Rủi ro tài chính là mọi nguy cơ thua lỗ có thể xảy ra khi đầu tư. Nó sẽ tác động xấu tới lợi nhuận, nguồn vốn ban đầu, dòng tiền nhận được trong tương lai và vị thế của nhà đầu tư. Đây là vấn đề luôn tiềm ẩn trong quyết định của nhà đầu tư, khiến lợi nhuận suy giảm và kể cả nguồn vốn cũng tiêu biến. Do đó, các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ cách quản trị rủi ro tài chính để chủ động lên kế hoạch giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.
Mục lục
Quản trị rủi ro tài chính là gì?
Rủi ro tài chính là toàn bộ những rủi ro liên quan đến việc tổn thất tài chính của các nhà đầu tư. Quản trị rủi ro tài chính là quá trình đánh giá và xử lý những rủi ro tài chính.
Theo các chuyên gia, quản trị rủi ro tài chính là một trong những việc vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến định hướng và chiến lược thành công cho hoạt động đầu tư. Về bản chất, việc quản trị rủi ro chính là loại bỏ tính bị động và xác định những kết quả có thể xảy tới trong hoạt động đầu tư để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả. Lập kế hoạch chính là cách tốt nhất để điều chỉnh những rủi ro nhưng phải được thực hiện trên các công cụ phù hợp chứ không nên được làm bừa.
Nhờ có quản trị rủi ro tài chính, các nhà đầu tư sẽ chủ động kiểm soát và hạn chế tối đa mọi rủi ro xảy ra trong suốt quá trình đầu tư, đồng thời tìm kiếm được sự bền vững và ổn định trong lợi nhuận.
Một số rủi ro tài chính thường gặp
Một số rủi ro tài chính các nhà đầu tư thường hay gặp trong quá trình đầu tư bao gồm:
Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro từ biến động giá của thị trường và những thay đổi trong nền kinh tế, báo cáo tài chính từ công ty sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị các khoản đầu tư. Lãi suất tác động tới thị trường tài chính theo hai cách là trực tiếp và gián tiếp. Lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới trái phiếu và chứng khoán có thu nhập cố định, cũng như ảnh hưởng gián tiếp lên cổ phiếu.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra với người cho vay khi người vay tiền bị vỡ nợ. Trên phạm vi vĩ mô, nếu 1 đất nước bị rủi ro tín dụng trên quy mô lớn, chắc chắn sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản gồm rủi ro về thanh khoản nguồn vốn và tài sản, chỉ mức độ khó khăn trong việc chuyển đổi nguồn vốn và tài sản thành tiền mặt khi có nhu cầu đột xuất. Chẳng hạn như việc quản lý dòng tiền kém dẫn tới việc thiếu hụt tiền mặt để thanh toán nợ tới hạn hoặc tài trợ cho những hoạt động khẩn cấp nào đó.
Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý liên quan đến tổn thất có thể phát sinh khi các nhà đầu tư không tuân thủ pháp luật hoặc quy định trong khu vực pháp lý. Chẳng hạn như tham nhũng hoặc giao dịch nội gián,…
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro đến từ biến động bất lợi của lãi suất ở trên thị trường với những giấy tờ có giá trị, sản phẩm phái sinh, công cụ tài chính có lãi suất. Rủi ro này thường đến từ tiền vay ngân hàng.
Rủi ro từ việc thực hiện những quyết định tài chính
Nhiều khi quyết định mua bán của nhà đầu tư có thể sai, dẫn đến những tổn thất về vốn và lợi nhuận.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều rủi ro khác như rủi ro thất thoát, rủi ro trong quá trình hoạt động, rủi ro tỷ giá, rủi ro đầu tư và quản lý đầu tư, rủi ro kiểm toán, rủi ro hoạch định tài chính, rủi ro hệ thống quản lý,…
Những tác động xấu của rủi ro tài chính tới nhà đầu tư
Khi rủi ro tài chính xảy ra, nó sẽ gây nhiều tác động xấu đến nhà đầu tư, đặc biệt trên 3 phương diện sau:
– Lợi nhuận: Trong dài hạn, nó có thể dẫn tới sự xói mòn lợi nhuận nếu không có phương pháp ngăn chặn. Do đó, dòng tiền mà nhà đầu tư có thể nhận được trong tương lai cũng bị sụt giảm theo.
– Nguồn vốn ban đầu: Không chỉ mất lợi nhuận mà nhà đầu tư còn có nguy cơ mất cả vốn, thậm chí là vỡ nợ.
– Vị thế của nhà đầu tư: Nếu bị giảm độ uy tín trong tín dụng hoặc gặp rắc rối trong pháp lý, nhà đầu tư có thể sẽ không đủ độ tín nhiệm để có thể tiếp tục vay mượn tín dụng.
Các công cụ quản trị rủi ro tài chính cho nhà đầu tư
Để có thể quản trị rủi ro về tài chính, các nhà đầu tư có thể tham khảo và sử dụng những phương pháp, công cụ dưới đây:
– Sử dụng công cụ phân tích rủi ro cho các khoản đầu tư, tổng hợp tài sản, tình hình kinh doanh, thu thập, phân tích số liệu, đánh giá tình hình thường xuyên và tính tỷ lệ nợ/ vốn trong cơ cấu tài chính. Một số công cụ thường được sử dụng để phân tích quản trị rủi ro tài chính được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn sử dụng như: cây phân tích (cây quyết định), sơ đồ xương cá, biểu đồ Pareto…
– Tìm đọc, tham khảo các giáo trình quản trị rủi ro tài chính, tài liệu quản trị rủi ro tài chính, sách quản trị rủi ro tài chính… Đây là phương pháp cần thiết với các nhà đầu tư mới, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Mục đích nhằm giúp các nhà đầu tư nắm chắc kiến thức nền tảng, am hiểu hơn về bản chất của rủi ro tài chính và cách quản trị rủi ro tài chính đúng đắn trong đầu tư, kinh doanh.
>>> Đăng ký nhận ngay khóa học online đầu tư BĐS tại đây
– Luôn cập nhật, nắm bắt thông tin về xu hướng thị trường và am hiểu hệ thống pháp luật tài chính, đồng thời phải luôn có ý thức tuân thủ pháp luật.
– Kiểm soát dòng tiền chặt chẽ và trích lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm, đầu tư sinh lời chứ không được lạm dụng việc cho vay…
– Kết hợp sử dụng những phần mềm quản lý tài chính để có thể theo dõi dòng tiền một cách tốt nhất.
Tóm lại, rủi ro tài chính là vấn đề cản trở rất nhiều nhà đầu tư nên mỗi người phải có phương pháp quản trị rủi ro tài chính phù hợp để giải quyết, cũng như ngăn chặn những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình đầu tư. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn về kinh doanh, đầu tư bất động sản từ chuyên gia, Quý khách vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
-
- Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 1900 999979
- Email: info.richnguyen@gmail.com
- Website: https://richnguyen.vn/
- Facebook: Rich Nguyen Academy