Đất đai là tài nguyên quý giá và là nền tảng không gian để phân bổ dân cư, cũng như các hoạt động kinh tế – xã hội. Đất đai đóng vai trò quan trọng với mỗi quốc gia và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong lâm nghiệp, nông nghiệp. Do đó, quy hoạch đất có tầm quan trọng lớn với phát triển kinh tế – xã hội của mỗi đất nước nói chung và cá nhân nói riêng. Quy hoạch giúp chúng ta hiểu được phân bố sử dụng của Việt Nam có hợp lý không, từ đó có giải pháp tiến hành điều chỉnh.
Mục lục
1. Quy hoạch đất là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, định nghĩa quy hoạch được hiểu là việc sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh gắn liền với phát triển kết cấu hạ tầng. Sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để dùng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định (theo khoản 1 Điều 3 Luật quy hoạch năm 2017).
Căn cứ khoản 2 điều 3 Luật đất đai năm 2013, “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”.
2. Các loại quy hoạch đất tại Việt Nam
Quy hoạch sử dụng đất có nghĩa cơ bản là sắp xếp và phân bổ không gian của các hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng. Các loại quy hoạch đất ở Việt Nam bao gồm: Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng, Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
2.1. Quy hoạch tổng thể quốc gia
Quy hoạch tổng thể quốc gia chính là quy hoạch cấp quốc gia. Đây là một trong những loại quy hoạch mang tính chiến lược cao và phức tạp nhất. Trong quá trình quy hoạch đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ triển khai theo hướng liên kết và phân vùng của lãnh thổ. Lãnh thổ thuộc quy hoạch tổng thể quốc gia có thể là đất liền hoặc vùng biển, vùng trời, các đảo và quần đảo.
2.2. Quy hoạch không gian biển quốc gia
Mặc dù quy hoạch không gian biển quốc gia cũng là một trong những loại quy hoạch đất thuộc cấp quốc gia nhưng sự phân vùng này cụ thể và rõ ràng hơn. Với loại quy hoạch này, cơ quan chức năng sẽ tập trung sắp xếp và phân bổ các ngành, lĩnh vực trên vùng biển, vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng trời thuộc quyền chủ quyền, chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
2.3. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Cũng tương tự như những loại quy hoạch đất kể trên, quy hoạch sử dụng đất quốc gia được biết đến là quy hoạch cấp quốc gia. Lãnh thổ của hình thức quy hoạch này gồm vùng đất cho các ngành, lĩnh vực và địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai. Do đó, có thể thấy rằng, những vùng đất được sử dụng và khai thác cho mục đích, lợi ích quốc gia không được phép tự ý mua bán, cũng không được thi công, xây dựng bởi chủ đầu tư, hộ gia đình.
2.4. Quy hoạch ngành quốc gia
Quy hoạch ngành quốc gia là hình thức cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành. Quá trình này được thực hiện trên cơ sở kết nối các ngành và các vùng trên cả nước với điều kiện có liên quan tới kết cấu hạ tầng. Loại quy hoạch này chú trọng tới việc sử dụng tài nguyên hợp lý và bảo đảm tính bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.
2.5. Quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh là hình thức quy hoạch đất với phân cấp cao hơn so với quy hoạch vùng. Cụ thể, quy hoạch tỉnh hướng tới việc sắp xếp và phân bổ hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, đô thị, nông thôn. Quá trình quy hoạch này cũng bảo đảm kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường hợp lý nhất.
2.6. Các loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành
Bên cạnh các loại quy hoạch đất kể trên, ở Việt Nam còn có loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Loại hình quy hoạch này được áp dụng với quy hoạch cấp quốc gia, vùng hay tỉnh.
3. Ý nghĩa của quy hoạch đất là gì?
Việc lập quy hoạch đất đem lại nhiều ý nghĩa cho công tác quản lý và quá trình sử dụng của người sử dụng đất. Một số ý nghĩa về quy hoạch đất cụ thể như sau:
3.1. Đối với công tác quản lý đất đai
- Đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong quá trình quản lý đất đai của Nhà nước.
- Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của người sử dụng đất.
- Bảo đảm việc sử dụng đất theo đúng kế hoạch và lộ trình đã đặt ra, đồng thời tạo sự cân bằng hệ sinh thái.
- Là căn cứ để Nhà nước giao đất và cho thuê đất, cũng như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, góp phần thực hiện mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất.
3.2. Đối với quá trình sử dụng đất của người sử dụng đất
- Có kế hoạch cụ thể trong việc xin thuê đất, xin giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất
- Giúp việc sử dụng đất tiết kiệm nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, năng lượng, hiệu quả.
- Là cơ sở để phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
- Là căn cứ để người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo đúng quy định.
Tóm lại, quy hoạch đất là công việc quan trọng và mang tính chiến lược của Nhà nước, góp phần sự phát triển ổn định, cũng như bền vững trên mọi lĩnh vực. Do đó, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải căn cứ vào tiềm năng của quốc gia và mỗi địa phương, cùng khả năng đáp ứng của từng đối tượng được quy hoạch để đưa ra chính sách quy hoạch đất phù hợp.
Nếu muốn tìm hiểu thêm kiến thức đầu tư bất động sản cùng diễn giả Rich Nguyen, mọi người hãy truy cập vào link https://bdsthucchien.richnguyen.vn/. Hoặc liên hệ theo số hotline 1900 9999 79 để biết thêm thông tin chi tiết!
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ