Trong bối cảnh cả thế giới đang tập trung chống lạm phát (hậu quả của việc bơm tiền kích thích kinh tế trong điều kiện những hoạt động kinh tế không hoặc ít hoạt động như bình thường), phần lớn các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ…
Mới đây, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã liên tục đưa ra những động thái tác động để điều tiết thị trường. Động thái điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay của NHNN từ mức ±3% đến ±5% có hiệu lực từ ngày 17/10 được các chuyên gia đánh giá rất cao. Đây là giải pháp hợp lý để hoá giải những khó khăn về cung cầu lãi suất, đặc biệt là giảm được hoạt động đầu cơ USD.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã điều chỉnh mức lãi suất điều hành hiện tại, tăng thêm 1% và có hiệu lực từ ngày 25/10. Đây là lần tăng lãi suất điều hành thứ 2 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong vòng một tháng qua.
Thị trường bất động sản cũng đang gặp hàng loạt khó khăn về nguồn cung, thanh khoản, lãi suất, tín dụng,…Lại còn phải đối mặt với tin đồn bắt bớ chủ đầu tư và tin đồn ác ý về hoạt động của dự án. Do đó, nhiều nhà đầu tư nhấp nhổm và lo lắng về đống tài sản khan thanh khoản. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng trao đổi về câu chuyện này: Giới đầu tư quay cuồng chuyện Lạm phát, tín dụng và tỷ giá.
Mục lục
1. Ngân hàng Nhà nước nói gì về áp lực lạm phát, tỷ giá và lãi suất?
Từ đầu năm 2022 tới nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và nhiều Ngân hàng trung ương lớn đã đẩy mạnh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng nhanh lãi suất điều hành, xung đột Nga – Ukraine cũng làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn, lạm phát tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao,… gây biến động lớn ở thị trường trong nước và quốc tế.
Trước tình hình này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chủ động và linh hoạt áp dụng đồng bộ các giải pháp, công cụ, can thiệp nhằm duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường ngoại hối, tiền tệ. Từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, cũng như hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đã đề ra tại Chương trình phục hồi & phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết 11 của Chính phủ và Nghị quyết 43 của Quốc hội.
Để chủ động thích ứng trước diễn biến phức tạp của thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các NHTW trên thế giới, ngày 17/10/2022, NHNN Việt Nam ban hành Quyết định 1747/QĐ-NHNN quy định về tỷ giá giao ngay giữa VND với ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép.
Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay giữa VND và USD được điều chỉnh tăng từ ±3% lên ±5%. Ngay sau đó, vào chiều ngày 24/10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng tiếp tục nâng loạt lãi suất điều hành, gồm trần lãi suất huy động và cho vay.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã điều chỉnh các mức lãi suất điều hành hiện tại, tăng thêm 1% và có hiệu lực từ ngày 25/10. Đây là lần nâng lãi suất điều hành thứ 2 của NHNN Việt Nam trong vòng một tháng qua.
Việc điều chỉnh này để ổn định thị trường tiền tệ, nhất là sự chủ động và linh hoạt để ứng phó với tình trạng lạm phát, lãi suất của nhiều quốc gia trên thế giới đang có chiều hướng tăng cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh các mức lãi suất như sau: lãi suất tái chiết khấu lên 4,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn lên 6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm lên 7,0%/năm.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng tăng lãi suất không kỳ hạn lên 1%/năm; lãi suất có kỳ hạn dưới 6 tháng là 6%. Động thái nâng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được cho là nhắm đến 2 mục tiêu là kiềm chế lạm phát và giảm áp lực đối với tỷ giá.
Ngay sau khi NHNN điều chỉnh nâng thêm 1% các mức lãi suất điều hành, nhiều NHTM cũng điều chỉnh lãi suất cho vay và huy động của mình.
Những động thái liên tiếp trong thời gian gần đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy chính sách tiền tệ của nước ta đang phát huy sự chủ động và linh hoạt của mình để ổn định kinh tế vĩ mô, cũng như thích ứng với tình hình lạm phát, lãi suất của nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng cao.
Diễn biến lãi suất cho vay rục rịch tăng khi NHNN tăng lãi suất điều hành và loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động. Việc tỷ giá USD/VND gia tăng đã gây sức ép lớn lên lãi suất tiền đồng. Xu hướng này cũng trở lại vào những tháng cuối năm. Nhu cầu vào cuối năm thường tăng cao vì nhu cầu trả lương, thưởng, vay tiêu dùng lớn. Sức ép lãi suất cho vay cũng tăng trong bối cảnh lãi suất huy động của các ngân hàng không ngừng “nóng” lên.
Loạt động thái điều chỉnh tăng lãi của các ngân hàng cùng câu chuyện lãi suất tăng không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nhà đầu tư mà người đang có nhu cầu vay và đã được vay từ trước đó cũng “đứng ngồi không yên”. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản đang chững lại thời gian gần đây đi cùng với một loạt tin tức tiêu cực trên thị trường gây hoang mang cho nhà đầu tư. Vậy nhà đầu tư nên làm gì lúc nào? Cắt thì lỗ mà cố thì đau khi lãi suất cứ tăng chưa biết bao giờ thì dừng lại!
XEM FULL VIDEO BÌNH LUẬN ĐIỂM TIN TẠI ĐÂY:
2. Chuyên gia nhận định: Xu hướng lạm phát gia tăng, lãi tăng là tất yếu
Về câu chuyện này, dưới góc nhìn của Rich Nguyen và các chuyên gia cố vấn của chúng tôi nhận định:
2.1. Lãi tăng là tất yếu!
Xu hướng lạm phát gia tăng đang diễn ra trên toàn thế giới, đặc biệt là nền kinh tế lớn như: Anh, Mỹ, các nước trong khu vực đồng tiền chung Euro… đang đối diện với mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ. Để có thể ứng phó với lạm phát, các NHTW trên thế giới đã và đang tăng nhanh, mạnh những mức lãi suất điều hành. Không ngoại lệ, việc NHNN Việt Nam cũng đã điều chỉnh nâng lãi suất điều hành nên lãi suất cho vay cũng sẽ điều chỉnh nâng lên là điều tất yếu và hiển nhiên!
Khi lãi suất tăng, tức là giá đồng tiền tăng lên. Nếu không nâng lãi suất thì đồng nghĩa với việc chúng ta tự phá giá đồng tiền của mình. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ giá hàng hóa nhập khẩu của chúng ta và làm lạm phát tăng lên.
Trong bối cảnh lạm phát ở Việt Nam đang còn “thấp”, vẫn ở dưới mức mục tiêu 4% mà Quốc hội đặt ra từ hồi đầu năm, nhiều người cho rằng, mục đích tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước là để bảo vệ tỷ giá, chứ không phải là kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là mức lạm phát theo tháng ở Việt Nam tăng khá mạnh trong năm nay.
Một vấn đề quan trọng nữa là kỳ vọng lạm phát. Mức lạm phát hiện tại có thể vẫn dưới mục tiêu và trong vòng kiểm soát, thế nhưng kỳ vọng lạm phát vẫn còn nguyên đó, tăng tiến một cách bướng bỉnh của theo đà tăng của tình trạng lạm phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, bất chấp các NHTW tăng lãi suất rầm rộ và mạnh mẽ, trên quy mô toàn cầu.
Vì vậy, việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tất yếu. Nó không chỉ có tác dụng làm giảm áp lực lạm phát, lạm phát kỳ vọng mà nâng lãi suất còn hỗ trợ tỷ giá nên gián tiếp làm giảm áp lực lạm phát. Vì vậy, dù mục đích nâng lãi suất lần này là để làm gì đi chăng nữa thì chỉ cần biết nâng lãi suất là điều bắt buộc phải làm.
Điều đáng nói ở đây là câu chuyện lãi suất tăng này không hẳn là “ngày tận thế” với các doanh nghiệp hay nhà đầu tư. Nếu có tăng vài điểm phần trăm, mức lãi suất cho vay vẫn không phải là cao đột biến so với diễn biến ở trong quá khứ, đã từng có lúc lên tới gần 20%/năm.
Bên cạnh đó, để biết doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có chịu được mức lãi suất vay cao như vậy không thì phải nhìn vào triển vọng kinh tế trong khoảng thời gian tới. Doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ chịu được lãi suất vay cao trong trường hợp họ chuyển được chi phí vay đắt đỏ vào giá bán, tiêu thụ sản phẩm của mình, cũng tương tự như khi lạm phát tăng cao nhưng nhiều doanh nghiệp/ nhà đầu tư chuyên nghiệp có kỹ năng quản trị tốt vẫn có thể sống được.
Trên thực tế, ở Việt Nam, việc nâng lãi suất không chính thức từ hồi đầu năm vẫn không cản bước nước ta đạt được những con số tăng trưởng GDP ấn tượng qua các quý đến nay. Vì vậy, nếu tăng trưởng chững lại hoặc quay đầu nhanh chóng, đương nhiên Ngân hàng Nhà nước sẽ phải tính toán lại bài toán điều chỉnh lãi suất điều hành dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có tiếp tục tăng lãi suất hay không.
Tuy nhiên, lúc đó cũng đừng lo lắng quá về áp lực tỷ giá hoặc lạm phát vì đơn giản là khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đồng nghĩa với việc tổng cầu tăng trưởng chậm lại, góp phần làm giảm áp lực tỷ giá hay lạm phát.
Thời kỳ “tiền rẻ” đã thật sự kết thúc khi gần đây các ngân hàng đua nhau nâng lãi suất huy động, gây áp lực mạnh mẽ lên lãi suất cho vay. Xu hướng này khiến những người gửi tiền vui mừng vì được hưởng lãi suất tốt nhưng những người vay vốn lại cảm thấy lo lắng.
2.2. Vay tiền ngân hàng ‘ôm đất’ khi sốt còn nhà đầu tư ‘ôm bom’?
Nhiều nhà đầu tư vay tiền mua nhà đất hy vọng sẽ được các ngân hàng giảm lãi suất vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh thời gian trước. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không có chính sách hỗ trợ với đối tượng này. Cơn “sốt đất” đã, đang chững lại và rơi vào thời kỳ ngủ đông, cũng như chưa có dấu hiệu “tan băng” dù những nhà đầu tư vay quá nhiều tiền để “gom đất” như đang “ngồi trên đống lửa”. Và khả năng cao, thị trường bất động sản ở nhiều nơi, nhiều khu vực vẫn sẽ “ngủ đông” ngay cả mùa hè năm sau.
Nhiều cơn “sốt đất” đi qua và nhiều nhà đầu tư thắng đậm, nhưng có không ít nhà đầu tư bị bỏ lại phía sau vì không “thoát được hàng”. Đặc biệt, thiệt hại nặng nề nhất vẫn sẽ là những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính cao để “ôm đất” trong các cơn sốt nhưng chưa kịp thoát ra trước khi thị trường bất động sản “xịt hơi”. Đây là kết quả tất yếu với những nhà đầu tư thiếu hiểu biết và cố gắng chạy theo thị trường.
“Không ít nhà đầu tư tay mơ non kinh nghiệm hoặc ở những lĩnh vực khác vào bất động sản rất dễ nhưng họ chính là những đối tượng bị “sa lầy” trong cơn sốt nếu không biết cách tính toán, rút lui khi thị trường lên đỉnh”. Thực tế đã chứng minh rằng, hệ quả của các cơn “sốt đất” trước đây, rất nhiều người rơi vào cảnh nợ nần chồng chất và tán gia bại sản vì vay tiền ngân hàng quá nhiều để lao vào đầu tư bất động sản.
Người “thắng đậm” trong cơn “sốt đất” là những nhà đầu tư F0, F1 nhanh chóng “đẩy hàng” ngay trong thời kỳ “đỉnh sốt” và thu tiền chênh lệch. Một bộ phận chủ đất cũng được hưởng lợi vì chiêu thức thổi giá khiến giá trị đất tăng gấp nhiều lần so với giá trị thực.
Tuy nhiên, tỷ lệ nhà đầu tư thắng đậm rất thấp so với tỷ lệ “thua đậm” và hệ lụy sau những cơn sốt đất sẽ rất dai dẳng với sự phát triển của địa phương. Hơn nữa, bản thân các nhà đầu tư cũng sẽ “sa lầy” trong cơn sốt.
Tóm lại:
CHẤP NHẬN MẤT TIỀN LẺ, THÌ KHÔNG MẤT TIỀN CHẴN
Tiền bạc là phương tiện với người thông minh nhưng nó lại là mục đích với kẻ ngu đần.
Nếu bạn biết cách bỏ ra những khoản chi phí nhỏ để xây dựng mối quan hệ, học tập tích lũy kiến thức quan trọng và cần thiết thì bạn sẽ không phải mất đi số tiền lớn. Khi qua tập trung vào số tiền nhỏ tức là bạn đã bỏ qua số tiền lớn.
Và Hãy luôn nhớ rằng:
KHI SỬ DỤNG ĐÒN BẨY SAI CÁCH, SẼ CÓ LÚC BẠN PHẢI SỐNG DỰA VÀO LÒNG TỐT CỦA NGƯỜI LẠ
Không am hiểu tài chính là một sai lầm đánh đúng vào huyệt tử, vay mượn nhiều hay phân bổ danh mục sai cách sẽ khiến bạn dính đòn âm từ bên trong. Khi đó, do hoàn cảnh khó khăn bạn sẽ cần bán tống bán tháo đi các tài sản của mình để cân bằng lại cục diện. Đây sẽ là thời điểm tốt nhất để bạn bị ép giá và đó là thứ lòng tốt của người lạ.
—————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ