Lần đầu tiên, tiền gửi tiết kiệm của người dân tại hệ thống ngân hàng vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Phải chăng đây là báo hiệu thời kỳ lãi suất thấp sắp đi qua? Lãi suất huy động đã bắt đầu tăng liệu lãi suất cho vay có tăng theo? Tiết kiệm liệu có phải là kênh an toàn cho dòng tiền thời gian tới? Ngân hàng nhà nước liệu có quyết định “nới room tín dụng hay không? Và thị trường bất động sản sẽ ra sao theo từng kịch bản sắp diễn ra? Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng trao đổi với nhau về câu chuyện này: Lạm phát tăng ‘nóng’, ngân hàng ‘đua’ tăng lãi suất – LIỆU “ROOM TÍN DỤNG” CÓ ĐƯỢC “NỚI” HAY KHÔNG?
Mục lục
1. Áp lực lạm phát tăng cao, NHNN linh hoạt trong điều hành
Theo thông tin về điều hành tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố, tính đến ngày 30/6/2022, tín dụng tăng 9,35% so với cuối năm 2021 (tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2021) – đây là mức tăng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua. 6 tháng đầu năm 2022, các ngân hàng đã dùng vượt quá phân nửa chỉ tiêu tín dụng của cả năm 2022 (14%). Nhiều ngân hàng thương mại đang đối diện với khả năng hết hạn mức tín dụng được cấp trong năm (room tín dụng). Vì vậy, rất nhiều ngân hàng đang kiến nghị nới room.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, áp lực với lạm phát là rất lớn nếu nới room tín dụng. Để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng sẽ phải chạy đua tăng lãi suất huy động, dẫn đến lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết, tình trạng lạm phát trong nước không còn là nguy cơ mà đang hiện hữu. Tình hình tài chính tiền tệ trên toàn cầu nói chung có nhiều biến động và điều này sẽ tác động đến nước ta bởi vì nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá lớn. Giá cả xăng, dầu, hàng hóa đang nóng lên trong thời gian gần đây. Những vấn đề này sẽ tác động trực tiếp tới việc điều hành tỷ giá và lãi suất…
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, CPI Việt Nam tăng 2,44% và lạm phát cơ bản tăng 1,25%. Áp lực lạm phát những tháng cuối năm khả năng cao tương đối.
2. Lãi suất tăng cao, dòng tiền vào ngân hàng tăng mạnh và cuộc ‘đua’ tăng lãi suất
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân 2 quý gần đây tại hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, riêng quý 1 năm nay, số dư đã tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% và lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.
Kết quả này có được là nhờ lãi suất huy động tăng liên tục. Nhìn lại nửa đầu năm nay, lãi suất tiền gửi đã tăng trung bình khoảng 0,5-1 điểm phần trăm cho kỳ hạn 6-12 tháng so với cuối năm 2021.
Bước sang tháng 8, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục được điều chỉnh tăng tại một số ngân hàng. Cuộc đua lần này còn có thêm những “ông lớn” gia nhập.
Trong số 36 ngân hàng được VnExpress khảo sát trong thời gian gần đây, có 14 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tăng. Đây là thời điểm có nhiều ngân hàng tăng lãi suất nhất kể từ đầu năm đến nay.
Mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về SCB (7,55% kỳ hạn 18 tháng trở lên), gửi theo hình thức online. Một số ngân hàng quy mô nhỏ như Bao Viet Bank, Bac A Bank, CBBank, Nam A Bank, SHB, Kien Long Bank, PvcomBank đều niêm yết trên mức 7,0% cho kỳ hạn dài 12 tháng trở lên. Chênh lệch lãi suất gửi tiết kiệm giữa các ngân hàng lên đến gần 3% tùy vào từng kỳ hạn gửi tiền.
3. Chuyên gia nhận định: LẠM PHÁT TĂNG “NÓNG”, NGÂN HÀNG “ĐUA” TĂNG LÃI SUẤT – LIỆU “ROOM TÍN DỤNG” CÓ ĐƯỢC “NỚI” HAY KHÔNG?
Trong tình hình lạm phát thế giới cũng tăng không kém và chắc chắn Việt Nam không đứng ngoài vòng ảnh hưởng. Có gì đáng lo ngại sắp diễn ra hay không? Lãi suất huy động đang tăng cao trước tình hình các ngân hàng đều gần như hết room tín dụng => Liệu ngân hàng nhà nước có nới “room tín dụng” Và Cuộc đua lãi suất liệu có tác động gì đến giá bất động sản?
Về điều này dưới góc nhìn của Rich Nguyen cùng các chuyên gia cố vấn của chúng tôi nhận định: Hiện nay, một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất gửi tiết kiệm để tăng nguồn tiền gửi trong bối cảnh năm nay, trong khi nhu cầu tín dụng đã và đang cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, một số kênh đầu tư như bất động sản và chứng khoán đang được mọi người nhìn nhận và có cái nhìn tiêu cực rằng không còn được “thuận lợi” như 2 năm vừa qua nên người dân và doanh nghiệp đã quay trở lại gửi tiền ngân hàng nhiều hơn.
Khi lãi suất gửi tiết kiệm tăng, người dân và doanh nghiệp đương nhiên sẽ được hưởng mức lợi cao hơn nên nguồn tiền gửi sẽ tăng lên. Điều này góp phần củng cố nguồn vốn cho ngân hàng ở các kỳ hạn, từ đó đáp ứng nhu cầu tín dụng tốt hơn từ đây đến cuối năm.
Tuy nhiên, nếu là một nhà đầu tư có tư duy bài bạn bạn sẽ đánh giá được liệu gửi tiết kiệm có thực sự là kênh đầu tư an toàn và sinh lời hiệu quả hiện nay hay không? Mức lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng đang tăng nhưng bạn cũng nên để ý tới mức lạm phát cũng đang tăng, như vậy thì liệu rằng lãi tiết kiệm có thực sự là “lãi” hay không?
Còn nói về chủ đề “Room tín dụng” – Khi đi vay mua bất động sản hay một gia tài lớn nào đó. Chắc rằng các bạn đã từng được nhân viên tư vấn nói về Room tín dụng hoặc chủ trương nới Room tín dụng của ngân hàng vào đợt đầu năm. Tuy nhiên, trước tiên, bạn phải hiểu được “room tín dụng là gì?”
3.1. Room tín dụng trong ngân hàng là gì?
Thuật ngữ Room tín dụng trong ngân hàng chính là số lượng giới hạn cho vay của ngân hàng.
Ví dụ :
Ngân hàng A có vốn chủ sở hữu là 4000 tỷ thì Room cho vay 1 khách hàng sẽ là 4000*15% = 600 tỷ. Đây là giới hạn cho một khách hàng được vay. Như vậy Room tín dụng đó đã hết nên khách hàng không thể vay trên 600 tỷ.
Vậy nếu khách hàng muốn vay 1000 tỷ thì sao?
Ngân hàng A và 1 vài ngân hàng khác sẽ “hợp vốn” để có Room nhiều hơn cho 1 người vay. Room tín dụng cũng hoàn toàn có thể hiểu là dành 1 “ số vốn nhất định ” để cho vay 1 ngành “khuyến mãi thêm” nào đó. Khi đó, nếu đã cho nhiều người mua vay rồi thì sẽ hết room và không còn để cho vay tiếp .
Ví dụ:
Lúc bấy giờ Room cho vay “phi sản xuất” theo lao lý của Ngân hàng Nhà nước là 22% và sẽ xuống 16% vào cuối năm (31/12/2011). Nếu 1 Ngân hàng Thương mại A có tổng cho vay là 100.000 tỷ thì room dành cho vay “phi sản xuất” chỉ là 16.000 tỷ. Đây là nguyên do tại sao các Ngân hàng Thương mại đang chạy đua để thu nợ từ những dự án bất động sản đã lỡ cho vay trước kia. Hoặc Ngân hàng Thương mại đang “né” sang 1 hình thức khác để lách luật của Ngân hàng Nhà nước.
Sau động thái Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng 75 điểm lãi suất cơ bản, một loạt ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã có quyết định tương tự. Do đó, chúng tôi cho rằng điều hành lãi suất trong nước cũng đang chịu nhiều áp lực.
Chính sách tiền tệ của nước ta sẽ có những ảnh hưởng nhất định sau 2 năm Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách nới lỏng. Thế nhưng, tính tới ngày 30/6/2022, tín dụng tăng 9,35% so với thời điểm cuối năm 2021 (tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2021) – đây là mức tăng nửa đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua. 6 tháng đầu năm 2022, các ngân hàng đã dùng vượt quá phân nửa chỉ tiêu tín dụng của cả năm 2022 (14%). Nhiều ngân hàng thương mại đang đối diện với khả năng hết hạn mức tín dụng được cấp trong năm và bắt đầu có những trường hợp “khó vay” do ngân hàng báo “hết room tín dụng”.
Cùng theo dõi bình luận điểm tin “Lạm phát tăng ‘nóng’, ngân hàng ‘đua’ tăng lãi suất – LIỆU “ROOM TÍN DỤNG” CÓ ĐƯỢC “NỚI” HAY KHÔNG?” cùng diễn giả Rich Nguyen với video bên dưới đây nhé!
3.2. Ngân hàng hết Room tín dụng là gì? Cần làm gì khi hết Room tín dụng?
Như đã nói ở trên, ngân hàng hết room tín dụng chính là khi ngân hàng đã cho rất nhiều khách hàng vay và không thể tiếp tục cho vay được nữa. Việc hết room chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của ngân hàng. Đặc biệt là những ngân hàng đã hết hạn mức room tín dụng.
Một số phương pháp có thể giúp ngân hàng tăng room tín dụng là:
- Chờ đợi cơ chế xin và cho của Ngân hàng Nhà nước
- Tăng vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại
- Nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài
Khi đã hết room tín dụng, ngân hàng chắc chắn không thể nào tiếp tục cho khách hàng vay nữa. Trong trường hợp này, họ có thể yêu cầu Ngân hàng Nhà nước “nới” room tín dụng và việc có nới hay không sẽ do Ngân hàng Nhà nước rà soát, kiểm tra, quyết định.
Tuy nhiên, việc từ chối cho vay với khách hàng không hẳn là do hết room mà còn có thể do phải bảo đảm tỷ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao… Với bản chất hoạt động chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn và cho vay bổ sung vốn lưu động, ngân hàng sẽ thường xuyên có nguồn thu nợ, cho vay.
Một số tổ chức tín dụng chủ yếu cho vay trung dài hạn và tập trung vào lĩnh vực bất động sản, thời gian quay vòng vốn sẽ chậm, không thu hồi được nợ nhanh nên dẫn tới hết dư địa tăng trưởng tín dụng. Trên thực tế, nếu ngân hàng có tài chính lành mạnh và chất lượng tài sản tốt, bộ đệm vốn tốt thì sẽ được ưu tiên giao Room tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Do đó, ngoài việc chờ đợi vào cơ chế xin – cho của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng có thể chủ động phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại nhằm tăng vốn điều lệ. Đồng thời tăng tỷ lệ an toàn vốn để có thể tiếp tục cho khách hàng vay.
3.3. “Nới room tín dụng” hay “không nới room tín dụng” có tác động gì tới thị trường bất động sản?
3.3.1. Kịch bản 1: Ngân hàng Nhà nước nới Room tín dụng cho các ngân hàng
Giả sử bây giờ nới room tín dụng, áp lực với lạm phát là rất lớn và bất động sản cũng vẫn sẽ rơi vào trầm lắng. Và có nới “room tín dụng” đi chăng nữa thì cũng sẽ xét cho tùy từng đối tượng chứ chưa chắc đã được áp dụng đối với thị trường bất động sản.
Nếu như bạn là người có các kiến thức về vĩ mô – tài chính thì có thể hiểu thấy được rằng trước năm 2011, tín dụng là kênh cung ứng vốn chủ lực cho nền kinh tế và tăng rất nhanh (giai đoạn 2007 – 2010 tín dụng tăng bình quân 36%/năm, riêng năm 2007 tăng 53,8%, năm 2010 tăng 32,43%). Tỷ lệ tín dụng/GDP tăng nhanh; gây bất ổn vĩ mô và lạm phát tăng cao ở mức 2 con số.
Đồng thời, an toàn hệ thống tài chính cũng bị đe dọa nghiêm trọng (bong bóng giá bất động sản và chứng khoán). Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tín dụng yếu kém và rủi ro thanh khoản gia tăng nên rơi vào “vòng xoáy” đua lãi suất huy động nguồn vốn để cho vay, dẫn đến nợ xấu tăng cao… Những rủi ro này đặt hệ thống ngân hàng trước nguy cơ tiềm ẩn đổ vỡ.
Các tổ chức quốc tế như IMF, WB, Moody’s cảnh báo việc nới lỏng tín dụng, nợ xấu gia tăng và căng thẳng thanh khoản trong giai đoạn này đã đe dọa nghiêm trọng sự ổn định vĩ mô, an toàn hệ thống. Đây chính là bài học sâu sắc cho ngành ngân hàng sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, hệ lụy để lại hết sức nặng nề vì việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng vẫn còn tiếp tục kéo dài tới nay.
3.3.2. Kịch bản 2: Ngân hàng Nhà nước không nới Room tín dụng cho các ngân hàng
Trong trường hợp này, để phục vụ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng sẽ phải chạy đua tăng lãi suất huy động để thu hút tiền. Nếu không tăng lãi suất huy động, các ngân hàng sẽ không thể có nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của xã hội.
Việc gia tăng lãi suất tiết kiệm gần như là điều bắt buộc với hệ thống ngân hàng. Câu chuyện các ngân hàng tăng lãi suất gửi tiết kiệm là điều đương nhiên, dẫn đến lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo nên Ngân hàng Nhà nước sẽ phải rất thận trọng để không phạm phải khủng hoảng như trước đây.
Không phải tự nhiên “Room tín dụng” lại được thực hiện từ năm 2012 – Đây là giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng định hướng toàn ngành và giao Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mỗi năm cho từng tổ chức tín dụng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nên không thể bảo nới là nơi.
Với biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng hàng năm như hiện nay, từ năm 2011 tới nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã giảm từ trên 30%/ năm, cá biệt có năm tăng 53,8% xuống khoảng từ 12 – 14%/ năm trong những năm gần đây. Từ đó góp phần ổn định thị trường tiền tệ và kiểm soát, duy trì lạm phát ổn định dưới 4%.
Trên thực tế, tuy có chịu nhiều áp lực nhưng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát hiện tại vẫn cách xa so với mục tiêu đặt ra. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có lẽ chưa cần điều chỉnh trong việc nâng lãi suất điều hành để ứng phó với lạm phát.
Định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là giữ lãi suất cho vay ở mức thấp để hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sau dịch. Mặc dù vậy, Rich Nguyen và các cố vấn vẫn cho rằng, với tăng trưởng tín dụng dự báo đạt cao hơn so với cùng kỳ, chắc chắn lãi suất huy động chịu áp lực tăng. Theo đó, lãi suất cho vay khó có thể tránh khỏi áp lực nhất định nhưng sẽ có độ trễ so với lúc gia tăng của lãi suất huy động. Song song với đó, sẽ có sự phân hóa giữa mức tăng và thời điểm tăng giữa các ngành nghề.
Tóm lại, dù cho kịch bản nào có diễn ra thì khi lạm phát tăng đi kèm với lãi suất tín dụng cũng tăng, nhìn chung bất động sản có xu hướng chững lại trên mặt diện rộng. Hiện tại, giá bất động sản ở nhiều tỉnh thành đã chững lại sau thời điểm phát triển nóng. Điều này cũng dễ hiểu khi trước đó, giá nhà đất bị đẩy quá cao so với giá trị thực của nó.
Tới thời điểm này, bên cạnh các nhà đầu tư đem “tiền thịt” ra để ôm đất vẫn kê cao gối để ngủ thì những “thiên tài” đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính đang như ngồi trên đống lửa. Ôm thì không khảm nổi mà bán thì chịu lỗ.
Những nhà đầu tư mới thường thích lao vào khi sốt đất, còn người được đào tạo bài bản, có tư duy, kiến thức, kỹ năng và được chia sẻ những kinh nghiệm thì thường “mua khi trầm lắng, bán khi sôi động”. Đặc biệt, với các thị trường có được các yếu tố cục bộ:
- Thứ nhất chính là sự thay đổi hạ tầng.
- Thứ hai là các chính sách kinh tế tác động đến thị trường/ khu vực.
- Thứ ba là yếu tố ảnh hưởng của “ông lớn”, “ông lớn” có thể là về công ăn việc làm hoặc “ông lớn” về bất động sản
Những thị trường này vẫn có khả năng “sốt đất” kể cả khi kinh tế rơi vào trầm lắng, lãi suất tín dụng, lạm phát có tăng thì giá bất động sản vẫn có khả năng tăng. Đây là thời điểm thích hợp cho những “tay chơi” thực thụ.
—————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ