Tổng kết chỉ số kinh tế Việt Nam tháng 7 năm 2022
 

Tổng kết chỉ số kinh tế Việt Nam tháng 7 năm 2022

03/08/2022

Trong tháng 7 năm 2022, tình hình kinh tế và xã hội ở Việt Nam tiếp tục hồi phục trên nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn như tình hình đầu tư, kim ngạch xuất khẩu, khách quốc tế đến Việt Nam, nguồn thu từ ngân sách nhà nước,… Có thể thấy rõ một điều rằng, các chỉ số kinh tế Việt Nam tháng 7 năm 2022 có sự gia tăng đáng kể so với tháng trước.

1. Bức tranh toàn cảnh các chỉ số kinh tế Việt Nam tháng 7 năm 2022

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7 năm 2022 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng khoảng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành chế tạo, chế biến tăng 12,8%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm ngoái tăng 7,6%). Trong đó, ngành chế tạo, chế biến tăng 9,7% bằng với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2021
Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2021

Bên cạnh đó, tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 216,35 tỷ USD, tăng khoảng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 88,7%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022 ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng khoảng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu được 764 triệu USD (cùng kỳ năm ngoái nhập siêu 3,31 tỷ USD).

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022 ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng khoảng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022 ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng khoảng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2022 tăng 2,54% so với cùng kỳ năm ngoái. Biến động giá tiêu dùng chủ yếu là do giá xăng dầu và giá lương thực. 

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt gần 15,54 tỷ USD, giảm khoảng 7,1% so với cùng kỳ năm 2021. Thế nhưng, vốn thực hiện ước tính đạt khoảng 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 7 tháng đầu năm trong vòng 5 năm qua.

Một tín hiệu tích cực nữa của nền kinh tế là theo thống kê lũy kế tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2022 đạt hơn 1,09 triệu tỷ đồng (tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 77,5% dự toán năm). Trong khi đó, lũy kế chi ngân sách 7 tháng đầu năm đạt 842.700 tỷ đồng (bằng 47,2% dự toán năm 2022), đảm bảo các nhu cầu phát triển quốc phòng, an ninh, kinh tế – xã hội, thanh toán những khoản nợ tới hạn và chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Đáng chú ý nhất là về lượng du khách quốc tế tới Việt Nam. Theo đó, trong tháng 7, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 352,6 nghìn lượt người, tăng 49% so với tháng 6 và gấp 47,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung trong 7 tháng năm 2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 945,2 ngàn lượt người, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn giảm 90,3% so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch Covid-19. 

trong tháng 7, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 352,6 nghìn lượt người, tăng 49% so với tháng 6 và gấp 47,2% so với cùng kỳ năm 2021
Trong tháng 7, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 352,6 nghìn lượt người, tăng 49% so với tháng 6 và gấp 47,2% so với cùng kỳ năm 2021

Trong tổng số khách quốc tế tới Việt Nam thời gian vừa qua, lượng khách đến bằng đường hàng không chiếm khoảng 87,1% – gấp 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Do đó, có thể khẳng định một điều rằng, sau khi du lịch quốc tế mở cửa trở lại từ ngày 15/3/2022, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những tín hiệu rất tích cực. Các kết quả trên của ngành du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện lợi nhuận và doanh thu với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, du lịch, vận tải du lịch, lưu trú du lịch,…

2. Thách thức đặt ra trong các tháng cuối năm 2022

Bốn thách thức đặt ra với nền kinh tế Việt Nam trong khoảng thời gian tới là:

  • Nguyên nhiên vật liệu sử dụng cho sản xuất đang bị thiếu hụt, giá một số nguyên vật liệu và giá cước vận tải trên thị trường thế giới tăng sẽ ảnh hưởng lớn tới nhu cầu nguyên vật liệu trong nước.
  • Nguồn cung lao động bị tác động nặng nề và có khả năng bị thiếu hụt tạm thời.
  • Luồng thương mại quốc tế sẽ bị thu hẹp nếu dịch Covid-19 tái bùng phát diện rộng trên toàn thế giới.
  • Doanh nghiệp cần phải có thời gian để hồi phục, kết nối các nguồn dịch vụ, cung – cầu hàng hóa, vốn, thị trường, lao động trở lại.

——————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon