Sau một thời gian dài gặp khó khăn về nguồn vốn, hiện nay nhiều dấu hiệu cho thấy dấu hiệu này dần được khơi thông. Theo giới chuyên gia, để khơi thông nguồn vốn, thị trường bất động sản 2023 cần phải hoàn thiện chính sách tín dụng, trong đó phân biệt rõ hơn bất động sản phục vụ nhu cầu không thiết yếu và thiết yếu nhằm ưu tiên tập trung nguồn vốn phát triển.
1. Tín dụng là nguồn vốn quan trọng cho thị trường bất động sản 2023 nhưng rủi ro cao
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tín dụng là một trong những nguồn vốn quan trọng với thị trường bất động sản 2023. Tuy nhiên, tính chất ngắn hạn của nguồn vốn tín dụng này có thể gây rủi ro lớn vì bất động sản là kênh đầu tư dài hạn. Vì vậy, sự linh hoạt trong điều hành chính sách tín dụng là điều rất cần thiết để bảo đảm hướng dòng vốn vào đúng đối tượng và kiểm soát rủi ro.
Bộ Xây dựng cho biết, từ cuối năm 2022 và trong năm 2023, một số doanh nghiệp bất động sản sẽ phải chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho các nhà đầu tư vì nhiều nguyên nhân, trong số đó có thay đổi chính sách kiểm soát TP phát hành của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp BĐS đã và đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu, huy động vốn dẫn đến thiếu vốn phải tạm dừng hoặc giãn thực hiện dự án. Tính tới cuối năm 2022, giá trị hàng tồn kho là quỹ đất và những dự án xây dựng dở dang lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, tăng rất mạnh so với thời điểm trước đó. Điều này có nghĩa là số vốn rất lớn đang nằm ở trong đất nhưng doanh nghiệp không xoay được tiền để tiếp tục triển khai.
Trong báo cáo nhà ở, thị trường bất động sản quý 4/ 2022 và cả năm 2022 của NHNNVN cho biết, tính đến ngày 31/12/2022, dư nợ tín dụng với hoạt động kinh doanh BĐS là gần 800.000 tỷ đồng. Cuối năm 2021, dư nợ tín dụng chỉ khoảng 700.000 tỷ đồng.
Báo cáo của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã chỉ rõ, trong 10 tháng đầu năm 2022, cơ cấu nguồn vốn BĐS có 71% là tín dụng ngân hàng, trong đó cổ phiếu chỉ chiếm khoảng 2%, vốn tự có là 10%, TPDN là 10% và FDI là 7%. Vì vậy, nếu phụ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản sẽ không phát triển bền vững và doanh nghiệp không bảo đảm được dòng tiền ổn định để duy trì hoạt động đầu tư, triển khai dự án.
2. Giải pháp khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản 2023
Mát cân đối về cơ cấu sản phẩm, nghẽn về pháp lý, thị trường chưa minh bạch, nguồn vốn hạn chế, niềm tin của nhà đầu tư và khách hàng sụt giảm,… đó là hàng loạt thách thức, khó khăn mà thị trường bất động sản đang phải đối mặt. Tuy nhiên, những điểm nghẽn này sẽ từng bước được khơi thông trong năm 2023.
Tín dụng năm 2023 sẽ dồi dào hơn vì hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại được nới từ 1,5 – 2% nên sẽ tạo đà cho doanh nghiệp vận hành. Động thái này sẽ góp phần tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến dòng vốn của thị trường bất động sản trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, dòng tiền từ thị trường chứng khoán đang có xu hướng gia tăng trở lại. Nếu chứng khoán tăng lên mức 1.300 – 1.400, một lượng tiền lớn sẽ đi vào bất động sản và nền kinh tế. Ngoài ra, thị trường trái phiếu dần hồi phục tiếp tục là kênh dẫn vốn quan trọng cho thị trường bất động sản và nền kinh tế.
Đáng chú ý, gần đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ giải pháp giải cứu thị trường trái phiếu. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổ chức tín dụng là nhóm phát hành TPDN lớn nhất, chiếm khoảng 41,34% tổng khối lượng phát hành, các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản chiếm lần lượt 7,8% và 28,87%.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Tài chính đã đề xuất lùi 1 năm thực hiện quy định về NĐT chứng khoán chuyên nghiệp và xếp hạng tín nhiệm với nhà phát hành để vực dậy thị trường trái phiếu. Đề xuất này được đánh giá là sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Bởi vì các doanh nghiệp địa ốc lớn trên thị trường đều có khối lượng trái phiếu phát hành không hề nhỏ. Đây chắc chắn là yếu tố tác động tới nguồn vốn vào thị trường BĐS trong thời gian tới.
Liên quan đến nguồn vốn, ở bất cứ một thị trường thương mại nào, kể cả bất động sản, dòng vốn luôn đóng vai trò thiết yếu. Vốn vô cùng quan trọng với doanh nghiệp địa ốc, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và là căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, bảo đảm cho sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã định; tiềm lực kinh tế và là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng phạm vi kinh doanh,…
Vốn được ví như là “mạch máu” của doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, thị trường BĐS sẽ “bất động” nếu thiếu vốn. Bởi vì để thực hiện dự án, bảo đảm nguồn cung BĐS đưa ra thị trường và góp phần tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp địa ốc cần vốn rất lớn, được huy động từ nhiều kênh khác nhau để bảo đảm có dòng tiền bền vững. Vì vậy, tín hiệu tích cực về dòng vốn với thị trường BĐS sau thời gian gặp khó khăn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng, rất cần tiếp tục cấp vốn cho những dự án BĐS khả thi, giảm lãi suất ngân hàng cho vay, tiến hành nhanh các gói 110.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng cho nhà ở công nhân, nhà ở xã hội,… Đồng thời bổ sung vào luật những hình thức huy động vốn mới cho thị trường bất động sản nói riêng và thị trường nói chung, như hình thức huy động vốn từ cộng đồng. Hình thức huy động vốn này chiếm 43% lượng vốn cho thị trường BĐS ở Mỹ nhưng mới được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây với tên gọi là Quỹ đầu tư.
Nếu muốn khám phá cách tận dụng những thách thức hiện tại của thị trường bất động sản để đạt được lợi nhuận cao về bền vững, các bạn hãy đăng ký tham gia sự kiện TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BĐS Q1/2023 – ẨN SỐ NÀO CÓ THỂ GIÚP THỊ TRƯỜNG BĐS PHỤC HỒI? được tổ chức vào ngày 09/04/2023 tại Hà Nội và 16/04/2023 tại Hồ Chí Minh tại link: https://forms.gle/nxSoPXtUyyVpZXis7. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ HOTLINE HỖ TRỢ: 1900 99 99 79.
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ