Điểm tin bất động sản ngày 25/11/2022 cùng Rich Nguyen
 

Điểm tin bất động sản ngày 25/11/2022 cùng Rich Nguyen

25/11/2022

Rủi ro bất động sản, trái phiếu khiến triển vọng lợi nhuận ngân hàng chậm lại năm 2023; Chứng khoán chưa thoát khỏi xu hướng đi xuống; Tổ chức lấy ý kiến nhân dân, hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi); Áp lực trái phiếu bất động sản giảm đáng kể, giá trị đáo hạn chỉ còn 21 nghìn tỷ đồng từ nay đến cuối năm; Hòa Phát tiếp tục đẩy mạnh mảng bất động sản; Vùng Tây Nguyên sẽ được thí điểm áp dụng chính sách đặc thù; Thủ tướng chỉ đạo phát triển bất động sản phải lùi xa khu trung tâm Đà Lạt; Đồng Nai lo chậm trễ tiến độ 2 dự án trọng điểm qua địa bàn. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 25/11/2022 cùng Rich Nguyen.

1. Rủi ro bất động sản, trái phiếu khiến triển vọng lợi nhuận ngân hàng chậm lại năm 2023

Trong thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn và tái cơ cấu nợ cho hoạt động kinh doanh. Từ đó làm tăng rủi ro liên quan tới khả năng trả nợ. Một số công ty đã yêu cầu hoãn thanh toán gốc và lãi.

Tổng số trái phiếu sau khi đã loại trừ nhóm trái phiếu do ngân hàng phát hành đang lưu hành là khoảng 945 nghìn tỷ đồng, trong đó 27% sẽ đáo hạn vào 2023 và 2024, 12% sẽ đáo hạn vào 2025. Gần 1/3 số trái phiếu này đang nằm trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. 

Thế nhưng, con số này không bao gồm trái phiếu đã được phân phối cho những nhà đầu tư cá nhân nhưng có bảo lãnh thanh toán và trái phiếu không có trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn sẽ chịu rủi ro tín dụng liên quan với những trái phiếu theo hợp đồng repo.

Nhiều chủ đầu tư bất động sản phải đối mặt với nhiều khó khăn vì lượng hàng tồn kho tăng lên và doanh số bán hàng giảm, cũng như chịu áp lực lớn về dòng tiền ngắn hạn khi một số trái phiếu sắp tới ngày đáo hạn. Đặc biệt là giai đoạn từ tháng 12 năm 2022 tới tháng 3 năm 2023.

Rủi ro bất động sản, trái phiếu khiến triển vọng lợi nhuận ngân hàng chậm lại năm 2023
Rủi ro bất động sản, trái phiếu khiến triển vọng lợi nhuận ngân hàng chậm lại năm 2023

Lãi suất cho vay mua nhà tăng lên (phổ biến ở mức khoảng 13 – 15%/ năm) cũng gây ra sự do dự của người mua nhà tiềm năng. Mặc dù một số chủ đầu tư đã giảm giá 30 – 40% cho người mua nhà có sẵn tiền mặt (tỷ lệ thanh toán trước là khoảng 90%).

Vì áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu, tối thiểu là trong nửa đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục thắt chặt tiền tệ trong khoảng thời gian tới. Tín dụng cấp cho bất động sản có thể vẫn sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ. Hoạt động cho vay mua nhà sẽ giảm tốc độ bởi nguồn cung nhà ở mới hạn chế và lãi suất cho vay để mua nhà không còn ở mức thấp. Còn xuất khẩu được dự đoán sẽ giảm từ quý 4 năm 2022. Không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ phải có thêm 1 đợt tăng lãi suất nữa để duy trì môi trường tỷ giá ổn định.

2. Chứng khoán chưa thoát khỏi khuynh hướng đi xuống

Vào ngày 21/11, Goldman Sachs cảnh báo thị trường chứng khoán toàn cầu chưa thoát khỏi xu hướng đi xuống khi chưa bắt đáy, trong lúc tăng trưởng của kinh tế toàn cầu giảm tốc và lãi suất đạt đỉnh, cũng giá giảm, cho thấy nguy cơ của cuộc suy thoái.

Chứng khoán chưa thoát khỏi khuynh hướng đi xuống
Chứng khoán chưa thoát khỏi khuynh hướng đi xuống

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đề cập tới việc nhà đầu tư theo dõi tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ và tác động tới tăng trưởng, lợi nhuận. Theo ngân hàng đầu tư này, thị trường chứng khoán thế giới thế giới vẫn biến động trong trung hạn và giảm trước khi bắt đáy cuối cùng vào năm 2023.

3. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân và hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Song song với việc rà soát ý kiến đại biểu Quốc Hội để tiếp thu và chỉnh sửa, cũng như hoàn thiện dự thảo Luật, Bộ Tài nguyên & Môi trường sẽ dự thảo Nghị quyết của UBTV Quốc Hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi),… Nghị quyết 150/NQ-CP để cụ thể hóa mục tiêu hoàn thiện thể chế và chính sách về quản lý, sử dụng đất đồng bộ, thích hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tới năm 2023, hoàn thành việc trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Tập trung nguồn lực hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét và thông qua đảm bảo tiến độ, chất lượng dự thảo Luật đất đai, cũng như xác định cụ thể trách nhiệm của cơ quan có liên quan.

Tổ chức lấy ý kiến nhân dân và hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)
Tổ chức lấy ý kiến nhân dân và hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Về kế hoạch lấy ý kiến của nhân dân, Nghị quyết đã giao Bộ Tài nguyên & Môi trường phối hợp với bộ, ngành có liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Trình Chính phủ trước 25/11/2022 và gửi Thường trực Ủy ban Kinh tế trước 1/12/2022.

Vào tháng 11/2022, Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ và ngành có liên quan xây dựng nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Từ tháng 12/2022 tới tháng 1/2023, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên & Môi trường và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đăng tải dự thảo Luật này để lấy ý kiến công khai. Từ tháng 1 – 2/2023, Bộ Tài nguyên & Môi trường; các bộ, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) theo kế hoạch của Quốc hội.

XEM FULL ĐIỂM TIN BẤT ĐỘNG SẢN NGÀY 25/11/2022 CÙNG RICH NGUYEN TẠI ĐÂY:

4. Áp lực trái phiếu bất động sản giảm đáng kể và giá trị đáo hạn chỉ còn 21 nghìn tỷ đồng từ nay đến cuối năm

Theo báo cáo mới nhất của Finn Ratings, trong bối cảnh phát hành trái phiếu mới gần như đóng băng, thị trường tiếp tục chứng kiến hoạt động mua lại gia tăng vào hồi tháng 10 vừa qua. Điều này khiến dư nợ trái phiếu nội địa giảm hơn 15,8 nghìn tỷ đồng vào tháng 10, với giá trị đáo hạn và mua lại lần lượt là 10,23 và 5,81 nghìn tỷ đồng.

Đa số khối lượng trái phiếu mua lại thuộc các tổ chức tín dụng với tổng giá trị đạt khoảng 3,09 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,27% tổng giá trị mua lại trong tháng 10. 21,77% giá trị trái phiếu đáo hạn thuộc về doanh nghiệp bất động sản với giá trị đạt khoảng 2,23 nghìn tỷ đồng.

Áp lực trái phiếu bất động sản giảm đáng kể và giá trị đáo hạn chỉ còn 21 nghìn tỷ đồng từ nay đến cuối năm
Áp lực trái phiếu bất động sản giảm đáng kể và giá trị đáo hạn chỉ còn 21 nghìn tỷ đồng từ nay đến cuối năm

Bên cạnh đó, 1 phần giá trị trái phiếu thâm hụt còn tới từ những phương án “hàng đổi hàng” và chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay như biện pháp tái cấu trúc nợ được thực hiện trong khoảng thời gian qua. Tổng giá trị trái phiếu bất động sản đáo hạn sau ngày 15/11 – 31/12/2022 chỉ còn khoảng 21,85 nghìn tỷ đồng.

5. Hòa Phát tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực bất động sản

Kết quả kinh doanh lĩnh vực thép của Hòa Phát thiếu tích cực trong khoảng thời gian vừa qua. Mặt khác, tập đoàn cũng đang mở rộng đầu tư những dự án bất động sản. 

Mục tiêu của Hòa Phát là trở thành top 3 công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam. Mảng bất động sản cũng được xác định là mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ lực cho tập đoàn Hòa Phát, chỉ đứng thứ 2 sau mảng thép.

Hòa Phát tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực bất động sản
Hòa Phát tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực bất động sản

Vào tháng 5, tại cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2022, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị cho biết định hướng thay vì mua đất làm dự án sẽ tham gia đấu thầu ở địa phương. Lý do là vì thời gian qua xảy ra những “cơn sốt” khiến giá đất tăng nóng. Theo đánh giá của ông Long, hướng đi này có triển vọng tốt vì tham gia đầu tư từ đầu và công ty có tiền nên không phải chịu áp lực về tài chính.

Theo đúng định hướng này, thời gian vừa qua, Hòa Phát có đề xuất đầu tư và tài trợ quy hoạch các dự án với diện tích hàng trăm ha ở nhiều tỉnh, thành như Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hải Dương, Đắc Nông, Thừa Thiên Huế,…

6. Vùng Tây Nguyên sẽ được thí điểm để áp dụng chính sách đặc thù

Sáng ngày 20/11 tại tỉnh Lâm Đồng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng Vùng Tây Nguyên tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045 và xúc tiến đầu tư với chủ đề “Phát triển xanh – Hài hòa – Bền vững”.

Vùng Tây Nguyên sẽ được thí điểm để áp dụng chính sách đặc thù
Vùng Tây Nguyên sẽ được thí điểm để áp dụng chính sách đặc thù

Phát biểu trong sự kiện, ông Phạm Minh Chính cho rằng, hội nghị ngày hôm nay là 3 trong 1 (Triển lãm, quảng bá hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người, giới thiệu nông sản của Vùng Tây Nguyên; xúc tiến đầu tư Vùng; công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23) nhưng tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu phát triển Vùng gói gọn trong 8 chữ là “Đột phá – Bao trùm – Toàn diện – Bền vững”.

7. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phát triển bất động sản phải lùi xa khu trung tâm thành phố Đà Lạt

Chiều ngày 20/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo của một số bộ, ban, ngành đã có buổi làm việc cùng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, cùng nhiệm vụ, giải pháp năm 2023. Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Lâm Đồng có nhiều di sản văn hóa cần phải hết sức coi trọng như mộc bản triều Nguyễn, cồng chiêng, Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang,… Thủ tướng cũng vô cùng ấn tượng với cảnh quan khí hậu và môi trường xanh, sạch đẹp của thành phố Festival Hoa.

Với tiềm năng khác biệt và những lợi thế có sẵn, Lâm Đồng có lợi thế cạnh tranh hơn so với các tỉnh Tây Nguyên. Vì vậy, chúng phải là động lực phát triển của vùng này. Theo đó, Lâm Đồng phải tập trung phát triển du lịch, văn hóa, dịch vụ và trở thành cực tăng trưởng chứ không thể phát triển sau những tỉnh khác của Tây Nguyên.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phát triển bất động sản phải lùi xa khu trung tâm thành phố Đà Lạt
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phát triển bất động sản phải lùi xa khu trung tâm thành phố Đà Lạt

Lâm Đồng phải đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch và nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao để cả nước học tập. Trong tương lai, Lâm Đồng cần phát triển công nghiệp giải trí và công nghiệp sản xuất hoa,…

Trong buổi làm việc, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng báo cáo, dự kiến năm 2022, tỉnh sẽ đạt toàn bộ 18/18 chỉ tiêu kinh tế – xã hội và vượt so với kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước tăng 11,84% và thu nhập bình quân đầu người là hơn 75 triệu đồng. Thu ngân sách đạt 13.000 tỷ đồng và khách du lịch tới Lâm Đồng tăng 340%, đạt mức 7 triệu lượt.

8. Đồng Nai lo chậm trễ tiến độ 2 dự án trọng điểm qua địa bàn

Trong cuộc họp ngày 21/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã nêu nguyên nhân chậm trễ dự án đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh và dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Cụ thể, với dự án đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn vì chưa thống nhất phương án xây dựng bốn nút giao trên tuyến. 

Đồng Nai lo chậm trễ tiến độ 2 dự án trọng điểm qua địa bàn
Đồng Nai lo chậm trễ tiến độ 2 dự án trọng điểm qua địa bàn

Còn dự án thành phần 1, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư, theo Nghị quyết, địa phương phải hoàn thành những thủ tục cần thiết để phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trướng ngày 20/11/2022. Tuy nhiên, một số vấn đề về hình thức đầu tư những nút giao giữa đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tuyến đường hiện hữu của địa phương chưa thống nhất được phương án. Đồng thời, việc quy hoạch các mỏ vật liệu và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thành để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án. So với kế hoạch đã đề ra, tiến độ của cả 2 dự án này hiện đang chậm khoảng 1 tháng.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon