Thị trường bất động sản 2020, sẽ có nhiều biến động khiến xu hướng đầu tư cũng sẽ thay đổi. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm thị trường bất động sản lao đao và trầm lắng. Khác với những năm trước, các nhà đầu tư đưa pháp lý là yếu tố hàng đầu. Bởi tính minh bạch không gây ra sự tranh chấp và hệ lụy sau này.
Cẩn thận với pháp lý của dự án giá rẻ
Từ đầu năm đến nay có rất nhiều dự án giá rẻ được chào bán. Căng băng rôn dọc đường với những lời mời chào hấp dẫn. Với những giá siêu rẻ dao động từ 100 – 800 triệu/nền nhưng có vị trí đẹp ngay tại trung tâm sầm uất, gần chợ, có đầy đủ tiện ích xung quanh…
=>>Chính những điều này đã thu hút một lượng khách hàng rất lớn với tâm lý muốn mua hàng giá rẻ.
Nhưng không may rằng dự án “ngon” giá rẻ thì hiếm. Mà dự án ảo, dự án ma thì nhiều vô số. Hậu quả khiến nhiều khách hàng “tiền mất tật mang” sau khi rót tiền. Đừng để mất tiền oan khi không trang bị cho mình những kiến thức pháp lý về mua bán bất động sản.
Theo quy định các dự án hợp lệ phải được sự phê duyệt của các cơ quan chức năng, đây là căn cứ đầu tiên để biết có phải là dự án ảo hay không. Với phân khúc đất nền, người mua phải yêu cầu người bán hoặc chủ đầu tư những bản chính của giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất.
Người mua dễ dàng đặt cọc ngay số tiền từ 50 triệu trở lên để có thể giữ chỗ cho mình. Nhưng khi tìm hiểu kỹ thì đó chỉ là một dự án ảo, liên hệ với chủ đầu tư thì nhận lại được câu trả lời hờ hững rằng “đặt cọc rồi không lấy lại được”. Trên đây là một vài trường hợp vì tâm lý ham giá rẻ mà quên đi những giấy tờ pháp lý dẫn đến những hệ quả ảnh hưởng sau này.
Xu hướng đầu tư theo pháp lý
Năm 2020, xu hướng đầu tư bất động sản theo pháp lý là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Kiểm tra kỹ pháp lý của dự án là một trong những điều giúp người mua an tâm hơn. Cũng như tránh khỏi việc mua phải các dự án ma, dự án ảo.
Khi hệ thống giấy tờ pháp lý được siết chặt, công khai và đầy đủ thì các dự án được tung ra thị trường phải có đủ chất lượng và đảm bảo sự uy tín với người mua.
Người mua không nên tin vào những lời quảng cáo với những mức giá ưu đãi hay những lợi ích hấp dẫn mà dự án đem đến. Có thể đó chỉ là những chiêu thức quảng cáo của chủ đầu tư nhằm gây sự chú ý, thu hút khách hàng nhưng khi đến thực tế thì khác hoàn toàn. Nhân viên môi giới thường đưa ra nhiều thông tin hấp dẫn khách hàng. Khiến nhiều khách hàng chưa kịp suy nghĩ đã ký hợp đồng mặc dù chưa kịp hiểu kỹ dự án.
7 bước tránh sập bẫy dự án ảo
Khi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, người mua cần nắm rõ 7 bước tránh sập bẫy dự án ảo dưới đây:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ càng về hồ sơ pháp lý của dự án muốn mua, có thể tham khảo từ các cơ quan có thẩm quyền để xác minh hoặc từ luật sư và các chuyên gia môi giới.
– Theo quy định tất cả các dự án hợp lệ phải được sự phê duyệt của các cơ quan chức năng vì vậy đây là căn cứ đầu tiên để xem xét và nhận biết có phải là những dự án lừa đảo hay không.
– Ngoài ra, người mua cũng cần xem xét dự án đã đủ điều kiện mở bán hay chưa, bởi theo Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chủ đầu tư chỉ được phép ký kết Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai sau khi đã hoàn thành xong phần móng.
Bước 2: Để kiểm tra dự án có đang bị thế chấp ngân hàng hay không thì người mua cần phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ các giấy tờ pháp lý đầy đủ.
– Kiểm tra thế chấp ngân hàng là cách giúp các nhà đầu tư tránh mua phải những dự án đang bị thế chấp ở nhiều ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Để kiểm tra dự án có đang bị thế chấp ngân hàng hay không thì người mua cần phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ các giấy tờ pháp lý đầy đủ.
Bước 3: Chọn chủ đầu tư uy tín là một lựa chọn khôn ngoan.
– Khách hàng nên chọn dự án của những chủ đầu tư lớn, có uy tín nhiều năm, có năng lực tài chính dựa vào những dự án mà chủ đầu tư đã từng thực hiện. Thông tin về chủ đầu tư cần được người mua kiểm tra kỹ để không phải mắc bẫy từ người môi giới.
Bước 4: Không nên quá tin vào quảng cáo mà phải đến tận nơi để xem sản phẩm.
– Người mua không nên tin vào những lời quảng cáo với những mức giá ưu đãi hay những lợi ích hấp dẫn. Có thể đó chỉ là những chiêu thức quảng cáo của chủ đầu tư nhằm gây sự chú ý, thu hút khách hàng nhưng khi đến thực tế thì khác hoàn toàn
Bước 5: Khảo sát thực tế dự án
– Theo pháp luật quy định những dự án có đầy đủ cơ sở hạ tầng mới được phép lưu thông nhưng các dự án ảo thường không đảm bảo được như pháp luật quy định. Các dự án ảo chỉ làm đường tạm bợ, lòng đường hẹp, hệ thống hạ tầng không đảm bảo theo quy định xây dựng. Do đó, người mua cần phải khảo sát ở thực tế để biết được những dấu hiệu thì phải cẩn thận nếu không sẽ bị sập bẫy.
Bước 6: Kiểm tra kỹ các thông tin trên hợp đồng giao dịch
– Thực tế cho thấy các vụ lừa đảo đã ký hợp đồng với người mua nhằm lừa tiền. Họ dụ dỗ khách hàng rót vốn vào dự án sau đó rất khó thu hồi lại hoặc thậm chí mất trắng.
Bước 7: Đàm phán về những điều khoản bất lợi
– Các mẫu hợp đồng chuẩn đã được soạn sẵn chỉ đem lại những lợi ích cho chủ đầu tư, tuy nhiên theo quy định người mua có thể thương lượng đàm phán những điều khoản trong hợp đồng trước khi ký. Vì vậy, người mua đất dự án có thể xem xét và đề xuất sửa đổi các điều khoản gây bất lợi cho bên mua.
Có thể nói việc minh bạch trong pháp lý đã giúp thị trường bất động sản khởi sắc nhiều hơn. Thế nên, người mua nên tìm hiểu chi tiết những quy hoạch của dự án, hạ tầng giao thông – xã hội và cần cân nhắc dòng vốn để có thể tránh những rủi ro đáng tiếc. Trước khi mua hãy tham khảo từ những người có kinh nghiệm và trở thành người đầu tư thông minh.
Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý cần thiết khi đầu tư đất nền
- Youtube : RICH NGUYEN
- Fanpage : Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ