Giải ngân vốn đầu tư công có dấu hiệu tăng tốc khi tỷ lệ giải ngân tương đương cùng kỳ nhưng cao hơn 40.000 tỷ đồng về con số tuyệt đối. Dù vậy, việc giải ngân chưa đạt kỳ vọng vì nhiều “nút thắt” khiến áp lực giải ngân những quý còn lại vô cùng lớn…
Theo tính toán, số vốn đầu tư công phải tiêu từ nay đến cuối năm lên tới 550.000 tỷ đồng theo kế hoạch Thủ tướng giao, thậm chí cao hơn nếu tính cả hàng chục ngàn tỷ vốn các năm trước chuyển sang.
Mặc dù chưa tháo gỡ hết được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, nhưng những nút thắt trước kia đã được gỡ rất nhiều, vậy tại sao tỷ lệ giải ngân vốn lại không tăng tương ứng? Ngoài yếu tố khách quan, cần phải làm rõ những nguyên nhân chủ quan, liệu có tình trạng sợ trách nhiệm hay không?
Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn câu chuyện này trong phần bình luận điểm tin ngày hôm nay: Giải ngân đầu tư công – Nhiều nút thắt thách thức tới cuối năm?
Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước cho thấy tính hết tháng 5, ước giải ngân vốn kế hoạch năm 2023 đạt 20,8% kế hoạch, tương ứng giải ngân trên 157.000 tỷ đồng.
Nếu so với kế hoạch Thủ tướng giao, tỷ lệ giải ngân 5 tháng đạt 22,22%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (22,37%) nhưng xét về giá trị tuyệt đối lại cao hơn 35%, tương đương 41.000 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn trong nước đạt 22,64%, thấp hơn cùng kỳ (23,53%), còn vốn nước ngoài đạt 12,02%, tăng cao rõ rệt so với cùng kỳ (6,26%).
Giải ngân đạt 22,22% kế hoạch thủ tướng giao và cao hơn 40.000 tỷ đồng cùng kỳ
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 ở mức cao kỷ lục, lên tới gần 810.000 tỷ đồng, trong đó, vốn trong nước là trên 776.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài 29.000 tỷ đồng. Trong tổng nguồn vốn, kế hoạch vốn đã giao là 796.358,6 tỷ đồng và còn gần 12.887,2 tỷ đồng vốn chưa giao.
Cụ thể, kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là trên 41.000 tỷ đồng, trong đó, vốn trong nước trên 37.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài gần 4.000 tỷ đồng. Còn tính riêng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 là gần 770.000 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch vốn đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là trên 707.044,2 tỷ đồng.
Cập nhật đến thời điểm báo cáo, kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương năm 2023 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng giao là 48.290,1 tỷ đồng.
Về tình hình giải ngân kế hoạch vốn năm 2023, Bộ Tài chính nêu rõ tổng kế hoạch là 796.358,6 tỷ đồng, bao gồm kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2023 là trên 41.000 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2023 là trên 755.000 tỷ đồng. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày cuối tháng 5 đạt 162.780,8 tỷ đồng, tương ứng 20,44% kế hoạch.
Cụ thể, thứ nhất, tính riêng việc giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2023, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5 là 5.685,4 tỷ đồng, đạt 13,86% kế hoạch. Trong đó, vốn trong nước 5.685,4 tỷ đồng, đạt 15,34% kế hoạch, vốn nước ngoài kéo dài sang năm 2023 là 3.954,4 tỷ đồng, vẫn chưa giải ngân.
Tiếp theo, mục quan trọng nhất là giải ngân vốn kế hoạch năm 2023, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5 là 157.095,4 tỷ đồng, đạt 20,80% kế hoạch (đạt 22,22% kế hoạch Thủ tướng giao), thấp hơn không đáng kể so với cùng kỳ khi tỷ lệ giải ngân năm 2022 lần lượt đạt 20,67% kế hoạch và đạt 22,37% kế hoạch Thủ tướng giao.
Tỷ lệ giải ngân số vốn Thủ tướng giao trong 5 tháng kế hoạch năm 2023 chỉ thấp hơn cùng kỳ vỏn vẹn 0,15% nhưng xét về giá trị tuyệt đối lại cao hơn 35,5%, tương đương 41.000 tỷ đồng.
Điều này cho thấy sự chuyển biến khá tích cực trong giải ngân vốn đầu tư công sau nỗ lực của Chính phủ trong hai năm vừa qua với việc ban hành 16 nghị quyết, 6 công điện, 2 chỉ thị, tổ chức 4 hội nghị trực tuyến và duy trì 5 tổ công tác liên tục của Chính phủ để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
KHÓ KHĂN CŨ BỒI THÊM NHỮNG KHÓ KHĂN MỚI
Cũng theo Bộ Tài chính, có 8 bộ và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 25%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Tiền Giang (45,89%), Đồng Tháp (44,28%), Long An (40,06%), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (40,04%).
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 39/52 bộ và 16/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%, trong đó có 32 bộ và 5 địa phương chỉ giải ngân được dưới 10% kế hoạch vốn.
Chia sẻ tại nghị trường Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nhìn nhận chậm giải ngân vốn đầu tư công là một vấn đề bức xúc kéo dài được trao đổi tại rất nhiều kỳ họp. Dự án đầu tư công có nhiều đặc thù và phải thực hiện theo một quy trình, từ chuẩn bị đến thực hiện, kết thúc dự án. Mỗi giai đoạn được điều chỉnh bởi một quy định khác nhau và không được làm đồng thời, nếu vướng mắc ở một khâu nào đó sẽ tự động kéo dài cả quy trình.
Nguyên nhân chậm trễ giải ngân từ lâu được nhận diện, đó là chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, giải phóng mặt bằng chậm, thời gian điều chỉnh dự án lâu, điều chỉnh nhiều lần, năng lực của ban quản lý dự án, năng lực nhà thầu cũng như trách nhiệm, sự vào cuộc của người đứng đầu hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều dự án rất phức tạp, trải qua nhiều quy định như chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, sử dụng đất lúa, dự án đi qua hai địa bàn rất nhiều vướng mắc.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, riêng năm 2023 có một số đặc thù riêng: thứ nhất, quy mô vốn đầu tư công năm 2023 lớn hơn các năm, lên tới 710.000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 23%, tương ứng với khoảng 130.000 tỷ đồng; thứ hai, các yếu tố phát sinh về giá nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến xây dựng; thứ ba, tình trạng một số bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, gây kéo dài các thủ tục.
Cùng chung quan điểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho rằng khâu chuẩn bị đầu tư kéo dài, còn thi công xây lắp và phần quyết toán rất nhanh. Do đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Quốc hội ủng hộ để thiết kế, rà soát lại quy trình, không để giải ngân đầu tư công năm nào cũng đưa ra Quốc hội để bàn…
XEM FULL BÌNH LUẬN ĐIỂM TIN TẠI ĐÂY:
Chuyên gia nhận định:
Theo ý kiến của Diễn giả Rich Nguyen cùng các chuyên gia phân tích thị trường tại Rich Invest nhận định:
Trước tiên để hiểu hơn tại sao lại có chia sẻ về chủ đề này, tôi muốn bạn hiểu rõ về Hạ tầng.
Hạ tầng là những cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Hạ tầng bao gồm các yếu tố như đường, cầu, đường sắt, sân bay, cảng biển, đường thủy nội địa, điện, nước, viễn thông và các cơ sở khác…
Tình trạng giải ngân vốn chậm, có tiền không tiêu được là vấn đề nóng hiện nay nhưng lại không phải vấn đề mới. Có thể nói, trong hàng chục năm trở lại đây, tình trạng này đã xuất hiện, được đại biểu Quốc hội, giới chức lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương nhìn thấy và có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Thế nhưng việc khắc phục những tồn tại, yếu kém về quản lý đầu tư xây dựng nói chung, giải ngân vốn đầu tư công nói riêng còn rất chậm, tồn tại còn rất lớn.
Biểu hiện rõ nhất là gần nửa năm 2023 đã trôi qua, nhưng giải ngân vốn đầu tư công có tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng xấp xỉ 22%. Nếu cứ như thế này, chắc chắn cả năm 2023 sẽ không giải ngân hết lượng vốn trong dự toán ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển. Điều này dẫn đến hệ quả có tiền không tiêu được, phải chuyển nguồn sang năm sau, mục tiêu chính sách không đạt yêu cầu.
Khi quyết định dự toán ngân sách nhà nước 2023, Quốc hội đã thảo luận rất kỹ và thấy rõ sau 2 năm dịch bùng phát, nền kinh tế chịu ảnh hưởng rất nặng nề, tăng trưởng chậm lại, nguy cơ suy thoái hiện hữu… Vì vậy, Nhà nước đã phải chấp nhận tăng tỷ lệ bội chi ngân sách, nới lỏng chính sách tài khoá để có nguồn bổ sung, tăng nguồn đầu tư nhà nước. Không chỉ nới lỏng chính sách tài khoá, chúng ta còn nới lỏng chính sách tiền tệ để thu hút nguồn lực tăng cho đầu tư phát triển.
Bây giờ có tiền lại không tiêu được thì mục tiêu này không còn ý nghĩa. Tiền đi vay vẫn nằm yên trong kho bạc, lãi suất vẫn phải trả, tiền chi không hết, dẫn đến lãng phí ghê gớm và tăng gánh nặng cho ngân sách.
Nguyên nhân cốt lõi của tình trạng này là gì?
Nếu như năm 2022 còn có lý do tác động bởi dịch, nhưng năm 2023, tình trạng kiểm soát dịch bệnh tốt hơn nhiều, cuộc sống đã trở lại bình thường. Trong khi đó, tỷ lệ giải ngân thậm chí còn chậm hơn so với cùng kỳ nhiều năm. Đáng chú ý, nhiều địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí tới 13 bộ, ngành chưa giải ngân được đồng nào. Vậy tình trạng này có nguyên nhân do đâu?
Trước tiên, cần làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan thế nào, có khắc phục được không, khắc phục bằng cách nào. Nếu do cơ chế, chính sách thì khó cái gì, vướng cái gì? Còn nếu do chủ quan thì chỗ nào làm sai, hay chưa hoàn thành trách nhiệm để xử lý. Trong 13 đơn vị kể trên, phải xem việc phân bổ vốn như thế nào. Trong các bộ, ngành thường có những dự án chuyển tiếp, đã làm từ năm trước, năm nay chỉ bỏ vốn làm tiếp theo tiến độ. Vậy tại sao lại không tiêu được đồng nào?
Còn với những dự án mới, cần xem nguyên nhân gì. Giải phóng mặt bằng đã có đất sạch chưa? Dự án đã phê duyệt, đấu thầu chưa? Cơ chế, chính sách vướng mắc ở chỗ nào? Chẳng hạn giá cả vật tư tăng cao, càng làm càng lỗ, nên mới chậm, chủ thầu không làm, đòi hỏi phải điều chỉnh tổng mức đầu tư…nếu là lý do khách quan cần phải tháo gỡ, vì Luật Đầu tư công đã cho phép được quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư theo những yếu tố khách quan.
Nguyên nhân nào thì có giải pháp đó. Có nguyên nhân chủ quan nhiều. Cơ chế, chính sách đầu tư công vừa qua đã được sửa liên tục. Dù chưa tháo gỡ hết được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, nhưng những nút thắt trước kia đã được gỡ rất nhiều. Vậy tại sao tỷ lệ giải ngân vốn lại không tăng tương ứng? Đó là câu hỏi đối với các nhà lãnh đạo, quản lý.
Ngoài yếu tố khách quan từ cơ chế, chính sách, cần phải làm rõ những nguyên nhân chủ quan. Liệu có nguyên nhân từ tình trạng sợ trách nhiệm không? Không ít lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đều sợ và ngại, thủ tiêu sự năng động sáng tạo, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm. Cũng không loại trừ vấn đề lợi ích cá nhân, muốn làm thì cứ phải có phần trăm, nhưng vì sợ trách nhiệm, sợ “lò nóng” nên không dám đụng vào.
Đã đến lúc cần đưa ra những giải pháp cứng rắn để thay đổi tình hình. “Khổ lắm biết rồi nói mãi”, nhưng nói mãi vẫn không làm thì phải xem xét chế độ trách nhiệm, xử lý công khai để làm bài học răn đe, đồng thời phải xây dựng bộ máy mới, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Còn những vướng mắc về cơ chế, chính sách cần đề xuất kịp thời để tháo gỡ, khắc phục, không thể khoán cho một đơn vị nhà thầu kêu mãi, trong khi các bộ, ngành lại đứng ngoài được.
Hạ tầng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Các hoạt động sản xuất và kinh doanh sẽ khó khăn nếu thiếu hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông và viễn thông. Khi hạ tầng phát triển, việc di chuyển hàng hóa và người dân sẽ dễ dàng hơn, kết nối giữa các khu vực sẽ mở rộng và thuận tiện hơn, từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới và tăng trưởng kinh tế.
Trong lĩnh vực bất động sản, hạ tầng cũng là yếu tố quan trọng để tăng giá trị của tài sản bất động sản. Với hạ tầng tốt, các khu vực trở nên thu hút hơn đối với các nhà đầu tư và người mua nhà vì đem lại cuộc sống tiện nghi, an toàn và hiện đại hơn. Khu vực có hạ tầng tốt cũng có thể thu hút các dự án kinh doanh lớn, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho cư dân địa phương.
Tóm lại, hạ tầng là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và bất động sản. Việc đầu tư vào hạ tầng là một chiến lược quan trọng để tạo ra môi trường kinh doanh và sống tốt hơn, tăng trưởng kinh tế và tăng giá trị của bất động sản.
——————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ