Ngân hàng nới 'room' tín dụng, thị trường BĐS có “dễ thở” hơn?
 

Ngân hàng nới ‘room’ tín dụng, thị trường BĐS có “dễ thở” hơn?

19/09/2022

Ngân hàng nới “room” tín dụng là thông tin được người dân và doanh nghiệp chờ đợi trong suốt thời gian qua. Ngân hàng Nhà nước vừa có điều chỉnh nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, khôi phục kinh tế, trong đó bao gồm cả lĩnh vực bất động sản. Mặc dù room tín dụng được cấp thêm không quá nhiều nhưng theo nhiều chuyên gia, đây là điều kiện cần giúp ngành bất động sản sôi động trở lại trước bối cảnh những phân khúc đang mất thanh khoản.

Kể từ tháng 4 năm nay, room tín dụng vào thị trường bất động sản đã hết, những hồ sơ vay gần như bị tắc nghẽn. Với việc nới hạn mức tín dụng này, nếu các nhà đầu tư đủ điều kiện để vay tiền, ngân hàng liệu có tiếp tục giải ngân hay không? Phân khúc nào là phân khúc được kỳ vọng dòng vốn đổ vào?

1. Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Theo dự báo của các đơn vị nghiên cứu thị trường, động thái nâng hạn mức tín dụng sẽ kéo sức cầu BĐS tăng dần vào những tháng cuối năm nhưng không quá đột biến trong khoảng thời gian ngắn hạn. Trước mong ngóng của thị trường bất động sản, Ngân hàng Nhà nước đã công bố chính thức việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ ngày 7/9.

Theo đó, một số tổ chức tín dụng đã được phép tăng hạn mức tín dụng. Đây được xem là một tín hiệu vui với thị trường bất động sản. Bởi vì trong khoảng thời gian bị gián đoạn, kênh huy động vốn trái phiếu cũng dần được khôi phục trở lại.

Quyết định “nới room” của Ngân hàng Nhà nước có nghĩa là các ngân hàng thương mại được bơm thêm ra thị trường khoảng 457.000 tỷ đồng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%.

Trong văn bản của NHNN gửi các tổ chức tín dụng thông báo về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022, hạn mức được cấp thêm từ 1 – 4% so với mức cũ (tuỳ vào từng ngân hàng). Cụ thể, hạn mức tín dụng được cấp thêm của các ngân hàng như sau: HDBank 3,4%; Sacombank (STB) 4%; MB (3,2%); OCB (3,1%); Agribank 3,5%; VIB (3%). Techcombank và Vietcombank cùng được cấp thêm 2,7%. Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng được nới room tín dụng nhưng ở mức thấp hơn như TPBank với 1,2%.

Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Nhà nước Ngân hàng khẳng định: tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 cho từng tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở: Kết quả xếp hạng từng đơn vị theo quy định tại Thông tư 52 (đã được sửa đổi và bổ sung); xem xét một số yếu tố cụ thể hóa trong chủ trương, định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ. Chẳng hạn như tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý những đơn vị yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…

“Đây là động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm tiền vào nền kinh tế hậu dịch, qua đó tiếp sức cho những lĩnh vực và ngành nghề như sản xuất, dịch vụ, bất động sản và kinh doanh”. Nhiều chuyên gia cho rằng việc nới hạn mức tín dụng được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản hồi phục và tái phát triển.

2. Nới room tín dụng có phải là tín hiệu khả quan đối với thị trường?

Việc siết tín dụng bất động sản trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của người mua, chủ đầu tư và doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên do làm giảm số lượng giao dịch trên thị trường.

Theo dự đoán của nhiều chuyên gia: “Quyết định nới hạn mức tín dụng là tín hiệu khả quan với thị trường bất động sản, hỗ trợ nguồn cung và nguồn cầu. Theo đó, hoạt động xây dựng và mở bán các dự án bất động sản sẽ nhộn nhịp hơn”.

Nới room tín dụng có phải là tín hiệu khả quan đối với thị trường?
Nới room tín dụng có phải là tín hiệu khả quan đối với thị trường?

Từ góc nhìn khác, một số chuyên gia cho biết, việc nới room tín dụng còn là cơ hội giúp thu hút thêm FDI cho Việt Nam, bao gồm cả thị trường bất động sản. “Đối với đất nước có hơn 100 triệu dân như Việt Nam, siêu đô thị với hơn 10 triệu dân như thành phố Hồ Chí Minh, những khoản đầu tư này là rất quan trọng. Trên thực tế, số vốn ngoại đầu tư trực tiếp giảm khoảng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, vốn FDI rót vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm khoảng 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký”.

3. Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề xuất nới room thêm 1-2%?

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia, việc nới hạn mức tín dụng tại một số ngân hàng có dư địa cho vay khiêm tốn nên khả năng dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản sẽ khó đạt mức kỳ vọng. Nhiều ý kiến cũng nhận định rằng, việc nới “room” tín dụng sẽ có những tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Thế nhưng, con số 450.000 tỷ đồng là “không thấm tháp gì với lĩnh vực bất động sản”.

“Cần đưa dòng vốn vào những dự án có tính chất có ích cho xã hội, phù hợp nhu cầu sử dụng và khai thác kinh doanh. Với những dự án sắp hoàn thành phải tạo điều kiện tiếp tục hoạt động để mang lại lợi ích cho xã hội, doanh nghiệp và nền kinh tế”.

Lãnh đạo Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, phải tạo thêm những kênh vốn khác cho thị trường bất động sản như quỹ ủy thác, quỹ đầu tư, quỹ tín thác… Hiện nay, trên thế giới đã làm rất nhiều nhưng những kênh này vẫn chưa thành hiện thực ở Việt Nam. Do đó cần phải có giải pháp thúc đẩy hoạt động của những loại quỹ này ở thị trường bất động sản.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề xuất nới room thêm 1-2%?
Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề xuất nới room thêm 1-2%?

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, sẽ phù hợp hơn nếu NHNN xem xét nâng “room” tín dụng thêm 1 – 2% (từ mục tiêu 14% lên 15-16%) để có thêm 200.000 tỷ đồng đưa vào nền kinh tế trong những tháng cao điểm cuối năm.

“NHNN hoàn toàn có cơ sở để xem xét nâng hạn mức tín dụng cả năm thêm 1 – 2% nữa vì Việt Nam cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, có dự trữ ngoại hối trên 100 tỷ USD, kiểm soát được lạm phát, xuất siêu và được các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao”.

Trong phần dư địa cho vay được tăng thêm gần đây, có khoảng 15 – 20% được giải ngân cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở và khu công nghiệp.

“Dư nợ cho vay bất động sản hiện đang chiếm khoảng 20,6% so với tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, trong đó có 33% bất động sản kinh doanh và đầu tư, 67% gắn liền với bất động sản nhà ở”.

Xem FULL video bình luận điểm tin tại đây:

4. Chuyên gia nhận định: Việc nới “room” tín dụng sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản, tác động tích cực tới dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản

Về câu chuyện này, dưới góc nhìn của Rich Nguyen và các chuyên gia cố vấn của chúng tôi nhận định như sau:

NHNN không siết chặt tín dụng bất hợp lý mà tăng cường kiểm tra giám sát và không buông lỏng quản lý. Điều này tức là sẽ cấp hạn mức tín dụng có chọn lọc với những dự án khả thi, từ chủ đầu tư uy tín, phát triển bền vững đến phục vụ cho nguồn cầu mua để ở đem lại lợi ích kinh tế.

Đặc biệt, thị trường bất động sản vốn đang gặp nhiều khó khăn khi nguồn tín dụng “thắt lại” trong những tháng vừa qua vì có chuyên gia từng ví dòng vốn giống như “mạch máu” của thị trường này. Từ khi nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng bị siết lại và các kênh huy động vốn khác như trái phiếu bị gián đoạn, thị trường bất động sản đã ngay lập tức chững lại.

Bình luận về động thái nới “room” tín dụng của ngân hàng thực sự đáng chú ý với thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh lĩnh vực này đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Nhiều khách hàng và doanh nghiệp trong trạng thái thấp thỏm chờ giải ngân từ ngân hàng như “nắng hạn chờ mưa”.

Nếu dòng vốn vào bất động sản bị tắc nghẽn, thị trường sẽ làm giảm nhiệt. Ngoài ra, chính sách tín dụng không hợp lý còn làm tăng sự mất cân đối cung – cầu bất động sản (cung không thể tăng, cầu không giảm….), dự án có thể bị dở dang và thanh khoản thị trường bất động sản giảm. Theo đó, nợ xấu tăng, chứng khoán giảm và đà phục hồi kinh tế giảm… Lúc này, việc kiểm soát và ứng xử hợp lý là cực kỳ quan trọng.

Do đó, trước khi NHNN có thông báo chính thức, nhiều diễn đàn nhà đất liên tục chia sẻ những bài viết về khả năng nới room giống như một tín hiệu tích cực với thị trường trong những tháng cuối năm. Vì vậy, việc ngân hàng chính thức nới hạn mức tín dụng mang lại nhiều kỳ vọng cho người mua nhà có nhu cầu ở thực và nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp.

Chuyên gia nhận định: Việc nới “room” tín dụng sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản, tác động tích cực tới dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản
Chuyên gia nhận định: Việc nới “room” tín dụng sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản, tác động tích cực tới dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản

Việc nới “room” tín dụng sẽ hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, tác động tích cực tới dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản theo 2 góc độ. Đầu tiên, doanh nghiệp có nguồn tiền mới để vay đảo lại phần nợ trái phiếu đến hạn. Thế nhưng, phương án này chỉ có thể áp dụng được với doanh nghiệp có dự án mới và tài sản bảo đảm chất lượng tốt.

Thứ 2, lĩnh vực bất động sản được kỳ vọng sẽ ấm trở lại vào những tháng cuối năm khi dòng tín dụng được khai thông. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ giải phóng được lượng hàng tồn kho và có thêm một nguồn tiền để trả nợ.

Khi điểm tắc nghẽn lớn nhất là tín dụng được lưu thông, thị trường bất động sản sẽ sớm tìm lại được nhịp phát triển. Thế nhưng, sẽ không có sự bùng nổ mà thị trường bất động sản sẽ hồi phục từng bước theo chiều hướng bền vững hơn. Hiện nay, nhu cầu đầu tư bất động sản với mục đích để ở và kinh doanh vẫn còn rất lớn và nó sẽ có nhiều đóng góp lớn cho nền kinh tế.

Một doanh nghiệp BĐS bày tỏ việc đặt nhiều kỳ vọng vào các tháng cuối năm vì sau khi dòng vốn được lưu thông, thị trường sẽ có cơ hội hồi phục trở lại và tính thanh khoản được cải thiện. Thế nhưng, mức khôi phục sẽ không phải thần tốc mà thị trường bất động sản sẽ chuyển sang giai đoạn thanh lọc thật sự. 

Chỉ những chủ đầu tư uy tín và có năng lực, tạo ra sản phẩm mang giá trị thật mới có nhiều cơ hội để phát triển. Ngược lại, những doanh nghiệp làm ăn “chộp giật” và chạy theo ngắn hạn sẽ bị thị trường bất động sản đào thải.

Tóm lại, trước việc ngân hàng nới “room” tín dụng, giá giao dịch bất động sản thời gian tới sẽ diễn biến theo hai xu hướng. Tình trạng “cắt lỗ” vẫn có thể xảy ra thế nhưng chỉ mang tính cục bộ tập trung ở nhóm người mua bất động sản để đầu tư và có áp lực vay ngân hàng lớn bắt buộc phải bán để cơ cấu lại tài chính. Sản phẩm đầu tư vào lúc thị trường sốt nóng và giá ảo vẫn có nguy cơ phải giảm giá bán.

Còn với những sản phẩm bất động sản có giá trị thật, nhất là tại các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác cho thuê hoặc ở, giá bán không giảm mà sẽ tiếp theo xu thế đà tăng.

Và hãy luôn nhớ rằng:

KHÔNG CÓ VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ THÌ ĐÚNG ĐỜI LÀ BUỒN, CÓ VỐN RỒI MÀ ĐẦU TƯ SAI THÌ BUỒN GẤP NGHÌN LẦN

Khi không có vốn để đi đầu tư thì ta thấy cái cảm thấy bất lực, chậm phát triển. Nhưng khi có vốn rồi mà đặc biệt là vốn vay mượn thì bạn sẽ cảm nhận thấy còn áp lực hơn nhiều. Chính vì vậy hãy trang bị cho mình những kiến thức cần trọng, hạn chế vay mượn trong quá trình đầu tư sẽ giúp bạn bình tâm hơn và giảm đi nhiều áp lực trong công việc của mình cũng như hạn chế đi được nhiều sai lầm không đáng có.

THAY VÌ VAY MƯỢN NHIỀU ĐỂ CÓ MỨC LỢI NHUẬN ĐỦ NHIỀU, HÃY HỌC TẬP ĐỂ TÌM RA CÁC TÀI SẢN TĂNG TRƯỞNG CAO

Cố vay mượn hay huy động thật nhiều tiền để có thể tạo ra mức lợi nhuận đủ nhiều là việc sẽ mang tới cho cho bạn rủi ro cao. Có một cách khác giúp bạn vẫn đạt được mức lợi nhuận đủ cao với số vốn ban đầu bỏ ra vừa phải đó chính là nâng cao tri thức để biến mình thành mẫu lao động phức tạp chứ không phải lao động giản đơn.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon