Khả năng kinh tế toàn cầu suy thoái là 98%; Tín dụng bất động sản tăng gần 15%, xuất khẩu gánh tỷ giá; Nhà đầu tư ngoại rót hơn 3,5 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản trong 9 tháng; 3 chính sách mới dự báo sẽ tác động lớn tới thị trường bất động sản 2023. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 7/10/2022 cùng Rich Nguyen.
Mục lục
1. Khả năng kinh tế toàn cầu suy thoái là khoảng 98%
Khi các Ngân hàng Trung ương trên thế giới tăng cường nỗ lực để kiểm soát lạm phát, các nhà đầu tư và nhà kinh tế ngày càng “ảm đạm” hơn. Những tín hiệu cảnh báo đang được phát liên hồi trong nền kinh tế ở các quốc gia trên thế giới khi lạm phát cao, cuộc chiến ở Ukraine gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng và lãi suất tăng mạnh.
Theo mô hình xác suất được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu kinh tế Ned Davis Research, khả năng kinh tế toàn cầu bị suy thoái là khoảng 98,1%. Mô hình này chỉ đạt mức cao tương tự trong các đợt suy thoái nghiêm trọng khác của kinh tế toàn cầu. Gần đây nhất là năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 – 2009. “Điều này cho thấy nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái đang gia tăng và có khả năng xảy ra vào khoảng năm 2023”.
2. Tín dụng trong bất động sản tăng gần 15%
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tới hết tháng 7 năm 2022, tín dụng bất động sản tăng gần 15% bất chấp hiện tượng khó tiếp cận vốn vay. Theo số liệu của NHNN, tính tới tháng 7/2022, tín dụng với bất động sản tăng 14,69% so với thời điểm cuối năm 2021, chiếm khoảng 20,81% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.
Trong đó, tín dụng bất động sản kinh doanh tăng 6,6% và bất động sản với mục đích tự sử dụng tăng 19,03%. Mặt khác, tín dụng ngành nông, lâm và thủy sản tăng 7,31%; tín dụng ngành dịch vụ tăng 10,73%, tín dụng công nghiệp và xây dựng tăng 7,42%.
Tính tới ngày 07/09/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 9,93% so với cuối năm 2021 (đạt khoảng 11,48 triệu tỷ đồng) và tăng 16,76% so với cùng kỳ năm trước vì cầu tín dụng tăng ngay từ đợt đầu năm, thích hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. NHNN cũng cho biết, mặc dù cơ quan này đã có những chính sách hỗ trợ nhưng nhiều đơn vị vẫn phải đối mặt với các thách thức đáng kể trong việc vay vốn ngân hàng.
Theo dự báo, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ đạt 3,5% vào năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên 4% vào 2023. NHNN cho rằng có áp lực lớn đáng kể với những chính sách tiền tệ và tín dụng hiện nay.
3. Xuất khẩu gánh tỷ giá
Cuộc chiến tiền tệ giúp giữ tiền đồng không bị mất giá quá nhiều trước đồng USD mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Giá USD tăng mạnh còn những đồng ngoại tệ khác như yen, euro đồng loạt lao dốc đang tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam. Trong đó, USD vẫn là đồng thanh toán chính cho phần lớn các hợp đồng xuất nhập khẩu của Việt Nam nên diễn biến của nó cũng gây ra nhiều biến động cho thị trường xuất nhập khẩu.
Giá USD tăng khiến công ty phải nhập nhiều nguyên phụ liệu nên sẽ tăng phí nhập khẩu và phí vận tải, cũng như phải gánh khoản chênh lệch tỷ giá rất lớn nếu vay nợ bằng đồng USD. Ngay cả khi USD tăng giá giúp doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi nhưng về lâu dài sẽ gây ra nhiều khó khăn.
Bởi vì đồng USD tăng chủ yếu do lãi suất tăng nên khi lãi suất cao, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ bị chững lại. Vì vậy, việc nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ kiện sẽ bị hạn chế. Đáng chú y là biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái và lãi suất USD tăng cao làm gia tăng chi phí với các doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn bằng đồng USD.
XEM FULL ĐIỂM TIN BẤT ĐỘNG SẢN NGÀY 07/10 CÙNG RICH NGUYEN TẠI ĐÂY:
4. Nhà đầu tư ngoại rót hơn 3,5 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản trong 9 tháng
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lĩnh vực bất động sản nhận được khoảng hơn 3,5 tỷ USD vốn FDI trong 9 tháng qua, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường BĐS Việt Nam luôn có sức hút đặc biệt đối với giới đầu tư nước ngoài. Bất chấp thị trường bất động sản có dấu hiệu trầm lắng và dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn chưa hồi phục so với thời điểm trước đại dịch, lĩnh vực này vẫn luôn thu hút vốn ngoại.
Ngành kinh doanh BĐS tiếp tục chiếm vị trí thứ 2 trong danh sách những ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong gần chín tháng qua, chiếm gần 19% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Con số này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 với khoảng 1,8 tỷ USD.
Xét về số lượng dự án bất động sản mới, các nhà đầu tư ngoại chủ yếu tập trung rót vốn vào những thành phố lớn có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Hiện nay, Singapore là quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ đầu năm tới nay với 4,75 tỷ USD. Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 2 với trên 3,8 tỷ USD và thứ 3 là Nhật Bản với trên 1,9 tỷ USD.
5. 3 chính sách mới dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản 2023
Những chính sách mới liên quan đến khung giá đất, hồ sơ chào bán, đánh thuế bất động sản, pháp lý dự án,… dự báo sẽ đem đến tác động lớn với thị trường bất động sản 2023. Nhiều nghị quyết, nghị định mới được ban hành vào năm 2022 liên quan đến chính sách cho thị trường bất động sản. Thế nhưng, với độ trễ thông thường, dự báo các chính sách này sẽ có nhiều tác động hơn với thị trường bất động sản kể từ năm 2023.
Những chính sách mới liên quan khung giá đất, đánh thuế bất động sản, hồ sơ chào bán, pháp lý dự án… dự báo sẽ mang đến những tác động lớn với thị trường bất động sản 2023. Dưới đây Rich Nguyen sẽ tổng hợp những điểm mới của các nghị định, nghị quyết và đánh giá tác động của chính sách này với thị trường bất động sản năm 2023.
5.1. Nghị định số 44/2022/NĐ-CP
Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin & dịch vụ công online của cơ quan Nhà nước trên mạng. Nghị định này được ban hành vào ngày 24/6/2022 và có hiệu lực từ 15/8/2022 với các điểm mới đáng chú ý:
- Quy định rõ việc dùng thông tin dữ liệu thị trường nhà ở.
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin về dự án và số lượt giao dịch bất động sản cho Sở Xây dựng.
- Yêu cầu công khai các giấy tờ pháp lý dự án bất động sản.
- Yêu cầu công khai các thông tin về thị trường nhà ở.
5.2. Nghị quyết số 18-NQ/TW về Luật đất đai
Nghị quyết số 18-NQ/TW về việc “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” đã được Ban Chấp hành TW ban hành vào Ngày 16/6/2022. Nghị quyết này có các điểm mới về chính sách đất đai đáng lưu ý như sau:
- Hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và những luật khác có liên quan đến năm 2025, cũng như định hướng đến năm 2030
- Bỏ khung giá đất và có phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường
- Người sở hữu nhiều nhà và đất sẽ đánh thuế cao hơn
- Giao đất và cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, cũng như đấu thầu dự án có sử dụng đất
- Cơ sở tôn giáo sử dụng đất vào những mục đích khác phải trả tiền thuê đất theo quy định
- Người dân bị thu hồi đất sẽ có quy định cụ thể về việc bồi thường và hỗ trợ tái định cư
- Mở rộng đối tượng và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Quy định chế độ sử dụng đất xây dựng công trình ngầm, công trình trên không và đất hình thành từ hoạt động lấn biển
5. 3. Nghị Định số 65/2022/NĐ-CP
Nghị định số 65/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 16/9/2022 để sửa đổi bổ sung Nghị định số 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ (Nghị định 65). Các điểm mới của Nghị định 65 chủ yếu liên quan tới những đối tượng tham gia vào thị trường, cụ thể:
- Nâng cao tiêu chuẩn của các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp
- Tăng cường minh bạch thông tin và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư
- Yêu cầu chặt hơn về hồ sơ chào bán cùng phương thức phát hành
- Xếp hạng tín nhiệm bắt buộc trong những trường hợp cụ thể
—————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ