SỔ ĐỎ, SỔ HỒNG - CÁCH PHÂN BIỆT "THẬT - GIẢ"
 

SỔ ĐỎ, SỔ HỒNG – CÁCH PHÂN BIỆT “THẬT – GIẢ”

27/11/2020

Sổ đỏ là đại diện pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất và được pháp luật bảo vệ những quyền lợi cơ bản, ngăn chặn những hành vi xâm phạm và sử dụng trái pháp phần đất đai đã được quy định. Do đó, sổ đỏ, sổ hồng được coi là một vật vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, tập thể trong việc đảm bảo quyền sử dụng và quản lí đất đai của bản thân. Vậy làm thế nào để phân biệt được sổ thật, sổ giả? 

Sổ đỏ và sổ hồng được hiểu như thế nào?
Sổ đỏ và sổ hồng được hiểu như thế nào?

Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?

STT TIÊU CHÍ SO SÁNH SỔ ĐỎ SỔ HỒNG
1 Ý NGHĨA Sổ đỏ là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003) Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được cung cấp cho chủ sở hữu theo quy định (Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị):

– Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”;

– Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” (theo Điều 11 luật nhà ở 2005)

2 CƠ QUAN BAN HÀNH Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Bộ Xây dựng ban hành
3 ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN (HÌNH THỨC BÊN NGOÀI) Bìa ngoài sổ đỏ có màu đỏ, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” Có màu hồng, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
Sự khác nhau của sổ đỏ và sổ hồng là gì?
Sự khác nhau của sổ đỏ và sổ hồng là gì?

Phân biệt thật, giả của sổ đỏ, sổ hồng

Có những cách phân biệt thật, giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất sau đây:

Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng thật giả như thế nào?
Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng thật giả như thế nào?

Tự mình kiểm chứng thông tin 

Nếu là giấy thật thì sẽ phải kiểm tra các tiêu chí cụ thể như sau:

  • Ghi đúng thông tin theo cách ghi của quy định của pháp luật (nếu cần biết rõ thì hỏi thêm để biết). Hiện nay pháp luật đã quy định rất rõ về cách ghi thông tin liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất ;
  • Nội dung trên sổ đỏ phải rõ ràng, không bị tẩy xóa, không bị vỡ chữ, nhàu chữ, sai chữ, sửa chữ hoặc có tác động ngoại lực làm ảnh hưởng đến nội dung của chữ được in, được ghi trên Giấy;
  • Màu chữ, màu mực, hình dáng con dấu, độ đậm nhạt của con dấu, không bị tẩy xóa, chèn lấn, viết đè chữ mà không có đính chính cụ thể cho việc đó…
  • Giấy, hoa văn, họa tiết trên sổ đỏ phải có độ sần, có độ dày mỏng, thể hiện được đúng khuôn mẫu, phôi mẫu của Nhà nước….
  • Sổ hồng, sổ đỏ thật được in bằng phương pháp in offset nên màu sắc rất sắc nét, màu mực đồng màu trên cùng một chi tiết in.

Nếu là giấy giả thì các thông tin sẽ thường có vấn đề như sau:

  • Thông tin ghi sai hoặc thiếu hoặc thừa theo quy định của pháp luật về cách ghi các thông tin trên giấy, ví dụ: ghi sai nội dung về chủ sở hữu, về tình trạng đất, loại đất, mục đích sử dụng đất…..
  • Các thông tin trên sổ đỏ có dấu hiệu bị tẩy xóa, sửa chữa, có những dấu hiệu khác thường so với thực tế…
  • Màu sắc, độ đàn hồi, sự dày mỏng của kiểu chữ, nét chữ, màu dấu, con dấu, màu mực …không giống như những loại Giấy thật bình thường.
  • Sổ đỏ, sổ hồng giả do in màu kỹ thuật số nên chi tiết in không sắc nét, trên cùng một chi tiết in có nhiều hạt mực có màu đậm nhạt khác nhau.
  • Kiểm tra các vị trí có thể bị tẩy xóa cơ học: Số tờ, số thửa, mã vạch; Số vào sổ quyết định; Loại đất, Thời hạn; Hình thức sử dụng, Diện tích (bằng số, bằng chữ).
  • Đối với các sổ đỏ có trang bổ sung cần kiểm tra phương pháp in của phôi trang bổ sung (in offset), dấu giáp lai của trang phụ lục với sổ (kiểm tra phương pháp đóng dấu), các vị trí của trang bổ sung có bị tẩy xóa hay không (chuyển quyền sử dụng đất, diện tích…) Nếu sổ đã thế chấp nhiều lần cần kiểm tra kỹ dấu, chữ ký của Văn phòng đăng ký nhà đất hoặc phòng tài nguyên và môi trường.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng giám định thực hiện việc giám định tính thật, giả của sổ đỏ

Khi cảm thấy không tự tin vào bản thân mình trong việc phân biệt Giấy thật giả, bạn sẽ phải cần tìm đến những người có đủ thẩm quyền, chức năng, có chuyên môn để nhận biết về tính thật, giả của sổ đỏ, sổ hồng thông qua việc: xem xét màu mực, màu chữ, thông tin, loại giấy,… Họ sẽ là những giám định viên, tổ chức giám định đủ chức năng giám định loại giấy mà bạn cung cấp và cho bạn một kết luận hợp lý.

Khi tìm đến những đơn vị, cá nhân này, bạn buộc phải chịu mất một khoản chi phí để có thể phân biệt được thật giả của giấy

Tìm đến các Văn phòng công chứng, tìm đến các Công chứng viên, hoặc cơ quan Nhà nước (Phòng Tài nguyên Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai…) 

Hiện nay việc tra cứu thật giả của một thửa đất hoặc một căn nhà sẽ là công việc vô cùng đơn giản đối với các chuyên viên tại Phòng tài nguyên, hoặc Văn phòng đăng ký đất đai. Vì vậy bạn có thể tìm đến họ nhận sự trợ giúp. Tất nhiên, về chi phí và mối quan hệ, là việc bạn cần cân nhắc.

Ngoài ra, các Văn phòng công chứng hiện nay đang sử dụng chung phần mềm UCHI – phần mềm quản lý hợp đồng công chứng và dữ liệu ngăn chặn, cho phép người dùng tra cứu thông tin toàn bộ dữ liệu ngăn chặn và hợp đồng công chứng đã được đồng bộ lên hệ thống.

Họ cũng dễ dàng tìm kiếm được thông tin về giao dịch chuyển nhượng liên quan đến thửa đất, căn nhà được xác định trên giấy đó (tránh rủi ro khi mua phải tài sản chuyển nhượng qua nhiều lần, nhiều chủ rồi) và tra cứu được thông tin thật, giả của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tất nhiên, có thể có những tờ giấy giả giống y như tờ giấy thật, điều này bạn không thể phân biệt được, không thể tự mình phân biệt nổi, thậm chí có những Công chứng viên hoặc Văn phòng công chứng lâu năm với nhiều kinh nghiệm cũng khó nhằn khi phân biệt được nó. Lúc này, bạn sẽ phải cần tìm đến các tổ chức giám định. Dù giống y như đúc thỉ Giả sẽ không bao giờ giống được 100% với Thật.

Ngoài ra, trên thực tế còn có nhiều cách kiểm tra sổ đỏ khác nhau, như kiểm tra bằng đèn pin, bằng kính núp…Tuy nhiên, những phương pháp này có tính chính xác không cao, bạn có thể cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn!

Lời khuyên trước khi mua đất

  • Khi giao dịch mua nhà đất, bạn cần xem xét thật kỹ các Giấy tờ, trong đó quan trọng nhất là Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sổ đỏ), tài sản gắn liền trên đất. Nếu bạn xem qua loa, sau này gặp rủi ro mua phải căn nhà, mảnh đất đã được bán qua tay nhiều người hoặc mua qua sổ giả bị người ta lừa mất tiền thì bạn ráng chịu nha.
  • Bạn cần phải có sự chắc chắn về tính thật, giả của Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì mới quyết định mua/hoặc thuê….Trong trường hợp để có xác thực hiện, bạn cần đến trực tiếp nơi nhà, nơi đất được cấp Giấy tờ đó. Ngoài ra bạn cũng cần xem thêm các giấy tờ khác liên quan đến nhân thân người bán để củng cố thêm niềm tin.
  • Cần liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai để có niềm tin cao nhất khi giao dịch bất động sản, qua đây bạn sẽ có cơ sở xác minh những băn khoăn, lo lắng của bạn. Tất nhiên sẽ phải chịu mất ít chi phí để nhận sự hỗ trợ của các chuyên viên, nhân viên tại Văn phòng. Nhưng chi phí đó bỏ ra cũng xứng đáng vì nó giúp bạn thêm niềm tin mãnh liệt hơn.

Xem thêm: Loạt chính sách nhà đất 2020 có hiệu lực

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon