Top 8 xu hướng bất động sản nổi bật năm 2023
 

Top 8 xu hướng bất động sản nổi bật năm 2023

02/03/2023

Sau những biến động mạnh, thị trường bất động sản đang được điều chỉnh và hình thành những xu hướng nổi bật, hứa hẹn sẽ dẫn dắt dòng tiền đầu tư trong khoảng thời gian tới. Trong bài viết bên dưới, Rich Nguyen Academy sẽ dự báo những xu hướng bất động sản chính của thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023.

1. Dòng vốn ngoại nổi sóng là xu hướng bất động sản nổi bật năm 2023

Việt Nam là điểm sáng hiếm hoi trong việc thu hút dòng vốn bất động sản ngoại khi những chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng cởi mở hơn. Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc đã khởi công khu phức hợp trị giá gần 1 tỷ USD ở Khu đô thị Thủ Thiêm, đánh dấu cột mốc quan trọng trong kế hoạch rút lui hoàn toàn khỏi thị trường bất động sản Trung Quốc để dồn sức vào những thị trường giàu tiềm năng khác. Việt Nam được coi là điểm đến quan trọng của xu hướng dịch chuyển này.

CapitaLand (Singapore) đã mua lại quỹ đất tiềm năng để xây dựng khu phức hợp ở thành phố Thủ Đức với quy mô khoảng 8ha, dự kiến cung cấp khoảng 1.100 căn hộ và shophouse cao cấp. Trước đó, nhà phát triển bất động sản Gamuda Land (Malaysia) đã khẳng định tham vọng lâu dài ở thị trường Việt Nam qua thương vụ nhận chuyển nhượng 1 dự án ở Bình Dương.

Dòng vốn ngoại nổi sóng là xu hướng bất động sản nổi bật năm 2023
Dòng vốn ngoại nổi sóng là xu hướng bất động sản nổi bật năm 2023

2. Bất động sản công nghiệp được hưởng lợi

Đại dịch Covid-19, chiến tranh giữa Nga – Ukraine đã làm đứt chuỗi cung ứng toàn cầu và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các tập đoàn phải đa dạng hóa các vị trí đặt cơ sở sản xuất, đồng thời hạn chế phụ thuộc vào 1 quốc gia. Với tình hình xã hội, chính trị ổn định và vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam nổi lên như một ngôi sao sáng, đồng thời được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển này.

Việc tham gia nhiều Hiệp định Thương mại Tự do và đẩy mạnh xuất khẩu giúp tăng cường vị thế cho Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn với các nhà sản xuất, là 1 phần trong chuỗi cung ứng. Nhờ vậy, nhu cầu với bất động sản công nghiệp sẽ gia tăng.

Tính tới nay, tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trên cả nước có gần 11.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư lên tới 230 tỷ USD… “Dọn tổ đón đại bàng” tiếp tục là điểm nóng của thị trường bất động sản trong thời gian qua và xu thế này vẫn tiếp diễn trong năm 2023 cùng những năm tiếp theo, điển hình là câu chuyện của Tập đoàn Foxconn. 

Mới đây, nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới này đã công bố đầu tư khoảng 300 triệu USD vào Việt Nam. Nhà máy mới của tập đoàn công nghệ Foxconn dự kiến xây dựng trên khu đất rộng 50,5ha ở Khu Công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang, tạo ra khoảng 30.000 việc làm. Ở Bình Dương, tập đoàn Lego (Đan Mạch) công bố dự án 1 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành trọng điểm sản xuất trên thế giới.

Làn sóng đổ bộ của dòng vốn ngoại, nhu cầu thương mại điện tử và những hiệp định thương mại tự do đang tạo động lực để bất động sản công nghiệp phát triển bùng nổ trong khoảng thời gian tới. Kết quả là nhiều doanh nghiệp bất động sản trong và ngoài nước đã, đang lập kế hoạch tham gia vào thị trường bđs công nghiệp thông qua các dự án quy mô. Theo báo cáo của World Bank: “Đây là kết quả của việc Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và chặn đà suy giảm kinh tế. Bên cạnh đó, với những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn được đánh giá cao”.

Theo đánh giá của ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, Việt Nam là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong sản xuất và hậu cần. Nhiều khu công nghiệp đã chứng kiến tỷ lệ lấp đầy gần 100%. Trong thời gian qua, dòng vốn ngoại chảy vào bất động sản công nghiệp của Việt Nam vẫn rất dồi dào. Do đó, nhiều nhà đầu tư đang nắm bắt cơ hội để đưa ra sản phẩm phù hợp với thị trường. Nhờ vậy, việc thiếu hụt nguồn cung bất động sản sẽ sớm được giải quyết trong những tháng tới.

3. Nhà ở xã hội được dự đoán là xu hướng bất động sản 2023

Thu hẹp mức độ lệch pha về cung – cầu sẽ giúp giấc mơ sở hữu nhà ở của đại đa số người dân Việt Nam trở nên khả thi hơn. Hiện nay, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đang ấp ủ đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”.

Một số nhà phát triển bất động sản đã tiên phong tham gia vào sân chơi này. Tính đến nay, Bộ Xây dựng cho biết, trên cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội ở khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân có quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn với tổng diện tích hơn 7,79 triệu m2. 401 dự án vẫn đang tiếp tục được triển khai với quy mô xây dựng đạt khoảng 455.000 căn, tổng diện tích xấp xỉ là 22,718 triệu m2. Động lực chính khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản quay trở lại phân khúc nhà ở xã hội tới từ Nghị định số 49/2001/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó bổ sung thêm một số chính sách ưu đãi chưa từng có cho các nhà phát triển tham gia.

Nhà ở xã hội được dự đoán là xu hướng bất động sản 2023
Nhà ở xã hội được dự đoán là xu hướng bất động sản 2023

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận Nhà ở CBRE Việt Nam, việc tăng mạnh nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội trong những năm tới sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở cho đại đa số người dân có thu nhập thấp ở đô thị và công nhân khu công nghiệp. Đây là tín hiệu tốt về nguồn cung thị trường, nhắm đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu ở thật. Việc tăng thêm hàng triệu căn nhà ở xã hội sẽ giải quyết được bài toán thị trường nhà ở hiện nay, vốn đang “thừa khúc trên và thiếu khúc dưới”.

4. Giá nhà tăng chậm lại, thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới ghi nhận giá nhà ở tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh đã tăng thêm từ 30 – 60% trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ tương đối thấp, ngoại trừ một số ít phân khúc.

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định rằng, giá nhà bình dân (khoảng 2 tỷ đồng trở lại) ở thành phố Hồ Chí Minh cao gấp khoảng 20 lần thu nhập trung bình của xã hội, trong khi giá nhà ở tại các nước công nghiệp phát triển chỉ cao hơn 6 – 7 lần mức thu nhập. Điều này rõ ràng là sẽ gây ra rủi ro lớn nếu không có biện pháp hạ nhiệt.

Trong thời gian tới, thị trường bất động sản có thể gặp nhiều khó khăn khi Chính phủ có chủ trương thắt chặt dòng vốn thông qua siết chặt lại kênh tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Những phân khúc bất động sản có tính đầu cơ cao, dự kiến người sở hữu nhiều nhà đất sẽ chịu nhiều biện pháp kiểm soát hơn như bị áp thuế tài sản. Các chủ đầu tư nhỏ lẻ và có số vốn mỏng sẽ bị thanh lọc bớt, nhường sân chơi cho những thương hiệu uy tín, tiềm lực tài chính tốt hơn.

Nhìn chung, việc hạ nhiệt sẽ giúp thị trường tài chính và bất động sản bớt rủi ro hơn. Trong thời gian tới, nếu những biện pháp kiểm soát được thực thi, giá nhà ở có thể sẽ khó tăng hàng chục phần trăm/ năm như quá khứ nhưng triển vọng nhận được tỷ suất lợi nhuận khoảng 15 – 20%/ năm vẫn có thể đạt được. Đây là mức khá hấp dẫn so với những kênh đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng, ngoại tệ.

5. Làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào khu đô thị vệ tinh

Xu hướng hình thành các khu đô thị vệ tinh quanh thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp diễn trong năm 2023 và những năm tiếp theo, khi quỹ đất ở khu trung tâm ngày càng khan hiếm, đắt đỏ trước sức ép dân số gia tăng. Trước tình hình này, nhiều dự án bất động sản có xu hướng dịch chuyển ra vùng ven. 

Đồ án Quy hoạch lớn cho năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 của Hà Nội đã nhấn mạnh tới sự phát triển về mặt không gian xoay quanh các cụm đô thị. Mô hình này gồm phần lõi đô thị bên cạnh các khu đô thị vệ tinh vừa và nhỏ, được gắn kết nhờ hệ thống đường quốc lộ, vành đai, liên tỉnh, đường sắt dày đặc.

Bộ Xây dựng đang đẩy mạnh việc phát triển đô thị thông minh tại các địa phương và xem đô thị thông minh như phương thức phát triển, vận hành đô thị hiệu quả, hiện đại, không phải tập hợp rời rạc ứng dụng công nghệ thông tin. Những vấn đề trong khu đô thị có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không thể giải quyết riêng rẽ các vấn đề giáo dục, giao thông, môi trường, y tế,…

6. Phân khúc bất động sản hàng hiệu sôi động

Động lực cho phân khúc bất động sản hàng hiệu là nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, kéo theo số người giàu và siêu giàu gia tăng. Dự kiến tới năm 2025, khi số người siêu giàu tại Việt Nam đạt đến 25.800 người. Theo báo cáo của Knight Frank, số lượng người có tổng tài sản trên 30 triệu USD (hơn 700 tỷ đồng) sẽ vượt mốc 1.500 người vào năm 2026.

Hiện nay, các dự án bất động sản hàng hiệu xuất hiện ngày càng nhiều như Thảo Điền Green của chủ đầu tư SIC, Dolce Penisola Quảng Bình của chủ đầu tư Onsen Fuji và hàng loạt dự án mang thương hiệu các khách sạn danh tiếng được phát triển ở các khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển Việt Nam. Các thành phố ven biển là điểm đến lý tưởng của nhiều nhà phát triển quốc tế uy tín, điển hình như Đà Nẵng với dự án bất động sản hàng hiệu Fusion Resort & Villas hay Le Méridien. Không chỉ tập trung vào thành phố lớn và địa điểm nghỉ dưỡng, nhiều doanh nghiệp đã phát triển dự án ở các khu vực vệ tinh, như Ba Vì với khu nghỉ dưỡng nghỉ dưỡng 5 sao do tập đoàn khách sạn Meliá quản lý.

Phân khúc bất động sản hàng hiệu sôi động
Phân khúc bất động sản hàng hiệu sôi động

Lãi suất hấp dẫn là yếu tố thu hút dòng vốn đầu tư vào phân khúc bất động sản hàng hiệu. Theo báo cáo, mục đích của 65% người mua bất động sản hàng hiệu là để đầu tư dài hạn. So với các quốc gia trong khu vực, giá bán của bất động sản hàng hiệu ở Việt Nam còn khá rẻ.

7. Nhà thông minh và thành phố thông minh phát triển

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu sở hữu nhà thông minh trên thế giới, khi công nghệ đang được tận dụng tối ưu để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho gia chủ. Xu hướng sử dụng nhà thông minh cũng đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp bất động sản đang đẩy mạnh loại hình này để “lấy lòng” những vị khách yêu công nghệ và khó tính nhất.

Có thể thấy rằng, quá trình đô thị hóa ở Châu Á đang diễn ra mạnh mẽ với mật độ ước tính tăng từ 60% ở hiện tại lên 75% vào năm 2030. Song song với đó, Châu Á dự kiến sẽ tiếp nhận thêm khoảng 220 triệu cư dân tới sinh sống ở các thành phố mới. Để tổ chức quản lý hiệu quả và giải quyết việc làm, cũng như đáp ứng nhu cầu của đông đảo mọi người, những thành phố mới này dự kiến sẽ phát triển thành những cụm trung tâm khổng lồ, được bao quanh bởi các thành phố vệ tinh lớn, được tích hợp công nghệ để đạt hiệu quả vận hành tối ưu, an toàn nhất. 

Từ lâu Việt Nam cũng đã nuôi dưỡng giấc mơ về thành phố thông minh. Năm 2017, VNPT đã trình diễn và đề xuất mô hình VNPT Smart City ở Phú Quốc để biến nơi đây thành thành phố thông minh đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay, có khoảng 30 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã hợp tác với VNPT để triển khai đô thị thông minh như ứng dụng công nghệ tiên tiến và thực thi chính quyền điện tử vào các lĩnh vực.

8. Đô thị sinh thái lên ngôi

Cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu khiến nhu cầu sống khỏe và gần gũi với thiên nhiên trở thành vấn đề cấp bách hơn lúc nào hết. Cũng như những doanh nghiệp bất động sản trên thế giới, nhiều doanh nghiệp bđs trong nước đã bắt đầu chú trọng hơn tới yếu tố sinh thái trong các dự án đang được triển khai. Từ khi khái niệm bền vững được ra đời, bất động sản chuyển hướng và chú ý đến yếu tố môi trường trong lành như ánh sáng tự nhiên, cây xanh, cách sử dụng nước hoặc nguồn cấp năng lượng,…

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, những sản phẩm trong các khu đô thị sinh thái thông minh có thanh khoản cao gấp 2 lần so với những dự án thông thường. Không chỉ vậy, những dự án có quy hoạch bài bản và tạo thành khu đô thị đầy sức sống, có sức cạnh tranh cao với giá bán cao vượt trội.

Theo báo cáo của JLL, giá thuê các tòa nhà đạt xếp hạng ESG tăng đến 33% so với những tòa nhà không có chứng nhận xanh. Cũng theo JLL, các cá nhân, nhà đầu tư và tổ chức ngày càng ý thức hơn về tác động xã hội, môi trường từ quyết định đầu tư của mình.

Với những thông tin trên đây, Rich Nguyen Academy tin rằng các bạn đã hiểu rõ về xu hướng bất động sản nổi bật năm 2023. Nếu muốn tìm hiểu thêm kiến thức đầu tư bất động sản cùng diễn giả Rich Nguyen, mọi người hãy truy cập vào link https://bdsthucchien.richnguyen.vn/. Hoặc liên hệ theo số hotline 1900 9999 79 để biết thêm thông tin chi tiết!

ĐỪNG BỎ LỠ

CÔNG TY CỔ PHẦN

RICH NGUYEN ACADEMY

MST: 5701988820
Địa chỉ: Phòng 4011, Tòa C5 D'Capitale, Số 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900.99.99.79
Email: info@richnguyen.vn

Theo dõi RichNguyen:

LIÊN HỆ

Rich Nguyen và đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.

Copyright © Rich Nguyen 2021

1900999979
icons8-exercise-96 chat-active-icon