Điểm tin bất động sản ngày 30/09/2022 cùng Rich Nguyen
 

Điểm tin bất động sản ngày 30/09/2022 cùng Rich Nguyen

30/09/2022

Công bố số liệu kinh tế – xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022; “Room” phát triển nào cho trái phiếu doanh nghiệp?; Lãi suất cho vay có tăng theo lãi suất huy động không?; Bình Dương khởi công thêm dự án nhà ở xã hội với gần 1.000 căn hộ; Chính phủ yêu cầu hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp; Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị bổ sung 19.449 tỷ cho Dự án Vành đai 3; Khởi công Dự án thành phần 2, sân bay Long Thành với tổng trị giá 3.500 tỷ đồng. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 30/09/2022 cùng Rich Nguyen.

1. Công bố số liệu kinh tế – xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022

Sáng ngày 29/09, Tổng cục Thống kê đã họp báo công bố số liệu kinh tế – xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022. Phát biểu trong buổi họp báo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương nhận định, kinh tế – xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm nay có sự khởi sắc toàn diện.

Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, GDP quý 3 năm nay ước tính tăng khá cao, ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm 2021. Lý do là bởi quý 3 năm 2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Công bố số liệu kinh tế - xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022
Công bố số liệu kinh tế – xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022

Trong đó, khu vực xây dựng và công nghiệp tăng 12,91%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,24%; khu vực dịch vụ tăng 18,86%. Về sử dụng GDP quý 3/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng khoảng 10,08% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 38,21% vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng ở mức 8,7%, đóng góp khoảng 21,13%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng ở mức 9,32%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng ở mức 2,725; chênh lệch giữa xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp khoảng 40,66%.

Tính chung, GDP 9 tháng đầu năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm 2022. Bà Nguyễn Thị Hương cho biết, đây là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn năm 2011 – 2022. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần lấy lại đà tăng trưởng, điều này cho thấy rằng chính sách hồi phục và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đã phát huy được hiệu quả.

2. “Room” phát triển nào cho trái phiếu doanh nghiệp?

Tổng giá trị trái phiếu đến hạn tính tới cuối năm 2022 dự kiến đạt 78.510 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực bất động sản và những ngân hàng có lượng trái phiếu đáo hạn nhiều nhất, lần lượt chiếm 43%, 23%. Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cần phải trả tính từ đây tới ngày 31/12/2027 là hơn 1.015 tỷ đồng. Ngành bất động sản và ngân hàng đối mặt với khoản thanh toán 227.287 tỷ đồng từ nay đến năm 2023, đồng thời thêm 224.511 tỷ đồng vào năm 2024. 

Nhiều doanh nghiệp bất động sản do không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn ngân hàng nên chuyển sang phát hành trái phiếu với mức lãi suất cao. Thậm chí còn không yêu cầu tài sản bảo đảm và chịu sự giám sát hoạt động giải ngân, chẳng hạn như đi vay ngân hàng.

“Room” phát triển nào cho trái phiếu doanh nghiệp?
“Room” phát triển nào cho trái phiếu doanh nghiệp?

Có thể thấy rõ một điều rằng, áp lực trả nợ đang tới gần nhưng nguồn vốn tới từ trái phiếu của những doanh nghiệp bất động sản vẫn bất động. Với Nghị định số 65/2022/NĐ-CP, mong rằng công tác quản lý Nhà nước sẽ chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, còn tăng tính công khai và minh bạch thông tin, thị trường phát triển ổn định, đúng hướng và lành mạnh với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tác động từ nguồn tín dụng bị giới hạn “room” và hiện trạng số lượng, giá trị trái phiếu đáo hạn trong thời gian tới đang tạo ra rất nhiều nỗi lo với hệ thống ngân hàng. Xét trên góc độ khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp, điểm tín nhiệm tín dụng của doanh nghiệp có thể sẽ bị hạ bậc và khả năng sẽ thành nợ xấu. Điều này đặt ra câu hỏi là, trái phiếu bất động sản có bị vỡ nợ hay không?

3. Lãi suất cho vay có tăng theo lãi suất huy động không?

Hiện nay, ở các kỳ hạn gửi tiết kiệm dưới 6 tháng, một số ngân hàng tăng lãi suất lên mức trần 5%/ năm nhưng sự khác biệt chủ yếu nằm từ kỳ hạn 6 tháng trở lên. Trong điều kiện chi phí đầu vào tăng, các chuyên gia phân tích tài chính cho biết, dù có độ trễ nhưng cũng khó tránh được áp lực lên lãi suất đầu ra. Theo lãnh đạo của một ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động đang tăng dần từ đầu năm tới nay, nhất là khi room tín dụng của nhiều ngân hàng đã cạn nên việc tăng lãi suất cho vay là khó tránh.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, dù tăng lãi suất điều hành nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ vận động các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí nhằm ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Đồng thời nghiên cứu giảm lãi suất ở một số ngành ưu tiên. Ngân hàng Nhà nước cũng không điều hành lãi vay vì đây chính là thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng.

Lãi suất cho vay có tăng theo lãi suất huy động không?
Lãi suất cho vay có tăng theo lãi suất huy động không?

Trong bối cảnh các ngân hàng khát tiền gửi, việc tăng lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ giúp giảm căng thẳng về tính thanh khoản. Tuy nhiên, chi phí đầu vào tăng thì lãi suất cho vay cũng sẽ biến động.

4. Bình Dương khởi công thêm dự án nhà ở xã hội với gần 1.000 căn hộ

Ngày 23/09, tỉnh Bình Dương đã khởi công thêm khu nhà ở xã hội với gần 1.000 căn hộ ở phường Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một. Khu nhà ở xã hội An Sinh được xây dựng ở trên khu đất có diện tích 2,7 ha, cùng 6 khối nhà cao 12 tầng với tổng 978 căn hộ, tổng diện tích sàn trên 83.000m2.

Bình Dương khởi công thêm dự án nhà ở xã hội với gần 1.000 căn hộ
Bình Dương khởi công thêm dự án nhà ở xã hội với gần 1.000 căn hộ

Chủ đầu tư của dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị, sau khi hoàn thành sẽ cung cấp căn hộ cho những người lao động ở Bình Dương với mức giá vừa phải nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội. Từ nay tới năm 2025, tỉnh Bình Dương sẽ cần khoảng 62.000 căn hộ để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho hơn 117.000 người lao động tại đây. Trong giai đoạn 2026 – 2039, tỉnh Bình Dương sẽ xây dựng thêm 2,7 triệu m2 sàn nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 108.000 người.

5. Chính phủ yêu cầu hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn tới năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

Trong đó, Chính phủ đã yêu cầu các bộ và ngành cần phải xây dựng kế hoạch hành động triển khai, cũng như tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, cũng như pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ. Mục đích là để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, điều tiết những nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý để tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền, hài hòa lợi ích giữa các bên trong suốt quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, đặc biệt là đảm bảo cho người bị thu hồi đất có cuộc sống và sinh kế tốt hơn. Đồng thời quan tâm phúc lợi xã hội cho những người chưa tới tuổi lao động và không còn tuổi lao động, cũng như các đối tượng chính sách, yếu thế ở trong xã hội.

Chính phủ yêu cầu hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
Chính phủ yêu cầu hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho những người sử dụng đất chuyển mục đích thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch và cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa là 300.000ha đất trồng lúa. Tuy nhiên, không làm thay đổi tính chất và điều kiện sử dụng đất trồng lúa để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng trở lại khi cần thiết. Đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất chuyên trồng lúa, đặc biệt là đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, nhất là đất khu công nghiệp.

6. Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị bổ sung thêm 19.449 tỷ đồng cho Dự án Vành đai 3

Sáng ngày 24/09. Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công xây dựng Dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc đường Vành đai 3, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1, tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ bổ sung thêm vốn đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 19/449 tỷ đồng để làm Dự án đường Vành đai 3.

Theo Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc Hội về chủ trương xây dựng dự án Vành đai 3, vốn ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2021 – 2025 cho dự án là khoảng 61.056 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách TW là 31.389 tỷ đồng, ngân sách địa phương là khoảng 29.676 tỷ đồng (Đồng Nai là 1.561 tỷ đồng, thành phố Hồ Chí Minh là 19.449 tỷ đồng, Long An là 852 tỷ đồng và Bình Dương là 7.808 tỷ đồng).

Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị bổ sung thêm 19.449 tỷ đồng cho Dự án Vành đai 3
Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị bổ sung thêm 19.449 tỷ đồng cho Dự án Vành đai 3

Dự án đường Vành đai 3 vùng thành phố Hồ Chí Minh đi qua 4 địa phương là Đồng Nai, TP HCM, Long An và Bình Dương. Chiều dài của dự án là hơn 76km với kinh phí hơn 75.300 tỷ đồng, chia tám dự án thành phần, mỗi địa phương sẽ thực hiện 2 dự án, bao gồm xây lắp và giải phóng mặt bằng.

7. Khởi công xây dựng Dự án thành phần 2, sân bay Long Thành với tổng trị giá 3.500 tỷ đồng

Sáng ngày 20/09, Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã khởi công Dự án thành phần 2 – những công trình phục vụ quản lý bay trong Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng, tổng số vốn đầu tư cho toàn bộ Dự án thành phần 2 là khoảng 3.500 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗn hợp, gồm vốn vay thương mại trong nước và vốn của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

Khởi công xây dựng Dự án thành phần 2, sân bay Long Thành với tổng trị giá 3.500 tỷ đồng
Khởi công xây dựng Dự án thành phần 2, sân bay Long Thành với tổng trị giá 3.500 tỷ đồng

Dự án gồm việc đầu tư công trình xây dựng và lắp đặt thiết bị công nghệ cho nhiều hạng mục, mua sắm. Dự án thành phần 2 được xây dựng trên diện tích khoảng 70.000m2. Trong đó, Đài Kiểm soát không lưu và các hạng mục công trình phụ trợ với diện tích 24.000m2 là công trình chính được xây dựng để kiểm soát hoạt động ở khu vực di chuyển của tàu bay tại cảng hàng không, cũng như hoạt động bay trong vùng trời cảng hàng không. Công trình được thiết kế theo ý tưởng là hình búp sen có màu sắc và kết cấu kiến trúc hài hòa với nhà ga hành khách cùng những công trình xung quanh.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon