việt Nam cũng phải tăng lãi suất.
Tất cả chỉ là lý thuyết và mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những động thái hành xử khác nhau dựa vào các số liệu kinh tế cũng như là khả năng chịu đựng của người dân. Và đây cũng chính là sự khác biệt của Việt Nam.
Chúng ta không xét nền kinh tế trên chỉ riêng mỗi GDP mà còn đánh giá toàn bộ các chính sách phục vụ tăng trưởng kinh tế đó để tạo nên tổng thể nền kinh tế tốt, bao gồm sự ảnh hưởng đến những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Bởi khi lạm phát xảy ra sẽ có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội và đây là một việc mà Việt Nam đang kiểm soát khá tốt so với những quốc gia khác.
Tóm lại, dù là vàng hay chứng khoán hay bất động sản thì đều là những kênh đầu tư chắc chắn sẽ theo chu kỳ. Và chu kì hiện tại là một trong những chu kỳ mà các thị trường bị ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác nhau, tác động trực tiếp vào việc đầu tư của các nhà đầu tư.
Và Hãy luôn nhớ rằng:
MẶT TIỀN ĐẸP LÀ THỨ VỚ VẨN, GIÁ RẺ LÀ THỨ VỚ VẨN, NẾU NHƯ VĨ MÔ HỎNG
Mặt tiền và giá rẻ luôn luôn là quan trọng với bất động sản. Nhưng trong bối cảnh như hiện nay thì quan trọng hơn cả vẫn là vĩ mô. Thứ đầu tiên cần xét tới luôn luôn là vĩ mô trước rồi vi mô sau, chiến lược trước rồi chiến thuật sau.
Nắm được vĩ mô để hiểu được các nguyên lý, quy luật rồi thuận theo các quy luật, nguyên lý, thuận theo thị trường mà đầu tư.
BẠN KHÔNG THIẾU TIỀN, BẠN CHỈ THIẾU KHẢ NĂNG KIẾM TIỀN
Tiền bạc là kết quả của sự hiểu biết, sức khỏe là kết quả của chế độ dinh dưỡng và luyện tập, nghỉ ngơi.
Khi bạn có đủ năng lực, đủ kiến thức thì bạn hoàn toàn có thể kiếm được rất nhiều tiền ở lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Tiền bạc chỉ là kết quả của lối tư duy và những hành động cụ thể của bạn. Và nếu như bạn nghĩ “chúng ta cần có tiền để tạo ra tiền thì người giàu sẽ mãi giàu, còn người nghèo sẽ mãi nghèo”
—————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ