McDonald’s và chiến lược kinh doanh bất động sản bất bại

20/12/2022

Không nhiều người biết rằng sự thành công của McDonald’s không nằm ở việc kinh doanh bánh hamburger hay các chiêu trò quảng cáo mà là ở địa điểm. Nói một cách đơn giản hơn, yếu tố bảo đảm cho sự thành công bền vững và vượt bậc của đế chế McDonald’s chính là kinh doanh bất động sản. Họ vay tiền ngân hàng mua đất rồi cho thuê cố định với mức giá được đặt sẵn dưới danh tiếng là nhượng quyền thương hiệu. Hãy cùng Rich Nguyen Academy tìm hiểu bí mật kinh doanh bđs bất bại của McDonald’s với bài viết bên dưới đây!

1. McDonald’s khởi đầu từ một nhà hàng nhỏ ở California

Được thành lập bởi Maurice McDonald’s và Richard McDonald’s vào đầu những năm 1940, McDonald’s là đơn vị đi tiên phong trong trào lưu xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ nhanh – hệ thống đơn giản dùng mô hình dây chuyền tại nhà hàng để chế biến bánh hamburger. 

Ban đầu, McDonald’s chỉ phục vụ bánh hamburger và những bữa ăn gia đình ở một thị trấn nhỏ tại California. Đây được coi là một cú hit lớn thời đó khi khách hàng mệt mỏi trong việc phải chờ đợi hàng giờ để thưởng thức các bữa ăn tại những nhà hàng lân cận khác.

Sau đó, khách bắt đầu đổ xô tới nhà hàng của anh em nhà McDonald’s để có được bữa ăn ngon với giá phải chăng mà chỉ phải mất vài phút chờ đợi. Mặc dù thành công như vậy, nhưng phải mất một khoảng thời gian khá dài, McDonald’s mới trở thành một trong những nhà hàng hàng đầu thế giới. Năm 1961, McDonald’s mới nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và giới thiệu chú hề Ronald McDonald là linh vật. Doanh nhân Ray Kroc đã giúp đỡ anh em McDonald’s mở thêm 9 nhà hàng vào cuối những năm 1950 và mau chóng trở thành thương hiệu hàng đầu.

McDonald’s khởi đầu từ một nhà hàng nhỏ ở California
McDonald’s khởi đầu từ một nhà hàng nhỏ ở California

Hiện nay, McDonald’s quản lý trên 36.000 nhà hàng trên khắp thế giới, phục vụ mọi thứ từ bữa sáng với bánh McMuffins tới các món ăn độc đáo như McShrimp. Là một trong những tập đoàn toàn cầu trên thế giới, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy các nhà hàng của McDonald’s ở hầu hết các quốc gia.

Sự phát triển này sẽ thu hút được rất nhiều lời khen ngợi từ giới phân tích kinh doanh và những lời khinh miệt từ giới bảo tồn văn hóa, những người cho rằng thương hiệu McDonald’s đã góp phần gây xói mòn văn hóa của nhiều đất nước. Nếu đặt đạo đức của đơn vị sang 1 bên, thành công của chuỗi nhà hàng McDonald’s vẫn không thể phủ nhận và là một trong những thành công lớn nhất của thế kỷ 20. Thế nhưng, khoảng 20 năm sau, McDonald’s đã có mặt ở hơn 100 quốc gia vào có khoảng 40.000 cửa hàng trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, người góp công sức lớn trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu McDonald’s là Ray Kroc – người mà nhiều người lầm tưởng ông là nhà sáng lập ra McDonald’s. Năm 52 tuổi, vị doanh nhân người Chicago đã sáng suốt khi mua lại McDonald’s với giá 2,7 triệu USD và trở thành ông chủ của thương hiệu đình đám này.

Trước khi đưa ra quyết định này, Ray Kroc đã phát triển thương hiệu McDonald’s một cách chóng mặt. Đã có những lúc anh em nhà McDonald’s cảm thấy sợ hãi vì chuỗi nhà hàng phát triển quá nhanh và muốn dừng lại.

Hiện nay, với hàng chục ngàn cửa hàng sở hữu vị trí đắc địa, nguồn thu từ việc nhượng quyền là rất lớn. Đặc biệt, phần lớn các cửa hàng của McDonald’s đều có thể cung cấp dịch vụ Drive-thru. Dịch vụ Drive-thru cho phép khách hàng có thể mua được đồ ăn kể cả khi ngồi trong ô tô bằng cách lái xe quanh cửa hàng. Do đó, lượng khách hàng và doanh thu từ việc bán đồ ăn nhanh vẫn duy trì, cũng như tăng trưởng.

2. Bí mật kinh doanh bất động sản của McDonald’s khiến các ông trùm địa ốc phải kính nể

Với giá trị bất động sản ngày một tăng trong những thập niên gần đây, dường như không có khấu hao bđs. Ngược lại, chúng còn tăng nhanh trong bối cảnh xã hội ngày nay. Điều này khiến giá trị tài sản của McDonald’s ngày một tăng.

Lúc này, giá trị thế chấp để mở rộng đầu tư ở ngân hàng cũng tăng và McDonald’s chắc chắn sẽ được hưởng mức lãi suất cho vay rất thấp. Đây chính là lợi thế để McDonald’s mở rộng đầu tư và tạo lợi thế cạnh tranh với những đối thủ còn lại.

Theo số liệu năm 2014, doanh thu của McDonald’s từ lĩnh vực bất động sản những năm 2009 tới 2014 là 6.11 tỷ USD. Trong khi đó, phí nhượng quyền và phí thường niên chưa được 4 tỷ USD. Đây là con số chứng minh rằng McDonald’s là công ty bất động sản đúng hơn là công ty kinh doanh thức ăn nhanh.

Việc kinh doanh bất động sản của McDonald’s phần lớn phụ thuộc vào sự phát triển của thương hiệu. Bởi vì một khi thương hiệu McDonald’s giữ vị trí số 1 thì doanh thu từ việc cho thuê, nhượng quyền và bán bất động sản sẽ tăng tương ứng. Do đó, để có doanh thu khủng từ lĩnh vực bất động sản, McDonald’s cũng chú trọng duy trì phong độ về dịch vụ, chất lượng mà họ đã làm được trong thời gian qua.

Bí mật kinh doanh bất động sản của McDonald’s khiến các ông trùm địa ốc phải kính nể
Bí mật kinh doanh bất động sản của McDonald’s khiến các ông trùm địa ốc phải kính nể

Điển hình là việc McDonald quyết định đầu tư khoảng 6 tỷ USD để hiện đại hóa chuỗi cửa hàng ở Mỹ vào năm 2018 và 2019. Ngân sách này sử dụng để làm mới chuỗi cửa hàng nhằm nâng cao dịch vụ và nhận diện thương hiệu.

Đây được coi là việc làm rất cần thiết để duy trì vị trí số 1 tại Mỹ, trong khi các đối thủ khác đang có lợi thế kinh doanh hơn McDonald’s. Đơn cử như Subway đang có số cửa hàng bán lẻ tại Mỹ nhiều hơn và chiếm 10,8% thị phần so với 17% thị phần của thương hiệu McDonald’s theo số liệu năm 2017.

Trong một buổi diễn thuyết ở Đại học Texas – Mỹ, Ray Kroc đã hỏi các sinh viên bên dưới rằng: “Đố các bạn, tôi kinh doanh gì?”. Đa số các sinh viên đều cười vì nghĩ rằng ông đang nói đùa. Không có ai trả lời nên Ray Kroc lại hỏi một lần nữa: “Theo các bạn thì tôi kinh doanh gì?”. 

Các sinh viên lại cười và một người la to “Ray, ai mà không biết ông kinh doanh hamburger chưa”. Ray Kroc tỏ vẻ khoái trá “Tôi cũng nghĩ bạn sẽ nói như vậy”. Ông ngừng một chút và nói nhanh “Này các bạn, tôi không kinh doanh hamburger, tôi kinh doanh bất động sản”.

Trên thực tế, McDonald’s là công ty chuyên kinh doanh bất động sản hơn là kinh doanh mảng nhà hàng ăn uống. Báo cáo tài chính năm 2019 của công ty cho thấy, tổng giá trị tài sản gồm bất động sản và trang thiết bị,… trước khi khấu trừ đạt đến 39 tỷ USD. Con số này giúp McDonald’s trở thành công ty kinh doanh bất động sản lớn thứ 5 trên toàn thế giới tính theo tổng giá trị tài sản.

Vậy vì sao mọi người lại cho rằng McDonald’s là công ty dịch vụ ẩm thực chứ không phải bất động sản? Câu chuyện này liên quan tới hoạt động nhượng quyền của thương hiệu McDonald’s.

Tương tự như các chuỗi đồ ăn nhanh khác như Burger King hay Subway, McDonald’s đã mở rộng mau chóng nhờ chiến lược nhượng quyền thương hiệu thay vì tự mở chi nhánh. Khoảng 85% nhà hàng mang tên McDonald’s có chủ sở hữu là người ký hợp đồng nhượng quyền và thuê tên thương hiệu với chuỗi đồ ăn nhanh này.

Nói đến đây, nhiều người sẽ tưởng rằng McDonald’s dựa chủ yếu vào việc thu phí bản quyền và nhượng quyền thương hiệu. Tuy nhiên, chiến lược của chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh này lại tinh vi hơn rất nhiều.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực bất động sản, các cửa hàng của thương hiệu McDonald’s đều sở hữu vị trí đắc địa như trên những con đường lớn sầm uất hoặc góc 2 mặt tiền. Bên cạnh đó, hãng không chỉ đơn thuần thuê 1 mặt bằng để kinh doanh mà sẽ đàm phán để thuê mua hoặc nhờ đối tác tài chính hỗ trợ để mua lại toàn bộ mặt bằng này.

Với sự uy tín của mình, McDonald’s dễ dàng vay được vốn ngân hàng. Như vậy, họ chỉ phải bỏ ra 1/3 số tiền để mua lại tài sản đó và 2/3 số tiền còn lại, các đối tác tài chính hoặc ngân hàng sẽ cho họ vay.

Số tiền lãi và lợi nhuận mỗi tháng sẽ được trả bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của McDonald’s. Điều thú vị là chỉ sau vài năm, McDonald’s dần trả hết được nợ và sở hữu được những lô đất này. Với tính chất tăng giá theo thời gian của bđs, tổng giá trị của thương hiệu McDonald’s cũng tăng theo.

Với chủ sở hữu nhượng quyền, họ bắt buộc phải ký hợp đồng kinh doanh theo tiêu chuẩn của McDonald’s và trả phí nhượng quyền, cũng như tiền thuê đất theo hợp đồng. Bất cứ ai muốn từ bỏ cuộc chơi cũng được McDonald’s loại trừ và tìm kiếm đối tác mới.

Đương nhiên, hãng cũng phải duy trì hình ảnh, tiêu chuẩn và doanh thu cho những đối tác này để gián tiếp thu lời cho vay vốn kinh doanh bất động sản. Khi tổng tài sản và danh tiếng của McDonald’s đi lèn, thương hiệu sẽ nhận được những khoản vay ưu đãi từ ngân hàng và cứ thế như quả cầu tuyết, McDonald’s liên tục mở rộng. Mô hình này được gọi là kinh doanh bất động sản dòng tiền kép.

Năm 2019, khoảng 64% trong 11,6 tỷ USD tiền nhượng quyền của thương hiệu McDonald’s tới từ thuê đất. Đáng chú ý là những người muốn được nhượng quyền kinh doanh McDonald’s sẽ phải trả cái giá không hề rẻ. Ở Mỹ, họ phải tiền cọc khoảng 1 – 2 triệu USD và phí nhượng quyền khoảng 45.000 USD cùng nhiều khoản thanh toán khác.

Một nghiên cứu đã từng chỉ ra rằng, trung bình các nhà hàng nhượng quyền ở Mỹ sẽ phải trả 6 – 10% doanh số cho tiền thuê đất thì với thương hiệu McDonald’s, con số này lên tới 8,5 – 15%. Rõ ràng, McDonald’s là công ty kinh doanh bất động sản khi vay tiền ngân hàng mua đất rồi cho thuê cố định với mức giá mà họ đã đặt sẵn dưới danh tiếng nhượng quyền thương hiệu. McDonald’s hoàn toàn có thể tìm ông chủ mới khi hợp đồng nhượng quyền hết hạn hoặc bán khu đất đó đi.

Thậm chí trong giai đoạn khủng hoảng. McDonald’s còn có thể mua đất với giá rẻ hơn để kinh doanh và phát triển. Đây là yếu tố giúp hãng tiếp tục mở rộng bất chấp suy thoái kinh tế vào năm 2008. 

3. Đại dịch không ảnh hưởng đến chuỗi kinh doanh đồ ăn nhanh

Khủng hoảng kinh tế và đại dịch Covid-19 là những thảm họa với các ngành như du lịch hay hàng không. Thế nhưng, với các chuỗi đồ ăn nhanh, suy thoái kinh tế có vẻ không ảnh hưởng nhiều khi người dân tìm tới đồ ăn rẻ tiền thay vì những nhà hàng hạng sang.

Trong thời kỳ 2008 – 2010, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, hàng loạt các doanh nghiệp, nhà hàng phải đóng cửa thì những chuỗi đồ ăn nhanh như Subway, KFC lại mở rộng thêm chi nhánh. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của McDonald’s đạt đến 29% trong cùng kỳ và trở thành một trong những chuỗi đồ ăn nhanh thành công nhất mùa khủng hoảng.

Đại dịch không ảnh hưởng đến chuỗi kinh doanh đồ ăn nhanh
Đại dịch không ảnh hưởng đến chuỗi kinh doanh đồ ăn nhanh

Nếu chỉ là sự thành công kỳ diệu của việc bán đồ ăn nhanh mà tạo ra cả một tập đoàn khổng lồ, bên cạnh McDonald’s, chúng ta còn thấy KFC. Thế nhưng, điểm khác biệt của McDonald’s so với những tập đoàn thức ăn nhanh khác là nếu không xét tới thương hiệu, về bản chất, McDonald’s là tập đoàn kinh doanh bất động sản hàng đầu thế giới.

Bạn nghĩ sao về chiến lược kinh doanh bất động sản tài ba của McDonald’s? Để được tiếp cận và phân tích sâu hơn về những chiến lược thông minh khi đi đầu tư bất động sản, các bạn hãy liên hệ ngay với Rich Nguyen Academy theo số hotline: 1900 9999 79 để tham gia khóa học cùng chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam.

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon