Thị trường bất động sản hiện đang xuất hiện nghịch lý khi giá BĐS ở nhiều nơi liên tục leo thang, do đầu cơ liên tục thổi giá và vượt quá khả năng chi trả của phần lớn người có nhu cầu thực. Từ đó gây ra hiện tượng “lãi ảo” trên thị trường. Lợi nhuận hấp dẫn chỉ là chiêu trò truyền thông của cò đất, nhưng giao dịch thực tế thì hầu như không có.
Giá BĐS tăng vọt mất kiểm soát
Báo cáo thị trường của quý I/2022 cho thấy, loại hình đất và đất nền dự án của nhiều tỉnh, thành trong 3 tháng đầu năm có mức độ quan tâm tăng đột biến.
Theo đó, chỉ riêng tại thành phố Hà Nội, giá rao bán phân khúc đất nền tại huyện Chương Mỹ tăng hơn 74% so với năm 2021. Đây là khu vực có mức tăng cao nhất khu vực miền Bắc và cao nhất cả nước. Các huyện khác thuộc thành phố Hà Nội như: Đông Anh tăng 20%, Gia Lâm tăng 21%, Quốc Oai tăng 26% so với năm 2021.
Ngoài ra, giá rao bán đất nền ở miền Bắc liên tục tăng cao. Cụ thể, giá rao bán đất thổ cư ở tỉnh Bắc Giang tăng khoảng 35%, theo sau là tỉnh Hải Phòng có mức giá tăng khoảng 29% so với trung bình của năm 2021. Các tỉnh khác như Bắc Ninh và Quảng Ninh lần lượt ghi nhận mức giá đất đội lên khoảng 16% và 20%.
Tại các tỉnh khu vực miền Trung, giá rao bán đất nền ở Bình Thuận tăng 13%, Khánh Hòa tăng 26% và Thanh Hóa tăng 35%. Bên cạnh giá bán của phân khúc đất nền biến động mạnh, thì các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa và Đà Nẵng cũng có lượng người dùng online tìm kiếm đất nền tăng lần lượt là 41%, 35% và 32%.
Khu vực các tỉnh miền Nam, đất nền TP.HCM sôi động hơn ở các vùng ven. Mức độ quan tâm đất nền ở huyện Củ Chi (TP.HCM) tăng khoảng 25%, huyện Bình Chánh tăng khoảng 10%. Khu Đông Nam Bộ cũng xảy ra tình trạng giá đất tăng vọt trong những tháng đầu năm 2022. Trong khi giá đất nền tại Đồng Nai tăng khoảng 7% và Tây Ninh tăng khoảng 12%.
Treo vốn chờ “lãi ảo”
Nhìn chung tổng quan về thị trường, giá BĐS dường như chưa có dấu hiệu chững lại mà chuyển động theo chiều hướng giá tăng phi mã, và thiết lập mặt bằng giá kỷ lục liên tục. Giá tăng cao nhưng xuất hiện nghịch lý các nhà đầu tư lại chật vật thoát hàng, xảy ra tình trạng “lãi trên giấy”, tức giá chào bán ở mức cao nhưng lại khó tìm người mua.
Báo cáo quý I/2022 cho biết, ngoại trừ phân khúc đất nền có dấu hiệu tăng nhẹ khoảng 6% lượng tiêu thụ so với quý trước và cùng kỳ năm 2021, thì thị trường căn hộ, nhà phố và biệt thự đều gặp khó. Bao gồm địa bàn TP.HCM và các tỉnh giáp ranh, gần 2.600 căn hộ được tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm 2022, chỉ bằng 45% so với quý trước và bằng 59% so với cùng kỳ năm 2021.
Thậm chí, mức hấp thụ ở thị trường nhà phố và biệt thự cũng chỉ khoảng hơn 430 căn, tương đương khoảng 18% so với quý IV/2021 và bằng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế cho thấy, sau thời gian giá đất sốt nóng khoảng 30% – 50%, thậm chí tăng gấp 2 lần tại một số khu vực ngoại thành của Hà Nội, hoặc các tỉnh thành có giá sốt nóng trong thời gian qua. Nếu tính toán thì người nắm giữ đất đã thắng lớn. Nhưng với tình hình giao dịch hiện nay thì lại có dấu hiệu chững lại và khó tìm người người mua.
Chuyên gia BĐS cho rằng, thực tế nhiều nhà đầu tư đã bị “mắc kẹt” do mua trúng vào các đợt sốt nóng, trong khi sự phát triển hạ tầng và dịch vụ chưa theo kịp. Giá nhà đất chào bán cao nhưng không dễ bán khiến các chủ đầu tư dự án phải tung hàng trong năm nay. Thực tế, một số dự án liền kề, hay shophouse đã có mức giá bán tăng gần gấp đôi so với năm 2021 nhưng không dễ tìm người mua.
Nhìn nhận về thị trường BĐS trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng – ông Nguyễn Văn Sinh đánh giá:” Giá BĐS liên tục tăng, trong đó nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân ở đây.
Việc xuất hiện các thông tin chưa rõ về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận và thành phố; chủ trương đầu tư xây dựng khu du lịch mới, khu đô thị và đầu tư xây dựng sân bay. Từ đó, dẫn đến những nhà đầu cơ, môi giới lợi dụng nhằm thổi giá thu lợi” dẫn đến giá BĐS ở một số khu vực, phân khúc đất nền tăng “chóng mặt” trong thời gian ngắn.
Theo Rich Nguyen nhận định, việc sốt đất ảo xảy ra trong thời gian gần đây sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế cũng như làm khó cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vậy nên việc chuẩn bị đầy đủ nền tảng kiến thức, nhất là tầm nhìn vĩ mô chính là “phao cứu sinh” không thể thiếu trong bối cảnh loạn giá như hiện nay.
- Youtube: RICH NGUYEN
- Fanpage: Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen
ĐỪNG BỎ LỠ